Cao Đài Tự Điển - Vần L
ID016690 - dictionary : Cao Đài Tự Điển - Vần L 🖶 Print this dictionary
Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

  • La võng

    La võng

    羅網

    A: The trapping net.

    P: Le fillet pour la chasse.

    La: cái lưới để bắt chim. Võng: cái lưới để đánh cá.

    La võng là chỉ chung các loại lưới để đánh bắt thú vật.

    Thiên la Địa võng: Giăng lưới trên Trời, giăng lưới dưới đất, không thể bay lên Trời hay chun xuống đất mà trốn thoát.

    Kệ U Minh Chung: Phi cầm tẩu thú la võng bất phùng.

  • LẠC

    LẠC

    1. LẠC: 樂 Vui.

    Thí dụ: Lạc đạo, Lạc hứng.

    2. LẠC: Rơi rụng.

    Thí dụ: Lạc hậu, Lạc hoa.

    3. LẠC: 貉 Lạc Long Quân, Lạc Hồng.

    4. LẠC: 洛 Sông Lạc bên Tàu.

    Thí dụ: Lạc thư.

  • Lạc cực bi sanh

    Lạc cực bi sanh

    樂極悲生

    Lạc: Vui. Cực: rất, quá. Sanh: tạo ra. Bi: buồn.

    Lạc cực bi sanh là quá vui thì sanh ra buồn.

    Bởi vì khi quá vui thì không kềm chế được mình nên thường sanh ra lầm lỗi.

  • Lạc dĩ vong ưu

    Lạc dĩ vong ưu

    樂以忘憂

    Lạc: Vui. Dĩ: cho đến. Vong: quên. Ưu: lo âu.

    Lạc dĩ vong ưu là vui sướng cho đến quên lo âu.

    Diệp Công hỏi Tử Lộ về con người của Đức Khổng Tử.

    Tử Lộ làm thinh. Tử Lộ về thuật lại, thì Đức Khổng Tử nói: Sao trò không đáp thế nầy: Kỳ vi nhơn giả, phát phẫn vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tướng chí. Nghĩa là: Ông ta là người, suy nghĩ chưa ra thì bực tức quên ăn, nghĩ ra được thì vui sướng quên lo âu, không biết cái già đang tới.

  • Lạc đạo vong bần

    Lạc đạo vong bần

    樂道忘貧

    Lạc: Vui. Đạo: Đạo lý. Vong: quên. Bần: nghèo.

    Lạc Đạo vong bần là vui say mùi Đạo mà quên sự nghèo.

  • Lạc hậu

    Lạc hậu

    落後

    A: To be behind.

    P: Être en arrière.

    Lạc: Rơi rụng. Hậu: sau.

    Lạc hậu là rớt lại phía sau, ý nói: chậm tiến hóa, kém văn minh.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Chúng sanh chỉ là anh em còn lạc hậu đó vậy.

  • Lạc Hồng

    Lạc Hồng

    貉鴻

    Lạc: Lạc Long Quân, Lạc Hồng. Hồng: họ Hồng Bàng.

    Lạc Hồng là Lạc Long Quân họ Hồng Bàng.

    Họ Hồng Bàng khởi đầu từ vua Kinh Dương Vương.

    Con của Kinh Dương Vương là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng hiệu là Lạc Long Quân.

    Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ sanh ra 100 người con.

    Bà Âu Cơ đem 50 đứa con lên núi, Lạc Long Quân đem 50 đứa con đi xuống miền Nam Hải.

    Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, truyền được 18 đời, đến đời vua Hùng Vương thứ 18 thì bị nhà Thục lấy mất nước.

    Vậy Họ Hồng Bàng có 20 đời vua: đầu tiên là Kinh Dương Vương, kế là Lạc Long Quân, và nối tiếp là 18 đời Hùng Vương, kể từ năm 2879 trước Tân Luật đến năm 258 trước Tân Luật, tổng cộng được 2622 năm.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Chiu chít đừng quên giống Lạc Hồng.

  • Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ

    Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ

    樂興叩恭皆勉禮

    Lạc: Vui. Hứng: phấn chấn trong lòng. Khấu: cúi đầu. Cung: cung kính. Giai: đều. Miễn: cố gắng. Lễ: lạy.

    Đây là một câu trong bài Thài Dâng Rượu, có nghĩa là: Chúng con vui mừng và cảm thấy phấn chấn trong lòng, cúi đầu cung kính, đều cố gắng làm lễ.

  • Lạc quốc

    Lạc quốc

    樂國

    A: The paradise.

    P: Le paradis.

    Lạc: Vui. Quốc: nước, cõi.

    Lạc quốc, tức là Cực Lạc quốc, là cõi Cực Lạc Thế Giới, cũng gọi là Thiên đường, Thiên đàng, là cõi hoàn toàn an vui và hạnh phúc.

    Người tu Phật giáo theo Tịnh Độ Tông thì được vãng sanh về cõi Cực Lạc Thế Giới, do Đức Phật A-Di-Đà làm Giáo chủ.

  • Lạc quyên

    Lạc quyên

    樂捐

    A: The voluntary cotisation.

    P: La cotisation volontaire.

    Lạc: Vui. Quyên: vận động nhiều người đóng góp tiền bạc hay của cải để làm việc từ thiện.

    Lạc quyên là tổ chức vận động để mọi người vui vẻ đóng góp tiền bạc hay của cải, tùy khả năng, để dùng vào việc từ thiện hay công ích.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Ty Giáo Huấn nên lập một cuốn sổ lạc quyên dưới quyền Thượng Chánh Phối Sư để nhờ nơi lòng từ thiện của nhơn sanh trợ giúp cho các trẻ em mồ côi ăn học.

  • Lạc thành

    Lạc thành

    落成

    A: Inauguration.

    P: Inauguration.

    Lạc: mới, làm cái mới. Thành: thành công, kết quả.

    Lạc thành là nói về việc kiến trúc đền đài, dinh thự đã làm xong, rồi mở tiệc ăn mừng.

    Lễ Lạc Thành, đồng nghĩa Lễ Khánh Thành.

  • Lạc thư

    Lạc thư

    洛書

    A: The book of the Lạc river.

    P: Le livre du fleuve Lạc.

    Lạc: Sông Lạc bên Tàu. Thư: sách.

    Lạc thư hay Lạc thơ là cuốn sách ghi lại những dấu đốm trên lưng con linh qui nổi lên ở sông Lạc do vua Hạ Võ phát hiện khi trị thủy tại sông nầy. (Xem chi tiết: Bát Quái, vần B)

  • LAI

    LAI

    LAI: 來 Tới, đến.

    Thí dụ: Lai nhựt, Lai sinh.

  • Lai nhựt - Lai niên

    Lai nhựt - Lai niên

    來日 - 來年

    A: To morrow - Next year.

    P: Demain - Année prochaine.

    Lai: Tới, đến. Nhựt: ngày. Niên: năm.

    Lai nhựt là ngày mai. Lai niên là năm tới.

  • Lai sinh

    Lai sinh

    來生

    A: Future life.

    P: La vie future.

    Lai: Tới, đến. Sinh: kiếp sống.

    Lai sinh là kiếp sau.

  • Lại viện

    Lại viện

    吏院

    A: The Institute of Interior.

    P: Institut de l"Intérieur.

    Lại: quan lại, làm việc quan. Viện: tòa sở lớn.

    Lại viện là một trong Cửu viện Cửu Trùng Đài, có nhiệm vụ đề nghị thuyên bổ Chức sắc đi hành đạo ở các địa phương, lưu trữ và ban hành các luật lịnh của Hội Thánh, quản lý hồ sơ hành chánh của Chức sắc, tiếp nhận các văn thư của các Chức sắc ở các địa phương gởi về.

    Đứng đầu Lại viện Cửu Trùng Đài nam phái là một vị Thượng Thống, phẩm Phối Sư phái Ngọc, có các vị Phụ Thống, Quản Văn phòng, các ban chuyên môn và thư ký giúp việc.

    Lại viện chịu dưới hệ thống trực tiếp của Ngọc Chánh Phối Sư.

    Cửu Trùng Đài nữ phái cũng có tổ chức Lại viện nữ phái, dưới quyền của Nữ Chánh Phối Sư, chỉ điều hành nữ phái mà thôi.

    Cơ Quan Phước Thiện cũng có tổ chức Cửu Viện Phước Thiện nam nữ, và chỉ điều hành bên Phước Thiện mà thôi.

  • LẠM

    LẠM

    LẠM: 濫 Lấn vào, làm quá giới hạn.

    Thí dụ: Lạm dự, Lạm quyền.

  • Lạm dự

    Lạm dự

    濫預

    A: To abuse.

    P: Abuser.

    Lạm: Lấn vào, làm quá giới hạn. Dự: tham dự vào.

    Lạm dự là không đủ tư cách mà lại tham dự vào.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Vì phần nhiều người lạm dự vào bậc Thiên phong, lấy tà tâm bẻ bai biếm nhẻ, chớ chẳng chịu truyền bá....

  • Lạm quyền

    Lạm quyền

    濫權

    A: To abuse one"s power.

    P: Abuser de son pouvoir.

    Lạm: Lấn vào, làm quá giới hạn. Quyền: quyền hành.

    Lạm quyền là dùng quyền hành một cách quá đáng, vượt ra ngoài giới hạn.

  • LAN

    LAN

    LAN: 蘭 Hoa lan, loại hoa quí, đẹp và có mùi rất thơm.

  • Lan tàn ngọc chiết

    Lan tàn ngọc chiết

    蘭殘玉折

    Lan: Hoa lan, loại hoa quí, đẹp và có mùi rất thơm. Tàn: héo rụng. Ngọc: viên ngọc. Chiết: gãy.

    Lan tàn ngọc chiết là hoa lan héo tàn, ngọc bị gãy.

    Ý nói: Người tài đức chết.

    Thành ngữ nầy thường dùng trong các bài ai điếu để tỏ lòng thương tiếc người tài hoa bạc mệnh.

  • Lan tư huệ chất

    Lan tư huệ chất

    蘭資蕙質

    Lan: Hoa lan, loại hoa quí, đẹp và có mùi rất thơm. Tư: cái bẩm sinh do Trời ban cho. Huệ: bông huệ màu trắng và có mùi thơm. Chất: tánh chất.

    Lan tư huệ chất là tư chất cao quí như hoa lan hoa huệ.

    Thành ngữ nầy thường dùng để chỉ người con gái nết na đoan chính, quí phái, cao thượng.

  • Lang độc

    Lang độc

    狼毒

    A: Cruel like a wolf.

    P: Méchant comme le loup.

    Lang: con chó sói. Độc: hung dữ, ác độc.

    Lang độc là độc ác như chó sói.

    Kinh Sám Hối: Lòng lang độc vui cười hớn hở,

  • Lang sa

    Lang sa

    A: The French.

    P: Le Francais.

    Lang-sa: tiếng phiên âm từ tiếng Pháp: Français, có nghĩa là: người Pháp, nước Pháp.

    Thước Lang-sa là thước tây, dài đúng 1 mét, để phân biệt với: thước ta, thước tàu, có bề dài ngắn hơn.

    Hiện nay, thước ta và thước tàu đều không dùng nữa, chỉ dùng thước tây dài 1 mét, và đó cũng là thước quốc tế.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lão lại dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang-sa, nghe à!

  • LÃNG

    LÃNG

    LÃNG: 浪 Buông thả, phóng túng.

    Thí dụ: Lãng phí, Lãng tử.

  • Lãng phí

    Lãng phí

    浪費

    A: To dissipate.

    P: Dissiper.

    Lãng: Buông thả, phóng túng. Phí: tiêu dùng, xài phí.

    Lãng phí là tiêu xài một cách quá mức về những việc không cần thiết.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Như sự lãng phí se sua ở đời nầy, Thầy cũng cho là một việc tổn đức vậy.

  • Lãng tử

    Lãng tử

    浪子

    A: Vagabond.

    P: Vagabond.

    Lãng: Buông thả, phóng túng. Tử: người.

    Lãng tử là người sống lang bạt, rày đây mai đó, không ở chỗ nào nhứt định.

    Lãng tử đồng nghĩa: Lãng nhân, Lãng sĩ.

    Kệ U Minh Chung: Lãng tử, cô nhi tảo hồi hương lý.

  • LÃNH

    LÃNH

    LÃNiệm Hương: 領 Nhận lấy, quản lý, hiểu rõ, cổ áo.

    Thí dụ: Lãnh hội, Lãnh mệnh, Lãnh tụ.

  • Lãnh hội

    Lãnh hội

    領會

    A: To understand.

    P: Comprendre.

    Lãnh: Nhận lấy, quản lý, hiểu rõ, cổ áo. Hội: hiểu biết.

    Lãnh hội là hiểu biết rõ.

  • Lãnh mệnh

    Lãnh mệnh

    領命

    A: To receive an order.

    P: Recevoir un ordre.

    Lãnh: Nhận lấy, quản lý, hiểu rõ, cổ áo. Mệnh: Mạng: lịnh của cấp trên.

    Lãnh mệnh hay Lãnh mạng là nhận lãnh mệnh lệnh của cấp trên truyền xuống.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lão mang nặng tình nghĩa cùng một bạn thiêng liêng vì đời lãnh mạng, tạo Đạo cứu chúng sanh.

  • Lãnh tụ

    Lãnh tụ

    領袖

    A: Leader.

    P: Leader.

    Lãnh: Nhận lấy, quản lý, hiểu rõ, cổ áo. Tụ: cái tay áo.

    Lãnh tụ, nghĩa đen là cổ áo và tay áo, ý nói người cầm đầu hướng dẫn quần chúng.

  • LAO

    LAO

    1. LAO: 勞 Cực khổ, khó nhọc.

    Thí dụ: Lao công, Lao tâm.

    2. LAO: 牢 Nhà tù.

    Thí dụ: Lao lung, Lao lý.

  • Lao công hạn mã

    Lao công hạn mã

    勞工汗馬

    A: The merit at the battlefield.

    P: Le mérite au champ de bataille.

    Lao: Cực khổ, khó nhọc. Công: công khó nhọc. Hạn: còn đọc là Hãn: mồ hôi. Mã: ngựa. Hạn mã: ngựa đổ mồ hôi, ý nói đánh giặc nơi chiến trường.

    Lao công hạn mã là công lao đánh giặc nơi chiến trường.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: (Hớn Bái Công) Nào tật đố hiền tài, hữu thỉ vô chung, nghe lời sàm tấu, giết người lao công hạn mã.

  • Lao lung

    Lao lung

    牢籠

    A: The prison.

    P: La prison.

    Lao: Nhà tù. Lung: cái chuồng để nhốt gà.

    Lao lung là nhà tù, bị giam vào nhà tù, mất tự do.

    Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà: Mặc phò lê thứ khỏi vòng lao lung.

    Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà: Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà.

  • Lao lý

    Lao lý

    牢悝

    A: To imprison.

    P: Emprisonner.

