Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt
ID014803 - Tự Điển : Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt
dictionary : Cao Đài Tự Điển - Van C
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt

乾無得看, 坤無得閱

Càn: Trời. Khôn: đất. Vô: không. Ðắc: được. Khán: xem thấy. Duyệt: xem xét.

Càn vô đắc khán là không thể thấy hết được Trời.

Khôn vô đắc duyệt là không xem xét hết được mặt đất.

Ðây là nói về thời Thượng cổ và Trung cổ, nhơn loại chưa văn minh tiến bộ như ngày nay, việc đi lại, việc thông tin liên lạc rất hạn chế, nên mỗi địa phương chỉ biết vùng đất quanh mình mà thôi. Do đó, người Tàu cho rằng: Thiên viên địa phương (Trời tròn đất vuông), mà nước Tàu ở chính giữa gọi là Trung quốc. Vì những lý do đó, vào thời Thượng cổ và Trung cổ, Ðức Chí Tôn cho mở nhiều mối Ðạo để cứu độ nhơn sanh trong mỗi vùng đất, như ở nước Trung hoa, Ðức Lão Tử mở Tiên giáo ở phía Nam, Ðức Khổng Tử mở Nho giáo ở phía Bắc vì nước nầy đông người; ở nước Ấn Ðộ thì mở Ðạo Bà La Môn, sau đó Ðức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở phía Bắc; ở Do Thái, Ðức Chúa Jésus mở Ðạo Thiên Chúa; v.v...

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.