Thượng căn - Trung căn - Hạ căn
ID020577 - Tự Điển : Thượng căn - Trung căn - Hạ căn
dictionary : Cao Đài Tự Điển - Vần TH
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

Thượng căn - Trung căn - Hạ căn

上根 - 中根 - 下根

Thượng: Trên, bực trên, dâng lên, quí, xưa. Căn: gốc rễ. Trung: giữa. Hạ: dưới, thấp.

Căn chỉ giác quan của con người. Con người có Lục căn: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý. Nhờ có Lục căn mà có được Lục thức, sáu sự hiểu biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức,.... Lục thức bị Lục trần khêu gợi nên sanh ra Lục dục: Nhãn dục, Nhĩ dục, Tỹ dục, Thiệt dục, v.v....

Thượng căn: căn trên, tức là giác quan ở bực trên nên mau hiểu biết, dễ tiếp thu Đạo lý, không chướng ngại.

Trung căn: căn trí bực trung bình, tức là giác quan thuộc loại trung bình, nên chậm hiểu biết Đạo lý, nhưng nếu được dạy dỗ và rèn luyện thì cũng tiếp thu được Đạo lý.

Hạ căn: căn trí bực thấp, trí não mờ tối, khó tiếp thu Đạo lý, dù có được dạy dỗ thì cũng không tiếp thu Đạo lý được bao nhiêu.

Đó là 3 hạng người của nhơn loại được chia ra tùy theo trình độ căn trí cao thấp.