    Lao: Nhà tù. Lý: lo buồn.

    Lao lý là bị giam cầm và lo buồn.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Mấy lần lao lý, mấy lúc văng mày, nuôi nấng các con hầu lập nên nền Đạo.

  • Lao tâm tiêu tứ

    Lao tâm tiêu tứ

    勞心消思

    A: To tire oneself the heart and thought.

    P: Se fatiguer le coeur et la pensée.

    Lao: Cực khổ, khó nhọc. Tâm: lòng dạ. Tiêu: mòn dần. Tứ: ý nghĩ.

    Lao tâm tiêu tứ là lòng lo lắng vất vả, trí não hao mòn.

    Thành ngữ nầy đồng nghĩa: Lao tâm khổ trí.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy mừng cho các con đã chịu lao tâm tiêu tứ mà vun đắp nền Đạo.

  • LÃO

    LÃO

    LÃO: 老 Già, ông già.

    Thí dụ: Lão bạng, Lão Tô.

  • Lão bạng sinh châu

    Lão bạng sinh châu

    老蚌生珠

    Lão: Già, ông già. Bạng: con trai ở dưới biển. Châu: ngọc quí.

    Lão bạng sinh châu là con bạng già sinh ra ngọc quí.

    Ý nói: Người già mà còn sanh được con quí.

  • Lão Đam

    Lão Đam

    老耽

    A: Lao-Tze.

    P: Lao-Tseu.

    Lão: Già, ông già. Đam: vành tai lớn thòng xuống như tai Phật.

    Lão Đam là một biệt hiệu của Đức Lão Tử, vì tai của Ngài thòng xuống như tai Phật.

    Kinh Giải Oan: Lão Đam cũng biết, Thích Già cũng quen.

  • Lão giáo

    Lão giáo

    老敎

    A: Taoism.

    P: Taoisme.

    Lão: Già, ông già, chỉ Đức Lão Tử. Giáo: tôn giáo.

    Lão giáo là tôn giáo do Đức Lão Tử lập nên và Đức Lão Tử làm Giáo chủ.

    Lão giáo còn được gọi là: Tiên giáo. Giáo lý của Lão giáo được Đức Lão Tử viết ra trong quyển Đạo Đức Kinh.

  • Lão hủ

    Lão hủ

    老腐

    A: Corrupted old man.

    P: Vétuste.

    Lão: Già, ông già. Hủ: hư hoại.

    Lão hủ là ông già vô dụng.

    Đây là tiếng khiêm xưng của người già khi nói chuyện với khách.

  • Lão mã thức đồ

    Lão mã thức đồ

    老馬識途

    Lão: Già, ông già. Mã: ngựa. Thức: biết. Đồ: đường đi.

    Lão mã thức đồ là ngựa già thuộc đường.

    Ý nói: Người lão luyện trong nghề nghiệp.

  • Lão Quân

    Lão Quân

    老君

    A: Lao-Tze.

    P: Lao-Tseu.

    Lão: Già, ông già. Quân: người tài đức đáng kính.

    Lão Quân là Đức Lão Tử.

    Kinh Ðệ Tam cửu: Cung Như Ý Lão Quân tiếp khách.

  • Lão thành

    Lão thành

    老成

    A: The experienced man.

    P: L"homme expérimenté.

    Lão: Già, ông già. Thành: nên, trọn vẹn.

    Lão thành là người già từng trải có nhiều kinh nghiệm.

  • Lão Tô: Tô Đông Pha

    Lão Tô: Tô Đông Pha

    老蘇:蘇東坡

    Lão: Già, ông già. Tô: họ Tô.

    Lão Tô là ông già họ Tô. Đó là ông Tô Đông Pha, một Nho gia lỗi lạc vào thời nhà Tống bên Tàu.

    Ông là người nổi nhất trong số Bát Đại gia thời đó, vì văn thơ của ông rất hay, rất phong phú, khoáng đạt, còn tư tưởng và tánh tình thì cũng phức tạp nhất.

    Bát Đại gia là 8 văn hào lớn mà trong đó có ba người là thuộc gia đình họ Tô, gồm:

    Tô Tuân (1009-1066)

    Tô Thức (1037-1101) (Tô Đông Pha)

    Tô Triệt (1039-1112) (Tử Do).

    Tô Tuân là cha của Tô Thức và Tô Triệt.

    Số năm Đại gia còn lại là: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng.

    Tiểu sử của Tô Đông Pha:

    Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha, sanh ngày 19-12-Bính Tý (1037) tại huyện Mi Sơn, quận Mi Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Thuở nhỏ, hai anh em Tô Thức và Tô Triệt học rất thông minh, có tài ngang nhau, mỗi người một vẻ, anh Tô Thức thì vui vẻ khoáng đạt, em Tô Triệt thì nghiêm cẩn, ít nói.

    Khi hai anh em có đủ sức học để lên kinh đô dự thi Tiến Sĩ thì gia đình lo cưới vợ cho họ trước ở quê nhà, để khi thi đậu thì khỏi lo các nhà thế phiệt ở kinh đô kêu gả con bắt rể.

    Sau hai tháng vất vả đi qua miền núi non Tứ Xuyên đất Thục, đến tháng 5 năm 1056, ba cha con họ Tô mới tới kinh đô, ở trọ trong chùa Hưng Quốc.

    Kỳ thi Tiến Sĩ năm 1057, Âu Dương Tu làm Chánh Chủ khảo, hai anh em Tô Thức và Tô Triệt đều đậu cao. Năm đó, Tô Thức được 22 tuổi và Tô Triệt được 20 tuổi. Hai anh em được vua Tống Nhân Tôn khen ngợi: "Hôm nay, Trẫm đã tìm được hai vị Tể Tướng sau nầy cho con cháu của Trẫm."

    Vua Nhân Tôn băng, Anh Tôn lên nối ngôi, rất trọng văn tài của Tô Thức, muốn đặc cách thăng chức Hàn Lâm để thảo các tờ chiếu, dụ, nhưng Tể Tướng Hàn Kỳ ngăn cản, nói rằng, Tô Thức còn quá trẻ, chờ lúc tài năng già dặn rồi sẽ giao, nên bổ Tô Thức vào làm trong Sử Quán.

    Vợ của Tô Thức mất, sau đó Tô Tuân cũng đau bịnh và mất. Tô Thức (Đông Pha) và Tô Triệt (Tử Do) tạm xin nghỉ việc quan để đưa hai quan tài về quê là Mi Sơn an táng.

    Khi mãn tang, Tô Thức tục huyền với cô em họ của vợ là nàng Vương Nhuận Chi.

    Lúc đó, vua Tống Anh Tôn bổ Vương An Thạch làm Tể Tướng, chủ trương Tân Pháp, lập ra Tân Đảng, áp dụng chánh sách mới để làm quốc gia hưng thịnh. Tô Thức (Tô Đông Pha) và Tô Triệt (Tử Do) thì theo Cựu Đảng, đối lập với Tân Đảng.

    Giữa Tô Đông Pha và Vương An Thạch có một giai thoại lý thú sau đây:

    Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy 2 câu:

    Minh nguyệt sơn đầu khiếu,
    Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.

    Đông Pha chê là vô lý, bởi vì: trăng sáng mà sao lại hót ở đầu núi, còn con chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?

    Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ KHIẾU ra chữ CHIẾU, sửa chữ TÂM thành chữ ÂM, thành ra:

    Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
    Hoàng khuyển ngự hoa âm.

    Nghĩa là:

    Trăng sáng chiếu ở đầu núi,
    Chó vàng nằm dưới bóng hoa,

    Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một miền ở phía Nam nước Tàu, nơi đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh Nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ trực lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:

    Con chim Minh Nguyệt kêu ở đầu núi,
    Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa.

    Đông Pha hối hận là mình đã sửa bậy, và tự biết kiến thức của mình còn kém họ Vương rất nhiều.

    Trong triều đình lúc đó, phe Cựu Đảng có Tư Mã Quang cầm đầu, chống lại phe Tân Đảng của Vương An Thạch. Tô Đông Pha thường chỉ trích Tân pháp nên bị phe Tân Đảng đẩy ra khỏi kinh đô, đến xứ Hàng Châu.

    Hết hạn 3 năm ở Hàng Châu, Tô Đông Pha xin đổi lên tỉnh Sơn Đông để sống gần gũi với em là Tử Do (Tô Triệt).

    Sau đó, Tô Đông Pha lại xin đổi sang Từ Châu, ở phía đông kinh đô. Danh tiếng của Tô Đông Pha ở Từ châu mỗi ngày một nổi. Khi Âu Dương Tu mất, Tô Đông Pha được xem là sao Bắc đẩu trên văn đàn.

    Tô Đông Pha bị phe Tân Đảng ghen ghét, gièm siểm, trích ra vài câu thơ của Tô để kết tội khi quân. Vua Anh Tôn nghe theo, biếm Đông Pha làm một chức quan nhỏ ở Hoàng Châu, không được hưởng bổng lộc. Quan địa phương cấp cho ông một khu đất hoang ở dốc phía đông của thị trấn, gọi là Đông Pha, cách thị trấn chừng hai dặm. Tô cất nhà ở nơi sườn dốc, nên mới lấy hiệu là Đông Pha, rồi phải tự lo làm ruộng nuôi sống gia đình.

    Tháng 3 năm 1084, Tô Đông Pha được vua cho phép về ở nơi Nhữ Châu, gần kinh đô.

    Lúc đó, nhà vua nhận thấy Tân Pháp không đem lại khả quan cho đất nước, nên nhà vua trở lại dùng Cựu Đảng, đưa Tư Mã Quang lên làm Tể Tướng.

    Vua Thần Tôn băng, Triết Tôn lên nối ngôi mới có 9 tuổi, nên Thái Hậu phải ra nhiếp chánh, gọi Tô Đông Pha về triều, phong chức Hàn Lâm Đại Học Sĩ, năm sau lãnh chức Thị Độc, giảng sách cho vua Triết Tôn nghe.

    Tháng 3 năm 1089, Đông Pha được phong chức Long Đồ Các Học Sĩ, làm Thái Thú Hàng Châu, cai trị 6 tỉnh miền đó.

    Cuối năm 1092, Tô Đông Pha được vời về kinh đô lãnh chức Binh Bộ Thượng Thư, rồi sau đó là Lễ Bộ Thượng Thư.

    Vua Triết Tôn lại bỏ Tư Mã Quang, dùng Chương Đôn làm Tể Tướng. Chương Đôn theo Tân Đảng, lại là tên gian thần, tìm cách tiêu diệt Cựu Đảng.

    Tô Đông Pha biết tai họa sắp rơi xuống mình nên xin đổi ra Định Châu, một nơi nghèo khổ ở phương Bắc, nhưng vẫn không tránh khỏi tai họa. Chương Đôn tâu vua Triết Tôn là Đông Pha khi xưa làm thơ có ý phỉ báng Tiên đế, Triết Tôn nghe theo và đày Tô Đông Pha xuống đảo Hải Nam. Năm đó, họ Tô được 57 tuổi. Còn Tử Do thì bị đày xuống Lôi Châu, một bán đảo đối diện với đảo Hải Nam.

    Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tôn băng, em là Huy Tôn lên nối ngôi. Thái Hậu, vợ của vua Thần Tôn, thính chánh.

    Bà ra lệnh ân xá hết các quan thuộc Cựu Đảng.

    Tô Đông Pha được trở về Nam Kinh, muốn mua nhà ở tại Thường Châu vì phong cảnh nơi đó thích hợp với ông, nhưng em ruột là Tử Do mời Ông đến ở chung tại Dĩnh Châu.

    Ngày 14-7 âm lịch, năm 1101, Tô Đông Pha bị bệnh và mất, hưởng thọ 64 tuổi.

    Về sau, vua Hiến Tông thời Nam Tống phong tặng cho Tô Đông Pha là Văn Trung Công.

    Sự nghiệp Văn chương:

    Tô Đông Pha sáng tác rất nhiều thơ văn: 4000 bài thơ, 300 bài từ, còn tản văn thì có nhiều bài hay.

    Tác phẩm của ông lưu lại có:

    • Đông Pha Văn Tập 60 quyển,

    • Đông Pha Thi Tập 25 quyển,

    • Đông Pha Từ 1 quyển,

    • Cửu Trì Bút Ký 2 quyển,

    • Đông Pha Chí Lâm 5 quyển.

    Ngoài ra, Tô Đông Pha nhớ lời dặn của cha là Tô Tuân lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch Truyện mà Tô Tuân đã viết còn dang dở, rồi ông viết thêm những cuốn như: Luận Ngữ Thuyết, Thư Truyện để truyền bá đạo Nho.

    Tô Đông Pha hoàn toàn theo học thuyết của Đức Khổng Tử, nhưng nghệ thuật của ông lại chịu ảnh hưởng của Lão Trang. Do đó, văn của ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu sự trói buộc nào cả.

    Tô Đông Pha chẳng những giỏi về thơ văn, từ, phú mà tài vẽ của ông cũng rất nổi tiếng, lại thông cả âm nhạc. Thật là một Thiên tài trác tuyệt.

    Tô Đông Pha cũng rất hâm mộ Đạo Phật và ông cũng tự xem mình như một Phât tử. Ông thường đàm luận thân mật với các thiền sư. Sách Thiền tông lục có chép một câu chuyện về tánh Ngã mạn của Tô Đông Pha:

    Đông Pha có một thiền sư thân tình là Phật Ấn, ông nầy rất lỗi lạc. Chùa của Phật Ấn ở bờ tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Đông Pha ở bờ phía đông. Một hôm, Đông Pha đi thuyền sang thăm Phật Ấn, nhưng không có thiền sư ở nhà. Đông Pha bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ có ý bông đùa: Tô Đông Pha là một Phật tử vĩ đại mà dù có 8 ngọn gió thổi cũng chẳng động được.

    Phật Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, sư mỉm cười và viết thêm: Nhảm nhí ! Những gì mà ông vừa viết chẳng hơn một phát rắm.

    Sư Phật Ấn sai đệ tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông Pha. Tô Đông Pha thấy thiền sư Phật Ấn lăng mạ mình thì nổi giận, tức tốc đi thuyền qua sông để hỏi Phật Ấn. Khi Đông Pha qua tới, thấy Phật Ấn liền la lên:

    - Ông có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Quen biết tôi lâu ngày mà chẳng lẽ ông mù quáng đến thế sao?

    Phật Ấn lặng lẽ quan sát họ Tô rồi mỉm cười nói:

    - Tô Đông Pha, một Phật Tữ vĩ đại mà 8 ngọn gió không lay động được, thế mà giờ đây chỉ một phát rắm cũng đủ thổi ông ta bay qua sông đến tận bờ bên nầy.

    Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì bất ngờ, đứng sửng khá lâu và tỉnh ngộ.

    Đó là thiền sư Phật Ấn dùng cái mưu chước ấy để thức tỉnh Tô Đông Pha về cái tánh Ngã mạn của mình, để họ Tô đến gần với giáo lý của Phật.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển::
    Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
    Giữa biển ai từng gặp Lão Tô.
  • Lão Trang

    Lão Trang

    老莊

    A: Lao-Tze and Tchuang-Tze.

    P: Lao-Tseu et Tchuang-Tseu.

    Lão: Lão Tử. Trang: Trang Tử, học trò của Lão Tử.

    Lão Trang là Đức Lão Tử và Trang Tử, hai nhân vật điển hình của Lão giáo.

    Cũng như khi nói tới Khổng giáo thì hai nhân vật điển hình là Khổng Tử và Mạnh Tử, nói tắt là Khổng Mạnh.

    Trang Tử viết quyển sách Nam Hoa Kinh để xiển dương giáo lý của Lão giáo làm cho Lão giáo thêm rực rỡ.

  • Lão Tử

    Lão Tử

    老子

    A: Lao-Tze.

    P: Lao-Tseu.

    Lão: Già, ông già. Tử: thầy.

    Đức Lão Tử là Giáo chủ của Lão giáo (Tiên giáo).

    Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần vào thời nhà Thương bên Tàu.

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa.

    Tiên Thiên Khí hóa,
    Thái Thượng Đạo Quân.
    (Kinh Tiên giáo)

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên.

    Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần rất nhiều lần, kể ra sau đây:

    Vào thời Thái cổ nước Tàu:

    · Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.

    · Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.

    · Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

    ■ Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu:

    · Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.

    · Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.

    · Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

    · Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.

    · Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.

    · Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.

    · Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.

    · Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.

    · Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.

    Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là Lão Tử. Việc giáng sanh của Ngài rất huyền diệu phi thường.

    Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây lịch), có một nàng con gái gọi là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con của một gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn, thấy trên cây lý có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong, cô cảm thấy mỏi mệt và có thai.

    Cha của Ngọc Nữ thấy sự lạ kỳ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của mình, nên mừng rỡ và nuôi con gái rất kỹ.

    Nàng Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy mãi cho đến già mà không đẻ. Đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức là đã mang thai ngót 72 năm, lúc đó đã qua 3 đời vua nhà Thương là: Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất, và bắt đầu đời vua Võ Đinh (1324 trước Tân Luật), Bà Ngọc Nữ thấy trăng tỏ, bèn đi dạo chơi nơi vườn. Khi đi ngang cội cây lý ngày xưa thì đứa con từ trong bụng theo nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà giựt mình kinh hãi, coi lại nách mình liền lại như thường. Đứa con nhảy ra, đã ở trong bụng mẹ 72 năm nên đầu tóc bạc trắng, mới gọi là Lão Tử (con già). Lúc đó là giờ Sửu ngày15 tháng 2 âm lịch năm Canh Thìn.

    Lão Tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài. Ngài xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Đương, lại mỗi bên tai có 3 lỗ nên còn gọi Ngài là Lý Nhĩ.

    Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có đường nhăn như 3 chữ Tam Thiên.

    Cội cây Lý, nơi giáng sanh của Đức Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy và tỉnh Hồ Nam.

    Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu:

    Nhị ngoạt thập ngũ,
    Phân tánh giáng sanh.

    Nghĩa là:

    Ngày 15 tháng 2,
    Chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần.

    Đức Lão Tử có giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thơ sau đây:

    LÝ đào mầm tược tượng long lân,
    LÃO luyện đơn thành nhị xác thân.
    TỬ phủ ngồi tu lo nấu thuốc,
    GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân.

    Khoán thủ 4 chữ: Lý Lão Tử giáng, và câu thơ chót có nghĩa là: Giáng sanh vào thời nhà Thương, đợi đến vua Võ Đinh mới chào đời.

    Hết thời nhà Thương, qua đến thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tân Luật), Lão Tử có ra làm quan Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó, hai thầy trò từ chức để đi dạo các nước Thiên Trúc và Tây phương. Đến đời vua Châu Khương Vương, nối tiếp vua Thành Vương, Lão Tử trở về, đặng 3 năm thì Ngài lại đi giáo đạo miền Tây vức. Ngài ngồi xe trắng trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doãn giữ ải tên là Hỷ (nên thường gọi là Doãn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lão Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Đức Lão Tử làm thầy, xin theo học đạo.

    Nguyên Ông quan Doãn Hỷ nầy là chơn linh của Nguơn Thủy Thiên Tôn giáng trần. Khi Bà mẹ có nghén Ông thì chiêm bao thấy một đoạn lụa đỏ từ Trời sa xuống vấn quanh mình, sau sanh ra Doãn Hỷ thì thấy sen mọc quanh nhà trổ bông. Ngài lớn lên, con mắt sáng như sao, râu dài, tướng tốt, có tài xem Thiên văn. Khi làm quan Doãn giữ ải Hàm cốc, Doãn Hỷ nhìn lên bầu Trời thấy một vầng mây tím bay ngang từ huớng Đông qua hướng Tây, Ngài biết đó là điềm có Thánh nhân sắp qua ải đi về hướng Tây, nên chuẩn bị chu đáo để nghinh tiếp.

    Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu:

    Tử khí đông lai,
    Quảng truyền Đạo Đức.

    Nghĩa là:

    Vầng khí mây màu tím từ hướng Đông bay tới,
    Rộng truyền Kinh Đạo Đức.

    Nhắc lại, khi Lão Tử đến ải Hàm Cốc, thấy Doãn Hỷ có lòng thành nên bằng lòng ở lại Hàm Cốc ngót ba tháng để dạy đạo cho Doãn Hỷ.

    Khi thấy Đức Lão Tử chuẩn bị ra đi thì Doãn Hỷ bạch thầy xin cho biết danh tánh và tình nguyện đi theo thầy.

    Đức Lão Tử đáp:

    - Ta sanh ra đã nhiều đời, tên họ có biết bao nhiêu mà kể. Hiện thời, người đời gọi Ta là Lão Tử. Ngươi có lòng muốn theo Ta, song ngươi mới tu luyện còn non, chưa từng biến hóa thần thông, thì theo Ta sao đặng. Ngươi cứ tu hành theo phép đã dạy cho lâu thì sau nầy cũng được như Ta, đi đâu cũng đặng.

    Nói rồi, Đức Lão Tử truyền cho Doãn Hỷ quyển sách Đạo Đức Kinh gồm 5363 chữ, dặn rằng:

    - Ngươi cứ theo sách nầy mà học, tu đúng phép 1000 ngày, rồi đi qua nước Thục, tìm Ta tại chợ Thanh Dương.

    Nói xong, Đức Lão Tử lên xe trắng trâu xanh, Từ Giáp đánh xe, hiện hào quang đi về hướng Tây mất dạng.

    Doãn Hỷ ngó theo thầy, lạy tạ.

    Sau đó, Doãn Hỷ cứ học theo Đạo Đức Kinh mà tu, lâu ngày trở nên thông huệ, tự viết ra được một cuốn sách gồm 36 bài gọi là Kinh Tây Thăng.

    Gần đến kỳ ước hẹn với thầy, Doãn Hỷ sửa soạn đi tìm thầy y như lời thầy đã dặn. Khi đến nước Thục, Doãn Hỷ hỏi thăm chợ Thanh Dương ở đâu thì không một ai biết cả.

    Lúc ấy, Đức Lão Tử đã trở lại Thiên Cung, rồi lại xuống trần đầu kiếp vào nhà họ Lý ở nước Thục, là nhà đạo đức hiền lương. Khi vợ họ Lý sanh được bé trai ít tháng thì có một con dê xanh (Thanh dương) đến chơi giỡn với bé. Đó là Đức Lão Tử dặn con Thanh dương ở Thiên cung hiện xuống.

    Ngày kia con dê xanh chạy đâu mất, cậu bé khóc hoài. Họ Lý phải sai đầy tớ đi khắp nơi tìm kiếm, bắt gặp dê xanh dẫn về, đi ngang qua một cái chợ.

    Doãn Hỷ đang lúc hỏi thăm để tìm chợ Thanh dương, bỗng thấy có người dắt con dê xanh đi qua chợ, liền chợt nghĩ rằng chắc thầy mình đang ở chỗ nầy. Nghĩ vậy, Doãn Hỷ liền chạy theo người dắt dê xanh hỏi:

    - Chú dắt con dê nầy đi đâu vậy?

    Người ấy đáp:

    - Chủ tôi có sanh một cậu trai, cách ít tháng có con dê nầy tới chơi với cậu nhỏ. Bữa kia nó đi mất, cậu nhỏ cứ khóc hoài. Chủ tôi sai tôi đi tìm kiếm mà dắt về.

    Doãn Hỷ đi theo người đầy tớ ấy đến nhà thì bảo người đầy tớ:

    - Chú vào thưa với cậu nhỏ là có Doãn Hỷ đến tìm.

    Anh đầy tớ cười thầm: Cậu nhỏ chưa giáp thôi nôi, biết chi mà thưa với gởi, nhưng anh ta cũng vào nói:

    - Có Doãn Hỷ đến tìm cậu.

    Cậu bé nghe nói thế liền ngồi dậy đáp:

    - Doãn Hỷ y lời, không đến trễ.

    Kế đó Doãn Hỷ bước vào. Bỗng thấy cậu bé vùng lớn lên như người thường, ngồi trên tòa sen, hào quang sáng lòa. Cả nhà đều kinh hãi. Người ấy nói:

    - Ta là Lão Tử đầu thai một lần nữa.

    Doãn Hỷ mừng rỡ, đến lạy thầy. Lão Tử nói:

    - Khi trước, Ta chẳng dắt ngươi theo vì sợ ngươi tu không bền chí. Nay ngươi đã tu luyện kỹ lưỡng, hào quang ẩn ẩn muốn lòa.

    Nói rồi, Đức Lão Tử niệm chú, truyền cho Thần Tiên xuống hầu, phong Doãn Hỷ phục chức Nguơn Thủy Chưởng giáo, cai trị 8 vạn Thần Tiên, lại truyền phép cho cả nhà họ Lý tu thành Tiên hết thảy.

    Về sau, đến đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).

    Đức Khổng Tử chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó, nói rằng:

    - Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.

    Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:

    - Tôi nghe nói: Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông: Kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.

    Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử, là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì: Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.

    Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò:

    - Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng?

    Kể từ đó về sau, Đức Lão Tử không đầu thai xuống trần nữa. Khi biết người nào có duyên phần thì Ngài dùng thần thông hiện xuống cõi trần để dạy đạo cho người ấy tu luyên, rồi Ngài trở lại Cung Tiên.

    Đến đời nhà Tấn, Đức Lão Tử có hiện xuống xưng là Hà Thượng Công dạy An Kỳ học đạo.

    Đến đời vua Hán Văn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống trần, xưng là Quảng Thành Tử. Hán Văn Đế rất mộ đạo, sai sứ đến rước về triều. Quảng Thành Tử nói:

    - Lẽ nào không đích thân tới rước mà lại sai sứ đến?

    Sứ giả về tâu lại, Hán Văn Đế đến gặp Quảng Thành Tử, nhà vua nói:

    - Ở trong nước là bề tôi của vua, thầy tuy có đạo mặc dầu, song cũng là dân của Trẫm, sao không chịu sụt lại một chút mà làm kiêu như vậy? Hay là Trẫm không làm được họa phước cho thầy chăng?

    Quảng Thành Từ nghe vua nói như vậy, liền cất mình bay lên cao độ 100 thước, ngồi trên thinh không, ngó xuống nói với vua Hán Văn Đế rằng:

    - Nay, trên chẳng tới Trời, dưới chẳng tới Đất, Bệ hạ làm họa phước cho ta sao đặng.

    Vua Hán Văn Đế biết lỗi, liền bước xuống xe làm lễ, xin thọ giáo. Quảng Thành Tử đưa cho nhà vua một cuốn kinh bảo cứ học theo đó mà tu luyện.

    Qua đến đời vua Hán Thành Đế, Đức Lão Tử lại hiện xuống tại suối Khúc Dương , truyền đạo cho Vu Kiết.

    Đời vua Hán An Đế, Đức Lão Tử truyền Kinh Tội Phước Tân Khoa cho Lưu Tiên.

    Đời vua Hán Trinh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền Kinh Bắc Đẩu cho Trương thiên Sư.

    Đời vua Hán Hoàn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống núi Thiên Thai truyền Kinh Bác Động cho Vạn Niên Tiên sinh.

    Đời vua Hán Linh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh cho Trương Thiên Sư một lần nữa.

    Qua đời nhà Đường, Đức Lão Tử hiện xuống tại núi Dương Giác, truyền đạo cho Đường Công.

    Đời vua Đường Cao Tổ, có người ở Phổ Châu, tên là Thiện Hành, đi ngang qua núi Dương Giác, gặp một Ông già mặc áo trắng, gọi đến nói rằng:

    - Ngươi về tâu lại với Đường Thiên tử: Thái Thượng Lão Quân là Ông nội.

    Đường Cao Tổ hay tin, liền lập miếu thờ tại núi Dương Giác, và tôn Đức Lão Tử là "Huyền Nguơn Hoàng Đế".

    Hồi thời nhà Châu, Đức Lão Tử có hiện xuống truyền đạo cho Ông Lý Ngưng Dương, tu hành đắc đạo thành Tiên, hiệu là Lý Thiết Quày (thường gọi là Lý Thiết Quả), đứng đầu Bát Tiên. (Xem sự tích nơi chữ: Bát Tiên, vần B).

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng sanh xuống trần là Lão Tử, nên Ngài được gọi là Thái Thượng Lão Quân.

    Tóm lại, từ thời tạo dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có căn lành tu hành đắc đạo.

    Ngài do Khí Tiên Thiên hóa sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần, khi trở về cõi Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để dễ truyền đạo và giáo hóa nhơn sanh.

    Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo. Ngài giao cho Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch thay mặt Ngài cầm quyền Tiên giáo.

    Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, có một bài Thánh giáo rất hay của Ngài dạy Ông Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, Đạo hiệu Mỹ Ngọc, xin trích ra vài đoạn:

    Cơ Trời mầu nhiệm đối với Đời mà máy Thiên cơ đối với Đạo, lại còn huyền vi thậm trọng hơn nữa, có lẽ tâm phàm dầu cao kiến đến đâu cũng chưa đạt thấu được. Những vai tuồng của Chí Tôn sắp đặt trên sân khấu Đạo, nếu so sánh lại chẳng khác chi những bậc nguyên nhân lãnh phận sự dìu đời từ xưa đến nay mà thôi.

    Muốn an tâm tĩnh trí và đè nén lửa lòng, cần phải có một nghị lực vô biên, một tâm trung quảng đại, thì mới khỏi bực tức với những trò đã vì mạng lịnh thiêng liêng phô diễn nơi thâm hiểm nặng nề nầy....

    Cười . . . Trách nhậm là trách nhậm, muốn làm thì dầu bao nhiêu cũng gọi là thiếu, dẫu ngày nào cũng gọi là chẳng sớm, sớm là sớm nơi cái tâm bất định mà thôi.

    Chí Tôn đã vì nỗi con cái của Ngài mà sửa chỉnh bước đường, thì Hiền hữu lại há không vì sự yêu đương quí hóa ấy mà sửa đổi tâm trí cho quảng đại sao?

    Tà Chánh, Cười . . . Bần đạo nói thiệt, cũng chưa dám định đoạt. Trong cái rủi thường có sự may, trong cái may vẫn khép cầm sự rủi, khó lường được. Điều cần là nên làm mà thôi.

    Nếu luận Tà Chánh thì chưa một ai dám, còn mang xác phàm, xưng tụng mình là Chánh. Cái Tà, vì Thiên thơ xử dụng, Tà vì cơ thử thách của Tam Giáo Tòa, Tà vì những quỉ xác ma hồn lẫn lộn của Quỉ vương để làm cho công phu lỡ dở. Mỗi cái Tà có duyên cớ ấy, ngày sau đều có sự biến đổi thiêng liêng, hoặc có một kết quả.

    Ngày chung qui chỉ đem về Thầy một chữ TÂM và những công nghiệp đã gây thành cho sanh chúng. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. II. 94)

  • Lạy là gì?

    Lạy là gì?

    A: What is the prostration?

    P: Qu"est-ce que la prosternation?

    Lạy là chấp hai bàn tay lại, quì gối, cúi đầu xuống thật thấp để tỏ lòng thành kính.

    Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy cách lạy như sau:

    "Lạy là gì? là tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong lòng.

    Chấp hai tay lại là sao? Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương. Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh hóa hóa, tức là Đạo.

    * Lạy kẻ sống thì 2 lạy là tại sao? là nguồn cội của nhơn sanh lưỡng hiệp Âm Dương mà ra. Ấy là Đạo.

    * Vong phàm lạy 4 lạy là tại sao? là vì 2 lạy của phần người, còn 1 lạy Thiên, 1 lạy Địa.

    * Lạy Thần, lạy Thánh thì 3 lạy là tại sao? là lạy Đấng vào hàng thứ ba của Trời, và cũng chỉ rằng lạy Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt. Ấy là Đạo.

    * Lạy Tiên, lạy Phật 9 lạy là tại sao? là tại 9 Đấng Cửu Thiên Khai Hóa.

    * Còn lạy Thầy 12 lạy là tại sao?

    Các con không biết đâu ! Thập nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giới, nắm trọn Thập nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy."

    Lạy Đức Chí Tôn 12 lạy, nhưng thực tế chỉ lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật, tổng cộng 3 lần lạy là 12 gật, thay thế 12 lạy. Mỗi gật đều niệm Câu Chú của Thầy.

    Đáng lẽ chúng ta phải lạy Đức Chí Tôn 12 lạy, nhưng vì tình yêu của Đấng Cha Lành đối với các con, sợ con cái mỏi mệt, nên chỉ buộc lạy có 3 lạy, mỗi lạy 4 gật thay thế 12 lạy.

    Trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn dạy, khi lạy, hai bàn tay phải bắt Ấn Tý.

    Cái Ấn Tý nầy là biểu tượng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    ■ Hồi Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ mở đạo Tiên, dạy hai bàn tay nắm co lại và ốp vào, nhìn giống như cái hoa búp. Ấy là thời kỳ đầu tiên giống như cái hoa còn búp, chưa nở.

    ■ Sang Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Thích Ca mở đạo Phật, dạy hai bàn tay xòe thẳng ra và úp sát lại, khi lạy xuống, hai bàn tay mở ra để ngửa, giống như cái hoa nở.

    ■ Nay đến thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài, dạy chấp tay bắt Ấn Tý, giống như trái cây có cái hột bên trong, bởi vì qua hai thời kỳ trước: bông búp, bông nở, rồi nay kết thành trái có hột bên trong. Khi lạy xuống, hai bàn tay xòe ra và úp xuống, tượng trưng việc gieo giống xuống đất, để cái hột hấp thụ hơi đất ẩm nẩy mầm mọc lên một cây mới.

    Như vậy, Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ chót trong một chu trình sanh hóa: trổ hoa, hoa nở, kết trái rồi gieo hột xuống đất, để sau đó là một chu trình sanh hóa mới nối tiếp.

    Vậy, Ấn Tý là cái ấn đặc biệt của thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    Khi chúng ta lạy Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, lạy chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, hay lạy người sống, lạy người chết, vong phàm hay lạy Tổ Tiên, chúng ta đều bắt Ấn Tý.

    Điều lưu ý là khi lạy vong phàm: 2 lạy quì và 2 lạy đứng, hai lạy quì là lạy Thiên Địa, hai lạy đứng là lạy Âm Dương, dù lạy quì hay lạy đứng, hai bàn tay đều bắt Ấn Tý.

    - Vong phàm là vong hồn của người phàm, tức là người bình thường, chưa có đạo, chưa biết tu hành.

    Nếu một người phàm mà ý thức được việc đời là giả tạm, công danh phú quí là phiền não khổ đau, muốn trở bước vào đường tu hành, nhập môn cầu đạo, lập Minh Thệ với Đức Chí Tôn, trở thành một môn đệ của Đức Chí Tôn, nguyện giữ gìn luật Đạo đúng theo Tân Luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ăn chay mỗi tháng được 10 ngày, giữ gìn Ngũ Giới Cấm, thì như vậy, người đó đã vượt qua bực phàm, bước vào bực Địa Thần.

    Đó là hồng ân đặc biệt của Đức Chí Tôn ban cho các môn đệ của Ngài trong thời Đại Ân Xá của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Hễ vào làm môn đệ của Đức Chí Tôn, giữ tròn đạo hạnh và luật đạo thì Đức Chí Tôn ban ơn cho được vào phẩm Địa Thần.

    Nếu được tín nhiệm, đưa lên làm Chức Việc trong Bàn Trị Sự nơi Hương Đạo thì bước vào bực Nhơn Thần. Khi cầu phong và đắc phong lên hàng Lễ Sanh thì được đối phẩm với Thiên Thần.

    Do đó, khi một tín đồ Cao Đài qui liễu, nếu vị đó ăn chay đủ 10 ngày trong một tháng và giữ tròn luật đạo, thì được Chức sắc làm Phép Xác và Phép Đoạn Căn. Vị ấy được đứng vào bực Địa Thần, chớ không còn là Vong phàm, nên khi chúng ta lạy vong, chúng ta phải lạy theo hàng Thần, tức là 3 lạy không gật, tay bắt Ấn Tý.

    Trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải có nói rõ: "Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần, chư tín đồ đối phẩm Địa Thần."

  • Lâm chung

    Lâm chung

    臨終

    A: At the death "s door.

    P: Sur le point de mourir.

    Lâm: tới, sắp sửa. Chung: dứt, hết, chết.

    Lâm chung là sắp chết, đồng nghĩa: Hấp hối.

  • Lâm tuyền khoáng dã

    Lâm tuyền khoáng dã

    泉曠野

    A: Forest, stream and field.

    P: Forêt, source et champ.

    Lâm: rừng. Tuyền: suối. Khoáng: trống rộng. Dã: đồng cỏ.

    Lâm tuyền khoáng dã là cảnh rừng, suối, đồng trống mênh mông, chỉ cảnh thiên nhiên vắng vẻ, thích hợp với các ẩn sĩ hay những vị tu hành thoát tục.

  • Lân

    Lân

    A: The unicorn.

    P: La licorne.

    Lân là một giống thú linh trong hàng Tứ Linh (Long, Lân, Qui, Phụng).

    Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân. Kỳ Lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hưu, mình vằn, đuôi giống như đuôi trâu, vú giống như vú ngựa, có một sừng trên đầu, tánh rất hiền lành, không ăn thịt con vật khác, chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ).

    Mỗi khi nơi nào có Kỳ Lân xuất hiện thì có Thánh nhân ra đời cứu giúp dân chúng. Do đó, Kỳ Lân báo hiệu điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.

    Tương truyền, khi Bà Trưng Tại mang thai Đức Khổng Tử, bà mơ màng thấy một con Kỳ Lân xuất hiện, đi đến trước mặt bà thì nó phục xuống, nhả ra một cái ngọc xích trên đó có đề chữ: Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ai ngỡ Việt Thường đã thấy lân.

  • Lân bang Nam quốc

    Lân bang Nam quốc

    鄰邦南國

    A: The neighbouring countries of Việt-Nam.

    P: Les pays voisins de Việt-Nam.

    Lân: gần, chỗ láng giềng. Bang: một nước. Nam quốc: nước Nam, tức là nước Việt Nam.

    Lân bang Nam quốc là những nước láng giềng của Việt Nam. Đó là: Miên, Lào, Trung quốc.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Bần đạo xin nghiêng mình chào các nước lân bang đã có tình thân hữu cho các vị lãnh sự sứ thần đến tham dự cuộc lễ nầy.

  • Lân mẫn ân cần

    Lân mẫn ân cần

    憐憫殷勤

    A: Compassion and accommodation.

    P: Compassion et complaisance.

    Lân: còn đọc là Liên: thương xót. Mẫn: có lòng lành thương người. Ân cần: chăm nom săn sóc.

    Lân mẫn ân cần là có lòng thương xót và chăm nom săn sóc.

    Kinh Cầu Siêu: Quan Thế Âm lân mẫn ân cần.

  • Lân tuất thương sanh

    Lân tuất thương sanh

    憐恤蒼生

    Lân: Liên: thương xót. Tuất: thương xót. Thương sanh: dân chúng nghèo khổ.

    Lân tuất thương sanh là thương xót dân chúng nghèo khổ.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Cũng bởi lân tuất thương sanh mà phải phế hủy kiếp duyên, chịu đọa đày nơi trần tục.

  • Lấp ngõ tài hiền

    Lấp ngõ tài hiền

    A: To hide the talented men.

    P: Cacher les hommes de talent.

    Lấp: Bít lại, che khuất. Ngõ: nẻo, đường. Tài: có tài. Hiền: người vừa có tài năng vừa có đạo đức.

    Lấp ngõ tài hiền là bít đường chận lối, không cho người hiềntài có đường tiến thân để đem tài năng ra giúp đời giúp đạo.

    Kinh Sám Hối: Chớ đem lòng lấp ngõ tài hiền.

  • LẬP

    LẬP

    LẬP: 立 Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng.

    Thí dụ: Lập công, Lập đức, Lập vị.

  • Lập công chiết quả

    Lập công chiết quả

    立功折果

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Công: công trạng, công đức. Chiết: trừ bớt. Quả: cái nghiệp quả do kiếp trước để lại.

    Lập công chiết quả là tạo lập công đức trong kiếp nầy để trừ bớt nghiệp quả của kiếp trước còn lưu lại.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ai mau bước đặng gặp mối chánh dẫn truyền mà lần lần lập công chiết quả, để lánh cả muôn điều phiền não.

  • Lập công chiết tội

    Lập công chiết tội

    立功折罪

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Công: công trạng, công đức. Chiết: trừ bớt. Tội: tội lỗi.

    Lập công chiết tội là tạo lập công đức để trừ bớt tội lỗi.

    Thành ngữ nầy đồng nghĩa: Đái công chuộc tội.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nếu Thầy chẳng vì thương tâm thì các Tiên Phật đã ghi lỗi rất trọng hệ của các con mà chẳng khứng cho lập công chiết tội.

  • Lập đức

    Lập đức

    立德

    A: The establishment of the virtue.

    P: L"établissement de la vertu.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Đức: kết quả của những việc làm từ thiện.

    Lập đức là tạo lập công đức.

    Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu:
    Thong dong cõi thọ nương hồn,
    Chờ con lập đức giúp huờn ngôi xưa.

    Câu kinh trên cho chúng ta biết rằng: một người dù nam hay nữ, nếu quyết chí tu hành, phế bỏ việc đời, hiến thân hành đạo, miệt mài lập đức bồi công thì nhứt định sẽ cứu được Cửu Huyền Thất Tổ và cứu được linh hồn của cha mẹ, thoát khỏi cảnh đọa đày và được siêu thăng lên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

    Có ba chứng minh sau đây của ba vị tiền bối:

    - Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.

    - Đức Quyền Giáo Tông.

    - Ngài Bảo Pháp.

    1. Bài Thánh ngôn Đức Chí Tôn dạy Bà Hương Hiếu đi hành đạo, ngày 7-Giêng-Bính Dần (1926):

    "Đức Chí Tôn dạy Bà Hương Hiếu đi hành đạo, phổ độ nhơn sanh. Bà Cư (Hương Hiếu) bạch với Thầy rằng:

    - Má con mắc ở xa, làm sao con đi độ được?

    Thầy: - Hiếu! Con biết một lòng tu niệm đạo đức của con đủ cứu Cửu Huyền Thất Tổ rồi, huống là mẹ con, để Thầy định đoạt, con đừng lo buồn." (Trích ĐS. I. 36)

    2. Trong một đàn cơ, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung hỏi Bát Nương:

    - Thân phụ và thân mẫu của Qua có được siêu thăng không? Giờ đây ở đâu?

    Bát Nương đáp:

    - Em chỉ nói bằng thơ, nếu anh giảng trúng thì nói nữa, còn trật thì lui.

    Đức Quyền Giáo Tông năn nỉ:

    - Nếu Qua nói trật thì Em thương tình mà chỉ dẫn để cho Qua học thêm với.

    Bát Nương nói:

    - Bạch Y Quan nay sanh Cực Lạc,
    - Bá phụ cùng bá mẫu đặng an.

    Đức Quyền Giáo Tông nói:

    - Như vậy là thân phụ và thân mẫu của Qua trước ở cõi Bạch Y Quan, nay đã sang ở yên nơi Cực Lạc Thế Giới?

    - Đúng đó, ấy là nhờ công tu luyện của anh nên bá phụ và bá mẫu siêu thăng nơi Cực Lạc.

    3. Thân mẫu của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu xin phép Đức Chí Tôn giáng cơ để tỏ cho Ngài Hậu biết, nhờ công quả của Ngài Hậu mà Bà được siêu thăng lên Đông Đại Bộ Châu. Phò loan: Bảo Pháp - Hiến Pháp.

    Ngày 19-2-1929 (âl 10-1-Kỷ Tỵ).

    Mẹ mừng con, Mẹ cám ơn con đó.

    Con đâu rõ đặng, ngày nay Mẹ nhờ công con mà đặng thăng cấp. Nay Mẹ đặng vào Đông Đại Bộ Châu. Ấy cũng nhờ ơn của Chí Tôn rất thương mà cho Mẹ vào phẩm ấy. Mẹ chẳng biết lấy chi mà thông công cho hai con và các cháu, nên mới dụng huyền diệu mà Mẹ đã cầu xin Chí Tôn ban cho Mẹ đặng cho con cùng cháu hay rằng, Đức Chí Tôn đã giữ lời hứa cùng con. Nay Mẹ đến khuyên hai con khá lo sao cho tròn phận sự, ngày thêm vun đắp nền Đạo đặng báo đáp Ơn Trên đã hết lòng vì cả nhà ta. Nếu con có lòng ấy thì Mẹ rất vui lòng đó, con hiểu...

    Mẹ rất vui thấy lòng con nên Mẹ mới xin phép Chí Tôn đến đây tỏ ít lời cho con hiểu. Vậy con khá an lòng mà lo Đạo, chớ nên vì việc nhỏ mà nao chí nghe!

    Tôi chào nhị vị Thánh (nói với Nghĩa và bác vật Lang). Tôi chẳng biết lấy chi cám cảnh cho bằng dùng vài lời nhắc đây: Xin nhị vị khá hết lòng lo hiệp tác mà nâng cao địa vị mình càng ngày cho tột phẩm.

    Tôi đây chẳng chi xứng phận mà cũng nhờ ơn Chí Tôn thương tưởng thay! Ấy cũng nhờ sức con mới đặng vậy, không thì biết sao mà kể xiết.

    Ấy đó, công của nhị vị càng dày thì Chí Tôn càng yêu dấu. Xin khá để hết tâm chí mà hành phận sự. Ấy là lời tôi xin nhị vị khá để ý.

    {Hỏi về việc Ông thân tôi. (Ngài Bảo Pháp hỏi.) }

    - Mẹ không dám nói. Thôi Mẹ lui. (Trích trong tập Thánh ngôn chép tay của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).

    "Có học mới biết phương lập đức. Có học thì tâm mới hướng về đức. Đức có Đại Đức và Tiểu Đức.

    Đại Đức như nước biển cả, tẩm thấm khắp cả muôn vật.

    Tiểu Đức ví như nước trong ao, tẩm thấm có giới hạn. Tiểu Đức chỉ cảm hóa ít người; Đại Đức bao trùm cả thiên hạ.

    Lập đức lấy bố thí làm phương tiện.

    Bố thí gồm: Thí tài, Thí công, Thí ngôn, Thí pháp.

    Thí tài là đem tiền của ra giúp khó trợ nghèo.

    Thí công là đem sức lực làm những công việc giúp người

    Thí ngôn là đem lời nói mà giúp ý kiến hay cho người để giải quyết những khó khăn của người.

    Thí pháp là đem lẽ Đạo để cảm hóa giáo dục người trở nên lành. Những cách bố thí trên, chỉ có Thí pháp là có nhiều công đức hơn cả.

    Giúp người đói, giúp người hết khổ hay thoát khỏi tai nạn, cũng chỉ qua một thuở mà thôi, duy chỉ có đem Pháp ra hóa độ người dữ ra hiền, người mê muội ra giác ngộ, lo tu hành để thoát vòng sinh tử luân hồi thì côngđức ấy đời đời chẳng mất.

    Lập đức phải đứng trên quan điểm VÔ NGÃ, tức là quên mình mà lo cho người, chẳng cầu người trả, chẳng nghĩ đó là công do ta làm.

    Muốn lập đức trên phương diện Thí pháp, cần phải có quyết tâm lớn trên đường tu học. Phải học cho thông, phải hiểu cho rành, quán thông từ Nhơn đạo đến Thiên đạo. Phải cầu bậc cao minh mà thọ giáo. Chớ nên tự mãn, mới học nhom nhem nửa câu mà tự cho rằng mình biết hết, rồi đem cái biết thô thiển đó truyền thụ cho người thì tai hại vô cùng, không lập đức được mà lại còn tổn đức.

    Ngày nào học thông chánh lý, lòng thông suốt, trí hiểu rành, nói rành, chẳng còn gì trái với chơn ý của Thánh nhân, ấy là thể theo Thánh nhân mà nói lại lời của Thánh nhân.

    Nếu là kẻ mê tín thì ta lấy Chánh tín mà độ họ; nếu là kẻ tư dục thì ta đem công lý giải bày; nếu là kẻ tham lam thì ta đem việc Thí tài mà giảng giải; nếu là kẻ sân hận thì ta đem pháp nhẫn nhục mà độ; nếu gặp kẻ chẳng may lạc vào Tả đạo Bàng môn thì ta đem Chánh đạo mà khai hóa; nếu là người si mê thì ta đem Chánh lý mà mở mang trí tuệ cho họ.

    Giáo dục có nhiều phương pháp, phải tùy duyên mà hóa độ, tùy bệnh mà lập phương trị liệu, bệnh nào thuốc nấy.

    Chữa bệnh về thân xác thì có lương y; chữa bệnh về Tâm thì chỉ có Thánh nhân. Thánh nhân chữa cả Tâm lẫn thân, thân tâm hiệp trị. Nếu thân chưa trị thì Tâm khó trị. Vì vậy nên thân Tâm phải hiệp trị, ấy cũng là Tánh Mạng Song Tu.

    Khi lập đức thì phải lập từ đức nhỏ đến đức lớn.

    Đức nhỏ là hóa độ người trong nhà. Đức lớn là cảm hóa nhiều người trong thiên hạ. Đức lớn là đức của bậc Thánh nhân, Đức nhỏ là đức của bậc Sĩ, bậc Hiền.

    Đức lớn sáng soi khắp Trời Đất, chói lọi như ánh Thái dương, nên gọi là Minh Minh Đức. Có Minh Minh Đức mới xây dựng được một thế hệ tươi đẹp, mới đào tạo được giống dân mới gọi là Tân Dân. Tân Dân còn gọi là Thân Dân, là thương mọi người như thương mình hay như thương người thân của mình. Vua Nghiêu hằng nói với quần thần: "Các Khanh hãy thương yêu dân như thương yêu Trẫm, dân đói là Trẫm đói, dân rét là Trẫm rét."

    Như vậy, đời sao không thạnh trị? Quần thần khi nghe lời nói của Đấng Minh quân như thế thì ai mà chẳng xúc động. Toàn thể quốc dân nghe được lời nói của vua như thế thì ai mà chẳng động lòng. Động lòng vì Đức cả, Nhân lớn, nên cả thảy đều lo tích Đức tu Nhân, mọi người đều no cơm ấm áo. Chẳng còn nghèo, chẳng còn đói, thì đâu còn cảnh trộm cướp, mà chỉ đua nhau làm Nhân, làm Nghĩa, nên nhà nhà không đóng cửa, ngoài đường không ai lượm của rơi, người người thảnh thơi mà an hưởng cảnh thanh bình trời Nghiêu đất Thuấn.

    Trên Đức là Đạo. Nhưng chỉ vì đời mất Đạo nên mới đem Đức ra mà nói mà dạy người, nhưng rồi Đức cũng chẳng còn nên mới đem Nhân đem Nghĩa ra mà nói.

    Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là Ngũ Thường, người người đều phải giữ vẹn năm đức ấy thì mới trọn được Nhơn phẩm. Nếu thiếu một thì Nhơn phẩm không tròn.

    Nên Mạnh Tử có nói: "Ngũ giả khuyết nhất bất thành vi nhân." (5 cái mà thiếu 1 thì không thành đạo làm người).

    Giữ tròn năm Đức ấy là người có phẩm hạnh cao tột.

    Nhưng còn Ngũ luân nữa cũng không thể thiếu.

    Ngũ thường, Ngũ luân, ấy là Nhơn đạo.

    Ở phần Nhơn đạo, việc lập đức đương nhiên dễ hơn ở phần Thiên đạo. Khó ở Thiên đạo là việc Thí pháp. Ở Nhơn đạo cũng có Thí pháp, nhưng chỉ nói pháp của Nhơn đạo mà thôi.

    Thực tế trong phương lập đức ở Nhơn đạo, thì Ngũ thường gồm đủ Tánh Mạng Song Tu. Nói là gồm đủ Ngũ thường, chớ đức Nhân bao gồm cả năm đức, nên chỉ cần tu Nhân là bao gồm đủ năm đức.

    Nhân là lòng thương yêu. Nhờ lòng thương yêu ấy mà Thần Khí được sung mãn, sáng suốt. Bởi lẽ, hễ làm được một điều lành thì tăng thêm được một phần Dương khí, vì Dương là thiện, mà thiện cũng là Dương.

    Trái lại, nếu bỏ Nhân thì rơi vào Ác hành. Làm một việc bất nhân tức là làm ác, mà làm ác thì giảm đi một phần Dương, tức nhiên tăng thêm một phần Âm, Âm là ác đó vậy.

    Chừng nào loại bỏ hết được phần Âm. Chỉ còn lại phần Dương, gọi là Thuần Dương, thì đắc đạo vậy." (Theo Chơn Truyền Đạo Học)

    Trong Đạo Cao Đài, muốn lập đức cho được trọn vẹn thì phải theo con đường Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của Cơ Quan Phước Thiện.

    Trong Con Đường thiêng liêng hằng sống, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng giải như sau:

    "Lập vị mình theo Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, tức là theo Hội Thánh Phước Thiện. Nơi đây, ngoài việc ăn chay, giữ gìn luật đạo, tùng theo chơn pháp của Đức Chí Tôn, còn phải dùng đức để lập vị mình.

    Muốn lập đức, phải đi từ Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Chí Thiện, v.v...

    Lập đức là gì? là dùng sự thương yêu để cứu độ chúng sanh, mà Đức Chí Tôn đã có nó: "Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh" là vậy đó.

    Các đẳng chơn hồn tái kiếp đang chơi vơi trong Tứ Khổ. Muốn thoát khổ, họ phải thọ khổ, có thọ khổ mới thắng khổ.

    Người tu đi theo Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng là dạy người ta thọ khổ để thắng khổ. Muốn dạy người ta thọ khổ, trước hết mình phải thọ khổ đã. Muốn thọ khổ thì không gì hay bằng dùng đức thương yêu. Cho nên bậc thứ nhứt của Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng là Minh Đức đó vậy.

    Có thương yêu mới thọ khổ được. Ta thương cha mẹ ta, ta mới chịu khổ mà bảo dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, ta thương con ta, ta mới lo tảo lo tần nuôi nó khôn lớn, ta thương những người cô thế tật nguyền, ta mới tầm phương giúp đỡ họ, mà tầm phương giúp đỡ họ là ta thọ khổ đó vậy.

    Thọ khổ rồi mới thắng khổ. Thọ khổ không phải một ngày một bữa, mà phải thọ đến nơi đến chốn, nghĩa là nuôi cha mẹ cho đến tuổi già, lo cho con từ bé cho tới lúc nó tự lo cho nó được. Hai điều đó còn dễ, đến lo cho thiên hạ hết khổ mới khó, vì khi lo cho người nầy thì lại đến người khác, và cứ như vậy, trọn kiếp sanh mới gọi là thắng khổ.

    Có thắng khổ mới về được với Đức Chí Tôn bằng con đường Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng."

  • Lập lệ

    Lập lệ

    立例

    A: To establish the rule.

    P: Établir la règle.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Lệ: lề lối qui định để mọi người noi theo.

    Lập lệ là lập ra lề lối để mọi người noi theo.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Cũng chính mình Ngài đến lập lệ nam nữ phải phân biệt nhau.

  • Lập luận

    Lập luận

    立論

    A: To reason.

    P: Raisonner.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Luận: bàn luận.

    Lập luận là sắp đặt ý tứ và lý lẽ lập thành lời nghị luận để người nghe nhận thấy vấn đề đưa ra là hợp lý.

  • Lập ngôn

    Lập ngôn

    立言

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Ngôn: lời nói.

    Lập ngôn là nói lời chơn thật, chánh đáng, đạo đức, có tính thuyết phục để mọi người nghe theo.

    Lập ngôn là một trong Tam Lập. (Xem: Tam Lập, vần T)

  • Lập pháp

    Lập pháp

    立法

    A: To legislate.

    P: Légiférer.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Pháp: pháp luật.

    Lập pháp là thiết lập một hệ thống luật pháp để tổ chức và điều hành một nền tôn giáo cho được trật tự tốt đẹp, để việc tu hành đạt được kết quả tối đa, đắc thành các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

    Trong Đạo Cao Đài, quyền Lập Pháp ở cơ quan nào?

    Chúng ta đã biết, Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài với hình thể ba Đài: Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Bát Quái Đài.

    · Cửu Trùng Đài giữ nhiệm vụ Hành pháp.

    · Hiệp Thiên Đài giữ nhiệm vụ Tư pháp.

    · Bát Quái Đài giữ nhiệm vụ Lập pháp.

    Đức Chí Tôn làm chủ Bát Quái Đài, nên khi lập Đạo, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền làm Hiến pháp tổ chức nền Đạo với các phẩm cấp Chức sắc của Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.

    Còn Luật pháp tu hành của nhơn sanh thì Đức Chí Tôn giao cho Quyền Vạn Linh lập ra các luật ấy để vừa với trình độ tu hành của nhơn sanh. Quyền Vạn Linh lập thành do Ba Hội: - Hội Nhơn Sanh, - Hội Thánh, - Thượng Hội.

    Quyền Vạn Linh đối quyền Đức Chí Tôn.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Thầy tưởng chẳng cần nói, nếu ai là đạo đức, đọc đến cách lập pháp của Thầy mà chẳng mừng giùm cho nhơn loại."

    ■ Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái ngay sau Đại Lễ Khai Đạo, tức là ngày 16-10-Bính Dần (dl 20-11-1926).

    ■ Đức Lý Thái Bạch thay mặt Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ phái ngày 1-1-Đinh Mão (dl 2-2-1927).

    ■ Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài ngày 12-1-Đinh Mão (dl 13-2-1927).

    ■ Ngày 13-12-Bính Dần (dl 16-1-1927) Hội Thánh dâng Tân Luật lên Đức Lý Giáo Tông.

    Tân Luật là luật tu hành của nhơn sanh thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nên Đức Chí Tôn giao cho Quyền Vạn Linh lập, cho vừa trình độ của nhơn sanh, và nhứt là để sau nầy trình độ tiến hóa của nhơn sanh có cao hơn thì Quyền Vạn Linh sữa chữa, bởi vì hễ có quyền lập luật thì cũng có quyền phá luật hay sửa luật. (Chỗ nầy, xem chi tiết nơi chữ: Hội Lập Quyền Vạn Linh, vần H)

  • Lập thân hành đạo

    Lập thân hành đạo

    立身行道

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Thân: thân mình. Hành: làm. Đạo: đạo đức.

    Lập thân hành đạo là xây dựng tấm thân của mình để đi làm việc đạo đức.

    Sách Minh Tâm Bửu Giám có trích lời Đức Khổng Tử nói trong Hiếu Kinh:

    Thân thể phát phu thọ chi phụ mẫu,
    Bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã.
    Lập thân hành đạo dương danh ư hậu thế,
    Dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã.

    Nghĩa là:

    Thân thể, tóc, da, nhận nơi cha mẹ,
    Chẳng dám hủy hại, là hiếu trước tiên vậy.
    Lập thân hành đạo nức tiếng với đời sau,
    Làm vẻ vang cha mẹ, là hiếu sau cùng vậy.

    Cái hiếu sau cùng là cái hiếu trọn vẹn, tột bực. Tại sao? Bởi vì chính cái việc lập thân hành đạo nầy mới cứu được Cửu Huyền Thất Tổ và cả cha mẹ được siêu thăng. Nhứt nhơn đắc đạo Cửu Huyền thăng.

    Như vậy, chúng ta thấy rõ, việc lập thân hành đạo là đưa chữ Hiếu lên tột bực vậy.

    "Lập thân là lập đức, hành đạo là thực hành Tâm đạo.

    Đức do tâm gây dựng, tâm nhờ đức thuần lương. Tâm không đức, tâm không chỗ đứng, đức không tâm, đức chẳng thể hành. Lập đức trước phải kiến lập tâm, lập tâm lại phải quí trọng đức.

    Cái tâm, người người đều có, còn đức chẳng tâm nào không. Đại Đạo không riêng, chí công hóa dục, hằng giữ lấy tâm và đức, nên Thiên tánh như như. Chẳng vì hiền mà tăng, chẳng vì ngu mà giảm.

    Người giữ vẹn tâm đức đó gọi là Hiền.

    Bậc thị hiện tâm đức đó ra hóa dục gọi là Thánh.

    Kẻ mê muội, tâm đức đó gọi là Ngu.

    Kẻ làm tán mất tâm đức đó gọi là Xuẩn.

    Đức có chia ra Âm Dương. Âm đức là làm lành mà không ai biết, lập công mà không ai thấy, nhẫn nhục không giận dỗi, gò mình trong gian khổ mà chẳng hờn.

    Dương đức là học không nhàm, dạy người không chán, tu thân, tề gia, giúp người lợi vật, tuyên dương Chánh pháp.

    Lại có người phân biệt Đại đức và Tiểu đức. Đại đức thì thuần hậu mà cảm hóa, Tiểu đức tợ như dòng nước trôi sông. Đại đức không có gì không vượt qua được, Tiểu đức thì lại có ra có vào. Đại đức thì lành với người đồng, Tiểu đức thì độc thiện kỳ thân. Chúng ta lập thân hành đạo, Âm đức Dương đức cần phải tu chứa, đại thiện tiểu thiện đều phải phụng hành." (Theo Chơn Truyền Đạo học)

  • Lập thệ

    Lập thệ

    立誓

    A: To take one"s oath of faithfulness.

    P: Faire son serment de fidélité.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Thệ: thề, lời thề.

    Lập thệ là nói ra lời thề nguyền trong lễ nhập môn cầu Đạo, trên có các Đấng thiêng liêng chứng minh, dưới có Chức sắc và Bàn Trị Sự làm chứng. (Xem chi tiết: Minh thệ, vần M)

  • Lập trường

    Lập trường

    立場

    A: The standpoint.

    P: Le point de vue.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Trường: Chỗ đứng.

    Lập trường là lập nên chỗ đứng, ý nói: chủ trương đường lối mà mình đang theo đuổi.

  • Lập vị

    Lập vị

    立位

    A: To establish the situation.

    P: Établir la situation.

    Lập: Tạo ra, dựng nên, đứng thẳng. Vị: địa vị, phẩm vị.

    Lập vị là lập nên phẩm vị cho mình.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Lão vì Chí Tôn đã hứa mà lo lập vị cho đáng giá.

    Lập vị còn có nghĩa là đến đứng tại vị trí của mình.

    Đây là câu xướng của Lễ sĩ trong nghi tiết cúng tế.

  • 1. LÊ: 黎 Đen, dân chúng, đông người, họ Lê.

    Thí dụ: Lê dân, Lê nguyên, Lê thứ.

    2. LÊ: 蔾 Một loại rau để ăn.

    Thí dụ: Lê hoắc.

  • Lê dân

    Lê dân

    黎民

    A: The people.

    P: Le peuple.

    Lê: Đen, dân chúng, đông người, họ Lê. Dân: người dân trong một nước.

    Lê dân là dân chúng.

  • Lê hoắc

    Lê hoắc

    蔾藿

    Lê: Một loại rau để ăn. Hoắc: một thứ rau.

    Lê hoắc là hai loại cỏ mọc dùng làm rau để ăn.

    Lê hoắc là chỉ sự ăn chay kham khổ của người tu hành.

  • Lê nguyên - Lê thứ

    Lê nguyên - Lê thứ

    黎元 - 黎庶

    A: The population, people.

    P: La population, le peuple.

    Lê: Đen, dân chúng, đông người, họ Lê. Nguyên: thiện, lành. Thứ: nhiều.

    Lê nguyên là dân chúng, vì khi xưa gọi dân chúng là thiện nhân, mà thiện là nguyên, nên sau nầy gọi là Lê nguyên.

    Lê thứ là đông đảo dân chúng, thường chỉ dân chúng nghèo khổ.

    Kinh Cầu Siêu: Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc.

  • LỄ

    LỄ

    LỄ: 禮 -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết.

    Thí dụ: Lễ bái, Lễ nghĩa, Lễ sính.

  • Lễ bạc tâm thành

    Lễ bạc tâm thành

    禮薄心誠

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Bạc: mỏng, đơn sơ. Tâm: lòng. Thành: thật.

    Lễ bạc tâm thành là lễ vật đơn sơ nhưng lòng thành thật tín ngưỡng.

  • Lễ bái

    Lễ bái

    禮拜

    A: The cult.

    P: Le culte.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Bái: lạy.

    Lễ bái là cúng lạy, chỉ chung về sự cúng tế.

    Bài Thài hiến lễ Thất Nương Diêu Trì Cung:

    Lễ bái thường hành tâm đạo khởi.

    Tôn giáo thường xem trọng sự lễ bái các Đấng thiêng liêng, nhứt là trong Đạo Cao Đài, sự bái lễ Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu được xem là quan trọng hàng đầu.

    Đức Quan Âm Bồ Tát có dạy rằng:

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Các em phải lo cúng kiếng thường.

    1. Một là tập cho chơn thần được gần gũi các Đấng thiêng liêng cho đặng sáng lạn.

    2. Hai là cầu khẩn với Đức Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.

    3. Ba là có tế lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên.

    4. Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à!

    Mỗi khi Đại lễ cúng Đại đàn tại Thánh Thất thường kéo dài khoảng 2 giờ 45 phút, còn Tiểu lễ cúng Tiểu đàn thì kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút, các ngày thường cúng tứ thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu) mỗi thời mất khoảng 30 phút, người tín đồ phải mặc Đạo phục, khép mình trong nghi lễ lâu như thế nên rất mệt mỏi, nhiều người yếu sức bị xỉu ngay giữa thời cúng.

    Hỏi vậy chớ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng có cần tín đồ quì mọp bái lạy lâu như thế không?

    Câu trả lời: Nhứt định là không, mà sự bái lễ ấy chỉ nhằm lợi ích cho người tín đồ.

    Ngoài các lợi ích do Đức Quan Âm Bồ Tát đã dạy ở trên, còn có hai lợi ích khác rất quan trọng, kể ra như sau:

    Thứ nhứt: Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, việc Dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn là một bí pháp giải thoát, bởi vì khi chúng ta dâng trọn thể xác, chơn thần và linh hồn lên cho Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu dùng phương nào thì dùng, tức là chúng ta đã giao tất cả nghiệp quả từ nhiều kiếp trước và kiếp hiện tại lên cho Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, miễn là từ đây đến khi chết, chúng ta không gây tội lỗi nào nữa, thì như thế, chúng ta không còn nghiệp quả nào nữa, tức nhiên chúng ta sẽ được giải thoát, vì không còn ai kéo níu đòi nợ chúng ta được nữa.

    Thứ nhì: Tư thế ngồi cúng tại Tòa Thánh, tư thế quì cúng tại Thánh Thất hay Điện thờ, hay tư thế đứng hầu đàn, ba tư thế ấy là ba tư thế thiền định luyện Tam Bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt, nếu như trong ba tư thế ấy chúng ta giữ xương sống luôn luôn thẳng đứng và hai chân khép lại chạm vào nhau.

    Tư thế ngồi cúng là Tọa thiền, tư thế quì cúng là Quì thiền, tư thế đứng hầu đàn là Trụ thiền. Chúng ta giữ cho đừng phóng tâm, tập trung tư tưởng ngưỡng vọng Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, đưa tư tưỡng lần theo các lời kinh, dần dần trong cơ thể của chúng ta sẽ có sự chuyển biến làm cho Tinh hóa Khí, Khí hiệp Thần, và sau cùng cho Thần huờn Hư.

    Nhưng muốn đạt được kết quả ấy, không phải chúng ta chỉ cúng trong một vài tháng hay một vài năm, mà chúng ta phải bền chí tu tập trong một thời gian lâu dài, có khi đến mãn đời, nhứt định chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp chắc chắn, nhứt định chúng ta sẽ được giải thoát, tức là được siêu thăng.

  • Lễ giáo

    Lễ giáo

    禮敎

    A: Educated.

    P: Éduqué.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Giáo: dạy, có giáo dục.

    Lễ giáo là có giáo dục về lễ nghĩa.

  • Lễ nghi phong hóa

    Lễ nghi phong hóa

    禮儀風化

    A: Ceremonies and manners.

    P: Cérémonies et moeurs.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Nghi: cách thức bày ra. Phong: thói, nếp có từ lâu đời. Hóa: thay đổi, giáo hóa. Lễ nghi là những nghi thức làm lễ. Phong hóa là phong tục và giáo hóa.

    Lễ nghi phong hóa là cách thức bày ra trong sự cúng tế cho được trật tự, trang nghiêm, kính cẩn và các phong tục tạp quán của một dân tộc.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Tuy vẫn đã biết, lúc Thầy lập Pháp Chánh Truyền thì Thầy dạy hành lễ dường ấy mặc dầu, là bởi lễ nghi phong hóa nhà Nam ta buộc phải vậy.

  • Lễ nghĩa

    Lễ nghĩa

    禮義

    A: The politeness.

    P: La politesse.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Nghĩa: việc làm đúng theo lẽ phải và đạo lý.

    Lễ nghĩa là những phép tắc phải theo để cho việc cư xử tỏ ra được sự tôn kính và đúng theo lẽ phải.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Còn hỏi về lễ nghĩa giao thiệp về phần đời thì Ngài dạy Giáo Hữu nam phái cũng phải chịu dưới quyền của Giáo Sư nữ phái.

  • Lễ Nhạc

    Lễ Nhạc

    禮樂

    A: The rites and music.

    P: Les rites et la musique.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Nhạc: âm nhạc.

    Lễ Nhạc là Lễ nghi và Âm nhạc.

    Lễ và Nhạc trong Đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn xem rất quan trọng, cho nên ngay từ khi mở Đạo, Đức Chí Tôn đã nhiều lần giáng cơ dạy về Lễ và Nhạc.

    Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng phần một.  

    I. LỄ

    Chữ Lễ, trước tiên dùng với ý nghĩa là các hình thức cúng tế, cầu Thần linh ban phước và cúng tế Tổ Tiên. Sau đó, chữ Lễ được dùng rộng ra bao gồm những phép tắc phù hạp với phong tục và tạp quán của dân chúng trong việc quan, hôn, tang, tế. Sau nữa, chữ Lễ có nghĩa thật rộng, gồm cả quyền bính của vua và cách tiết chế các hành vi của dân chúng cho thích hợp lẽ tự nhiên của Trời Đất.

    Cho nên, Kinh Lễ của Nho giáo viết rằng: "Lễ giả, Thiên chi tự." Nghĩa là: Lễ là cái trật tự của Trời. Do đó, Nho giáo rất chú trọng về Lễ và dùng Lễ vào 4 mục đích sau đây:

    1. Dùng Lễ để hàm dưỡng tánh tình

    1. Dùng Lễ để hàm dưỡng tánh tình.

    Dùng Lễ để tạo thành một không khí đạo đức trang nghiêm, dần dần biến thành một tạp quán tốt, khiến người ta làm điều phải một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ.

    Vào nơi đền chùa, thấy khung cảnh cúng bái trang nghiêm, tự nhiên sanh lòng tôn kính. Vào chỗ đám tang, thấy cái không khí ảm đạm thê lương, tự nhiên sanh lòng bi ai.

    Vậy nhờ Lễ mà con người được khơi dậy những tình cảm tốt đẹp cao thượng.

    2. Dùng Lễ để giữ tình cảm thích hợp đạo Trung dung

    2. Dùng Lễ để giữ tình cảm thích hợp đạo Trung dung.

    Dùng Lễ để giữ tình cảm của mình không cho thái quá mà cũng không cho bất cập, theo đúng đạo Trung Dung. Nhờ vậy, thể xác và tinh thần của con người được quân bình, hành động lúc nào cũng được sáng suốt và chừng mực.

    Đức Khổng Tử bảo Nhan Uyên là người đã hiểu rõ đạo Nhân hơn người là do Lễ: "Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động." Nghĩa là: không phải lễ chớ nhìn, không phải lễ chớ nghe, không phải lễ chớ nói, không phải lễ chớ làm.

    3. Dùng Lễ để định rõ lẽ phải trái, tình thân sơ và trật tự trên dưới phân minh

    Nhờ Lễ mà ta phân biệt được kẻ thân người sơ, kẻ nhỏ người lớn, vì Lễ qui định sự đối xử khác nhau rõ rệt. Do đó không còn chỗ hiềm nghi, định rõ lẽ phải trái.

    Nhờ Lễ mà định được Chính danh, có Chánh danh mới định phận cho thích hợp. Do đó có tôn ti trật tự, phép tắc luân lý từ gia đình đến xã hội, tạo nên một xã hội trật tự thái bình.

    4. Dùng Lễ để tiết chế lòng dục

    Dục vọng của con người thì không cùng và lúc nào nó cũng đòi hỏi phải làm cho nó thỏa mãn. Nếu không dùng Lễ để chế giảm, tất dục vọng sẽ làm con người hư hỏng. Dùng Lễ để chế giảm mà còn hướng dẫn dục vọng vào chỗ cao thượng nữa.

    Lễ và Pháp luật đều có mục đích ngăn chận sự hư hỏng và tội lỗi của con người. Nhưng Lễ có ưu điểm là nó có thể ngăn cản những việc lầm lỗi chưa xảy ra, còn dùng pháp luật là để trừng trị những việc tội lỗi đã xảy ra rồi. Do đó, Thánh nhân trọng Lễ hơn trọng hình phạt. Pháp luật tuy phải đặt ra, nhưng dùng sự giáo hóa về Lễ mà ngăn chận trước sự phạm tội mới là ưu việt.

    Tóm lại, chữ Lễ trong nghĩa rộng có bao hàm tính chất pháp luật. Nhưng Lễ chú trọng về mặt giáo hóa và ngăn ngừa sự hư hỏng, phạm tội; còn Luật pháp thì chú trọng trừng phạt những điều hư hỏng và phạm tội đã xảy ra.

    Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì, không nên làm điều gì, và tại sao như thế. Còn Luật pháp thì cấm không cho làm việc nầy làm việc nọ, hễ vi phạm thì bị trừng phạt.

    Người làm trái Lễ thì bị chê cười, có tính cách trừng phạt về mặt tinh thần, người làm trái pháp luật thì bị trừng phạt về thể xác.

    Thánh giáo:
    "Lễ là hạnh nết của Thần Tiên,
    Phải giữ lễ nghi thật vững bền.
    Trước mắt phàm tuy trông chẳng thấy,
    Chín từng lồng lộng Đấng bề trên."

    II. NHẠC

    Nhạc là sự hòa hợp của các thứ âm thanh mà tạo thành, thể hiện sự rung cảm của lòng người đứng trước ngoại vật, hay nói khác đi, chính sự rung cảm trong lòng người mới tạo thành tiếng Nhạc.

    Khi người buồn thì tiếng nhạc có âm điệu bi ai; khi người vui vẻ phấn chấn trong lòng thì tiếng nhạc nhanh, dồn dập, vui tươi; khi ngoại cảnh sanh lòng yêu mến thì tiếng nhạc hòa nhã dịu dàng. Ngược lại, tiếng nhạc có thể cảm hóa lòng người, khiến người nghe rung động theo nó, như khi nghe nhạc réo rắc thanh tao thì người nghe có ý nghĩ cao thượng, khi nghe nhạc giựt gân dâm ô thì người nghe có ý nghĩ thấp hèn.

    Nhạc có thế lực rất quan trọng như thế nên bực đế vương thời xưa như vua Thuấn dùng nhạc để hóa dân, khiến dân trở nên lương thiện.

    Sách Nhạc Ký có viết: Nhạc là cái vui của Thánh nhân, mà có thể khiến cho lòng dân trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người rất sâu và làm cho phong tục dời đổi được.

    Cho nên Tiên Vương mới đặt ra việc dạy Nhạc.

    Nhạc cũng phải giữ lấy đạo Trung dung, dẫu vui cách mấy cũng không làm mất cái chánh, dẫu buồn cách mấy cũng không làm mất cái hòa. Như thế Nhạc mới điều hòa tánh tình của con người.

    III. SỰ PHỐI HỢP NHẠC và LỄ

    Nhạc và Lễ đều có cái chủ đích chung là sửa đổi tâm tánh con người cho ngay chánh, bồi dưỡng tình cảm cho thuần hậu. Nhưng mỗi bên có cách thức riêng biệt.

    Lễ cốt ở sự cung kính để giữ cho trật tự phân minh, Nhạc cốt ở sự điều hòa khiến cho tâm tánh được tao nhã.

    Do đó, Lễ và Nhạc cần phải phối hợp với nhau thì mới thành tựu mục đích tốt đẹp. Nếu có Lễ mà không có Nhạc, tức là có Kính mà không có Hòa, thì nhơn quần ở với nhau có sự phân biệt thái quá, nên chia rẽ xa cách. Nếu có Nhạc mà không có Lễ, tức là có Hòa mà không có Kính, thì thành ra dễ dãi khinh lờn.

    Vậy nên, có Lễ phải có Nhạc, có Nhạc phải có Lễ, để cho cái nầy bổ khuyết cái kia thì mới tạo được sự điều hòa tốt đẹp và một trật tự ổn định trong xã hội.

    Lễ và Nhạc có ý nghĩa rất sâu xa và có tác dụng mạnh mẽ về đường đạo đức, vì một đàng khiến cho tâm tánh ở bên trong và một đàng khiến cho sự hành động ở bên ngoài, cốt cho trong ngoài hòa thuận. Trong hòa là làm cho tâm tánh được điều hòa, ngoài thuận là làm cho hành vi cử chỉ thuận theo đạo lý, hợp lòng người. Trong và ngoài được như thế thì cái tà tâm và dục vọng không có cơ hội phát triển và dần dần sẽ biến mất, nhường chỗ cho Thánh tâm và những dục vọng thanh cao.

    Nhưng Đức Khổng Tử lại nói: "Nhơn nhi bất nhơn như lễ hà? Nhơn như bất nhơn như nhạc hà?" nghĩa là:

    Người mà không nhơn đức thì làm sao dùng Lễ được?

    Người mà không nhơn đức thì làm sao dùng Nhạc được?

    Ý của Đức Khổng Tử nói rằng: Dầu Lễ và Nhạc có hay đến bực nào đi nữa mà người dùng Lễ và Nhạc không có lòng nhơn đức thì cũng không có hiệu quả gì. Có nhơn đức tức là có tình cảm dồi dào, có trực giác mẫn huệ, rồi lấy Lễ Nhạc mà khiến thì công dụng của Lễ Nhạc rất hay; còn nếu không có nhơn đức mà đem dùng Lễ Nhạc thì chỉ là cái hư văn kiểu cách trống rỗng mà thôi, không có tác dụng gì.

    Đức Khổng Tử chủ trương Lễ Nhạc cũng phải trung dung, không nghiêng hẳn về bên Lễ, cũng không nghiêng hẳn về bên Nhạc, vì: "Nhạc thắng hóa bừa bãi, Lễ thắng hóa chia lìa. Khiến thích hợp tánh tình, phục sức và dung mạo là công việc của Lễ Nhạc."

    Lễ Nhạc còn có địa vị trọng yếu trong phép trị nước, và được đặt ngang hàng với Hành chánh và Hình pháp.

    "Lễ để chỉ đạo ý chí, Nhạc để điều hòa thanh âm, Hành chánh để thống nhứt hành động, Hình pháp để ngăn ngừa tội ác. Lễ Nhạc, Hành chánh, Hình pháp có mục đích cuối cùng là một, tức là thống nhứt lòng dân để thực hiện nền thạnh trị."

    Ý của Đức Khổng Tử và các bậc Thánh xưa dùng Lễ Nhạc cao siêu như thế, nhưng lần lần, từ đời nọ qua đời kia, Nhạc và Lễ biến đổi theo tình đời và trở nên sái hết cả.

    Lễ thì biến ra thêm phiền toái mà không giữ được sự Kính làm gốc, Nhạc thì biến ra đủ thứ đủ loại mà không giữ được sự Hòa làm gốc. Con người không được Nhạc Lễ hướng dẫn và kềm chế nên đã bị dục vọng vật chất lôi cuốn đến chỗ thấp hèn, đang tiến vào hố sâu vực thẳm.

    May mắn thay cho nhơn loại! Nhứt là hữu hạnh cho dân tộc Việt Nam, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại nước Việt Nam, Đức Chí Tôn rất chú trọng về Lễ Nhạc, nên Đức Chí Tôn đến để chỉnh đốn Lễ Nhạc lại cho hoàn toàn.

    Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy về Lễ Nhạc rất kỹ, đôi khi Đức Chí Tôn phải nhập xác vào Cao Thượng Phẩm để biểu diễn về Lễ cho các môn đệ nhìn thấy tận mắt rõ ràng mà học tập làm theo.

    Lễ và Nhạc do Đức Chí Tôn lập ra, trên nền tảng cái cũ là Cổ lễ và Cổ nhạc của Nho giáo, để làm ra cái mới, khiến cho cũ và mới hoàn toàn dung hợp nhau, làm cho Lễ Nhạc trong Đạo Cao Đài có những nét độc đáo, sử dụng có hiệu quả nhứt, để đưa nhơn loại trở về con đường đạo đức chơn chánh.

    Nơi Văn Phòng Lễ Nhạc Đường trong Nội Ô Tòa Thánh có đôi liễn Lễ Nhạc:

    禮以地陳明定人間尊秩序
    樂由天作宣通世界主調和
    LỄ dĩ địa trần minh định nhân gian tôn trật tự,
    NHẠC do Thiên tác tuyên thông thế giới chủ điều hòa.

    Nghĩa là:

    Lễ lấy sự bày ra trên mặt đất mà chế thành, định rõ phẩm bực con người nơi thế gian, kính trọng sự trật tự,
    Nhạc do Trời làm ra, bày tỏ cho thế giới thông hiểu nhau, chủ yếu là sự điều hòa.

    Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu có viết bài LỜI ĐIỀU TRẦN để dạy các học sinh học Nhạc Lễ nơi Lễ Nhạc Đường vào năm Nhâm Thìn (1952), xin chép ra sau đây:

    1. Lời Điều Trần của Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu

    Yếu lý thuộc về Giáo khoa Lễ Nhạc hầu thành lập Chương trình để un đúc tinh thần cho học sinh, tượng trưng phép điều hòa nơi cửa Đại Đạo.

    NHẠC: vốn là một đạo pháp rất thâm u, đã có trước buổi Khai Thiên, vẫn là một từ khí thông công với luồng điện thoại truyền tấu khắp càn khôn chiêu tụ chơn hồn cả vạn vật.

    Khi thành lập các địa giới, biến sanh đủ muôn loài, rồi thì vạn linh hấp thụ lấy năm âm của thức nhạc mà tỏ vẻ hỷ, nộ, ái, ố, ai, dục riêng của mỗi loại. Nhưng do theo luật công bình thiêng liêng thì buổi sơ sanh của vạn loại, cả thảy đều tự khởi với cái giọng đớt đát thô bỉ. Chừng tìm hiểu được cái lẽ nhiệm mầu của Trời Đất, nhơn loại mới lần hồi trau luyện sửa đổi cho ra thanh tao trong giọng nói, giúp thêm tinh vi cho khuôn lễ, tiến hóa cho đến khi phù hạp tánh cách thiên nhiên với nhau mới có cộng hưởng phép điều hòa, mà xây dựng nền phong hóa riêng của mỗi quốc dân; hồn nước do nơi đó mà phân định cao thấp. Ấy là đạo pháp để gầy nên cơ hiệp chủng y theo triết lý của Lễ Nhạc đã cạn giải.

    Nguồn cội của phép điều hòa đã tìm được mà tin dùng văn từ buổi cổ thời do nơi Đức Hiên Viên Huỳnh Đế.

    Khi Ngài ngự chế ra Lễ Nhạc, Ngài để ý nghe thấy sự hỗn hợp của Bát hồn: Bào, Thổ, Cách, Mộc, Thạch, Kim, Ty, Trúc, tuy là khác giống nhau mà có thể tỏ ra vẻ hòa âm. Từ ấy, Ngài cứ bình tâm định trí để tìm hiểu lẽ nhiệm mầu của luật thiên nhiên. Chừng rõ thấu cơ mầu của Trời Đất, Ngài mới tùy nơi hình thể của thức hồ cầm (tục gọi là đờn tỳ bà) có vẻ trạng thái Thiên triều: đôi bên tả hữu có dây văn dây võ, trên có Tứ Thiên Vương, dưới có Thập Điện Quân. Ngài nương theo kiểu mẫu ấy gầy nên quốc vận, như Ngài đã thành lập một quốc gia.

    Về nội dung, nơi triều đình có văn biền để bỉnh chánh, nơi biên cương có võ bị để ngừa loàn, xây dựng nên một quốc thể đủ vẻ nghiêm trang, thuần túy.

    Về ngoại dung, Ngài đào tạo nên tổng, làng, hương đảng có đủ tánh tình ôn hậu để giáo hóa lê dân với tư cách điều hòa. Toàn trong nước, cả quan dân đều cộng hưởng thái bình, thành thử trong buổi nọ, nhờ nơi đó mà Kinh Lễ và Kinh Nhạc xuất hiện, mà hễ hai bộ Kinh Lễ và Kinh Nhạc được ra mặt dìu đời tức là Nho tông đã sáng lập.

    Tiếp theo là phép an dân của Đức Hiên Viên Huỳnh Đế, về sau có vua Nghiêu vua Thuấn là hai bậc Thánh đế đều noi theo gương ấy mà làm cho cuộc thế rất nên điều hòa, cả lê thứ thảy đều được an cư lạc nghiệp. Từ ấy đến nay, thời gian đã trải qua trên bốn ngàn năm mà nhơn vật trong thế kỷ 20 nầy vẫn còn để tâm hoài vọng cho thời cơ điều hòa của phép Lễ Nhạc buổi nọ được tái vãn.

    Như thế thì buổi hiện thời, trong hàng trí giả còn có ai là chẳng biết rằng Lễ Nhạc vốn là hai quan điểm đặc sắc để khởi dẫn bước đầu tiên cho nhơn loại, lần hồi gầy mối cảm tình nhau mà đoạt được phép điều hòa, nhứt là trong buổi loạn lạc nầy, cả nhơn loại toàn cầu đều chịu thống khổ nguy nan, còn có chi hay để cải sửa cơ đời cho bằng phép ấy. Các Đấng thiêng liêng hay gợi nhắc chúng ta nên dùng pháp mầu của Nho tông để chuyển thế là bởi đó.

    Luận giải dường ấy thì chúng ta đủ rõ thấy rằng: nét hưng vong của một quốc vận, nhục vinh của một chủng tộc, suy thạnh của một gia đình, nên hư của một cá nhân, cuộc cờ đời biến đổi trở day đều do nơi đó cả thảy. Hà tất chúng ta nơi cửa Đạo Trời, vẫn có nhiệm vụ thật hành phép điều hòa trong cửa Đại Đạo để làm khuôn mẫu trước hết cho nòi giống Việt Thường theo bước, hầu gây nên Quốc Đạo theo mấy câu văn của Đức Chí Tôn đã dạy:

    Quốc Đạo kim triêu thành Đại Đạo,
    Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong.
    An dân liệt Thánh tùng Nghiêu Thuấn,
    Văn hóa tương lai lập Đại đồng.

    Vậy thì hai quan điểm của Lễ Nhạc, chúng ta cần phải giồi trau cho có vẻ thuần túy, để tượng trưng phép điều hòa thế nào cho xứng đáng một gương trong để soi sáng vẻ Đạo hạnh cho toàn cả Việt dân dõi chước, làm cho vạn bang nhìn nhận thì Quốc Đạo chúng ta tự gầy nên rồi Đại Đạo tùy đó mà hoằng khai trong các nước.

    Muốn giải rõ hơn nữa thì thức nhạc của hiền xưa đã gầy nên vốn để trạng thái vẻ thanh âm của phép điều hòa cho nhơn loại làm gương soi mình, hầu giồi mài trong lời lẽ cho có âm giọng thuần hòa thanh tao âm điệu. Vậy thì trước nhứt mấy em Lễ sĩ, Nhạc sĩ cần phải sẵn có học biết nhiều ít về văn chương, ngôn ngữ mới có đủ hầu sắp đặt theo thứ tự khép và lâm giọng của nhạc pháp, ngôn từ mới âm điệu, lời lẽ mới thanh tao, mà nói năng cho vừa lỗ tai người trong khi giao tiếp với nhơn quần xã hội để tượng trưng phép điều hòa y theo nguyên pháp của Đại Đạo.

    Vì Lễ Nhạc là đạo pháp điều hòa của Đấng Hóa công đã gây nên để un đúc tinh thần cho nhơn loại hầu khêu gợi gieo rắc sự cảm hóa với nhau mà lập thành cơ hiệp chủng, cũng vì đó quốcdân Pháp thường nói: La musique adoucit les moeurs. nghĩa là: âm nhạc để giúp đời được thuần phong mỹ tục.

    Dường ấy thì những Chức sắc có trọng trách dìu dẫn Nhạc sĩ và Lễ sĩ, chúng vẫn là đoàn em sẽ có nhiệm vụ thể hình Lễ Nhạc, chư vị cần phải do theo trình độ cao thấp của chúng mà gây nên, cần nhứt là tùy phương châm mà tạo lập lấy chương trình Nhạc Lễ cho có mục văn chương, trạch cử một vị giáo sư để dạy về văn từ, nhưng phải liệu lượng thế nào cho vừa với trí não của đoàn em mà dẫn lối, chúng nó mới có đủ tinh thần mẫn đạt mà tập rèn hầu lần hồi tiến bước vào nghệ thuật cho có vẻ thanh cao.

    Về NHẠC PHÁP:

    Vậy thì cứ thể hình Nhạc pháp hai phương văn võ khác nhau: các thức đờn đều thuộc về văn ban, vì có sẵn bản của hiền xưa đã sắp đặt. Trong mỗi bản đều có lớp có lang tùng theo nhịp nhàng nội ngoại ứng biến mà diễn tả bài nhạc của nghệ sĩ thế nào cho có đủ câu Âm câu Dương đúng với niêm thức của bản, mới có thể hòa âm với các giống đờn khác, chẳng khác nào như các nhà văn sĩ cần chủ tâm, tùy nơi âm vận, niêm, luật, phá, thừa, trạng, luận, chuyển, kết, cho đúng mà hành văn mới tác thành những áng thi phú văn từ đáng giá.

    Hơn nữa, Nhạc sĩ cần phải thấu hiểu rằng: tuy nhà văn sĩ đã chung họa thi văn với nhau trong một đề chủ, nhưng tinh thần trong bài văn đều do nơi khí phách riêng của mỗi người, tùy nơi tâm chí cao thấp mà biến tướng, nhờ đó mà ngoại nhân rõ thấy tài hay dở của văn sĩ. Nghệ thuật của Nhạc sĩ cũng vẫn dường ấy, vì cũng do nơi giọng đờn thanh cao tao nhã hay là thô bỉ sượng sùng mà người nghe hiểu được trình độ tiến hóa của Nhạc sĩ là thế nào.

    Khó hơn nữa là dầu cho thức đờn hay dở thế nào cũng đều phải khép vào khoảng mau chậm của nhịp do nơi lá phách của ban võ lược, tức là cặp trống, và đồ ngang đã ra ni, mới có vẻ rập ràng của các giống đờn.

    Cặp trống nhạc và các món như: mõ, bạc, trống cơm, bồng, kèn, v.v..., tục gọi là đồ ngang, đều đứng vào ban võ lược vì cả thảy đối chọi với nhau mà xây dựng nên nhịp, mỗi món vẫn có phận sự riêng, khi thì minh, lúc lại ẩn, phải tùy cơ ứng biến cho đúng phép mà làm cho rập ràng nhau mới vững đặt nhịp nhàng.

    Nói tóm tắt là cả hai bên Văn ban, Võ bị đều phải tương đắc với nhau, giọng hòa âm của thức nhạc mới có thể trợ giúp vẻ trang nghiêm cho cuộc lễ.

    Về LỄ PHÁP:

    Theo Lễ pháp thì Lễ sĩ phải thấu hiểu rằng: Lễ đã dạy kỹ, bước bằng chữ tâm 心 tức là giữ trọn tấm lòng thành, đi đứng có mực thước, tùy theo nhạc chầu 7 lá phách mới bước vào một bước, ấy là trạng thái bước lễ đi đứng có vẻ tề chỉnh, còn hiến dâng Tam bửu: Bông, Rượu, Trà, tức là tạm dùng ba món để thể hình: Tinh, Khí, Thần, nghĩa là chúng ta hiến lễ cho Đấng Chí Tôn với tấm lòng chí thành thường chứa ba tôn chỉ của Tam giáo là: Bác ái, Công bình, và Điều hòa, tương tự như nơi cơ bí truyền có thể hình tam giác đóng khuôn bao quanh lương tâm (huệ nhãn).

    Tóm tắt cả ý nghĩa là trong mỗi cuộc lễ hiến cho Đức Chí Tôn hoặc các Đấng thiêng liêng hay là các bậc Tiền Hiền đã quá vãng, cả hành vi của mấy em Lễ sĩ và Nhạc sĩ biểu diễn vốn để tượng trưng cái phép cư xử theo lễ cho nhơn loại dõi chước.

    Nếu muốn yên vui với nhau nơi cõi tạm nầy, nhơn loại cần phải cộng sự với nhau bằng tấm lòng thành thật, tâm hằng giữ vững ba món báu là: yêu đương với nhau, đoan chánh với nhau, hòa nhã với nhau, hầu được tránh khỏi mọi nỗi sai lầm với nhau trong bước đường đời. Ấy là đúng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn, vì Chí Tôn đã có dạy chúng ta nhiều lần với câu Thánh giáo nầy: "Chẳng cần chi hơn là Thầy thấy các con để tâm hòa nhã với nhau. Đó mới thật là Lễ long trọng các con hiến cho Thầy." Mà đó cũng là ba tôn chỉ của Nho, Thích, Đạo, do nơi thi văn Đức Kim Mẫu đã dạy rằng:

    Gắng sức trau giồi một chữ Tâm,
    Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm.
    Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
    Tâm chánh mới mong mối đạo cầm.
    Tâm ái nhơn sanh an bốn biển,
    Tâm hòa thiên hạ trị muôn năm.
    Đường Tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn,
    Có buổi hoài công bước Đạo tầm.

    Những yếu điểm nầy, chẳng những để cho Nhạc sĩ, Lễ sĩ tìm hiểu đặng trau luyện nghệ thuật, mà toàn người trong Đại Đạo cũng cần phải chú tâm về đó, hầu giồi mình cho đắc pháp mới đáng gọi là môn đệ của Đức Cao Đài Thượng Đế.

    KẾT LUẬN:

    Lời lẽ Tiểu Dẫn nầy, tuy sơ lược, song cũng có nhiều ít ý nghĩa nhiệm mầu của phép Lễ Nhạc. Vẫn có thể được dễ hiểu cho các Chức sắc và mấy em học sinh nơi Lễ Nhạc Đường.

    Vậy xin chư vị nên ký tâm về mấy lời vắn tắt nầy. Nếu muốn cho đoàn hậu tấn học tập Lễ Nhạc cho rập ràng thì rất dễ, còn trau luyện nghệ thuật cho ra vẻ thanh cao (nghĩa là được thanh tao và cao thượng) để dẫn lối thuần phong mỹ tục cho Việt chủng là việc rất khó, ta cần phải un đúc đoàn em về văn từ cho nhuận thấm thì nghệ thuật của chúng mới trở nên thuần túy mà biểu diễn trong các cuộc lễ, mà cũng vẫn có đủ tánh cách nho nhã cho mấy em, trong khi ra ngoài tương tiếp với nhơn quần xã hội, đáng mặt một học sinh nơi Lễ Nhạc Đường của Đại Đạo, vì Lễ Nhạc là hai quan điểm đặc sắc của Nho tông để đoạt phép điều hòa nâng cao hồn nước.

    Chư vị phải để ý cẩn thận về đó cho lắm mới khỏi hổ lòng với lời Thánh giáo của các Đấng thiêng liêng đã dạy câu: Nho tông chuyển thế nơi cửa Đại Đạo.

    Làm tại Trung Tông Đạo Tòa Thánh Tây Ninh.

    Ngày 1 tháng 8 Nhâm Thìn (dl 19-9-1952).

    BẢO VĂN PHÁP QUÂN

    Cao Quỳnh Diêu (ấn ký)

    (Tài liệu của Nhạc sĩ Lê Minh Dương)

    Sau đây chúng tôi xin chép lại bài Huấn Dụ của Đức Thượng Sanh, trong đó Ngài có giảng giải rất kỹ về Lễ Nhạc:

    2. Huấn Dụ của Đức Thượng Sanh
    đọc trong buổi Lễ Bổ nhiệm Chức sắc và nhơn viên
    Bộ Nhạc Trung Ương Tòa Thánh Tây Ninh,

    Ngày 29-6-Canh Tý (dl 24-5-1960).

    Kính thưa chư Chức sắc Hiệp Thiên và Cửu Trùng, chư Đạo hữu.

    Hôm nay, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài lấy làm hài lòng đến chứng kiến Ban Cai Quản Bộ Nhạc Trung ương nhơn dịp ông Tiếp Lễ Nhạc Quân ban hành Huấn Lịnh của Hội Thánh giao phó trách nhiệm cho mỗi chức phẩm và nhơn viên của Ban nầy.

    Riêng tôi, tôi lấy làm vui và mãn nguyện được thấy một sự tiến bộ khả quan và tôi hy vọng vị Tiếp Lễ Nhạc Quân và Chức sắc cùng nhơn viên của Bộ Nhạc, cũng như Bộ Lễ, sẽ tận tâm chung sức nhau để trau giồi và nâng cao nền Lễ Nhạc của Hội Thánh về hình thức cũng như về tinh thần.

    Mỗi Chức sắc và mỗi vị đều rõ biết, Lễ Nhạc là rất quan hệ và trọng yếu cho đời và cho con người, cũng chẳng khác chi món ăn và thức mặc vậy. Các Đấng Thánh nhân thời cổ tìm cái căn nguyên cao xa và tôn quí của Lễ Nhạc ở trong đạo tự nhiên của Trời Đất và cho rằng: Lễ là cái trật tự của Trời Đất, Nhạc là cái điều hòa của Trời Đất.

    Võ trụ nhờ có Lễ Nhạc mà tồn tại, vạn vật trong Trời Đất nhờ có Lễ Nhạc mới có trật tự phân minh, thời tiết thuận lợi, Âm Dương luân chuyển, khí tính điều hòa mà giúp cho cơ sanh hóa.

    Nói cách khác, Lễ Nhạc của Trời Đất tức là cách sắp đặt của Đấng Tạo hóa, làm cho vạn vật được có vị trí phân minh không sai đường, không đổi hướng, hết xuân qua hạ, thu mãn kế đông về, mưa nắng tùy theo mùa, gió sương tùy theo tiết, hết ngày tới đêm, hết tối tới sáng, nhựt nguyệt tuần tự chuyển luân, phân phối Âm Dương điều hòa, ấm lạnh thế nào cho cỏ cây được sởn sơ, mùa màng được kết quả.

    Cơ quan sanh hóa của người và vật nhờ đó mà tồn tại và tiếp diễn mãi. Cái trật tự và cái điều hòa làm cho vạn vật sanh tồn. Đó tức là Lễ Nhạc của Trời Đất vậy.

    Thánh nhơn mới nhơn đó chế ra Lễ Nhạc để làm căn bản trong sự dạy người và trị thiên hạ, khiến người ta cư xử hành động sao cho hợp Nhơn đạo, tức là hợp với Thiên lý.

    Vì lẽ đó, đối với các bậc đế vương đời trước, Lễ và Nhạc có cái địa vị rất là trọng yếu về đường chánh trị. Lễ tiết dân tâm, Nhạc hòa dân thạnh, là dùng Lễ để tiết chế lòng dân, dùng Nhạc để hòa thanh âm của dân.

    Cái hay của Lễ là làm cho có sự cung kính, giữ trật tự phân minh. Cái hay của Nhạc là tạo sự điều hòa khiến cho tâm tánh tao nhã. Nhạc và Lễ phải dung hòa với nhau thì mới được hoàn toàn, vì nếu có Lễ mà không có Nhạc thì người ta đối xử với nhau phân biệt, mất tình thân ái; còn có Nhạc mà không có Lễ thì thành ra thiếu trật tự, khinh lờn nhau.

    Vậy có Lễ tức phải có Nhạc để kềm chế nhau cho có điều hòa và phân biệt.

    Đức Khổng Tử tin sự dùng Lễ Nhạc có công hiệu rất lớn, nên Ngài nói rằng: "Quân tử minh ư Lễ Nhạc, cử nhi thố chi nhi dĩ." có nghĩa là: người quân tử biết rõ Lễ Nhạc, chỉ đem thi thố ra là đủ. Vì Lễ thì khiến sự hành vi bên ngoài, Nhạc thì khiến tâm tình bên trong. Cái cực điểm của Nhạc là hòa, cái cực điểm của Lễ là thuận. Nếu bên trong mà tính tình điều hòa, bên ngoài sự hành vi thuận hợp nghĩa lý, thì cái tà tâm vọng niệm thế nào còn chen vào được lòng người ta nữa.

    Trái lại, nếu Lễ mà không kính, Nhạc mà không hòa, thì dầu bề ngoài có giữ đủ các lề lối thì cũng không có ích lợi cho sự tiến hóa của con người.

    Lập nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lúc ban sơ, Đức Chí Tôn lấy Lễ Nhạc làm gốc. Đức Chí Tôn chỉ dạy từ bước chơn đi lễ phải thế nào, cho tới hòa tấu những bản nhạc nào mà thường nhắc nhở, Chức sắc nếu cúng đàn mà Lễ Nhạc không nghiêm thì chỉ để cho tà quái xung nhập, chứ các Đấng thiêng liêng không chứng.

    Vậy các Chức sắc và nhơn viên trong Bộ Nhạc cũng như Bộ Lễ, nên hết lòng sốt sắng với nhiệm vụ, gắng lo trau giồi nghệ thuật cho tới chỗ tận thiện tận mỹ, để nâng cao tinh thần của nền Đạo.

    Nơi một đàn cúng mà Lễ Nhạc được trang nghiêm thì đàn cúng được bao trùm, có thể nói là một bầu quang tuyến thiêng liêng huyền diệu, khiến cho chúng ta tưởng tượng là có Đức Chí Tôn và các Đấng Tiên Phật giáng đàn để chứng kiến lòng thành của chúng ta và ban ơn cho chúng ta.

    Trái lại, nếu Lễ không nghiêm, Nhạc không hòa, thì đàn cúng dường như có cái tâm trạng hỗn loạn, nô đùa, khiến người quì cúng có cái tâm trạng xao xuyến, bần thần, bất mãn. Lập đàn cúng như vậy, chúng ta chẳng những thất lễ mà còn đắc tội với Đức Chí Tôn.

    Ngoài ra, có người ngoài hay người của các tôn giáo khác dự kiến, chúng ta lại làm hạ phẩm giá nền Đại Đạo, đó là chúng ta chất thêm tội lỗi nữa.

    Thành thử, nhiệm vụ của Chức sắc và nhơn viên Bộ Nhạc cũng như Bộ Lễ lấy làm quan trọng, và công quả của mấy vị đối với Đức Chí Tôn là một công quả cao quí, chẳng phải tầm thường.

    Đức Chí Tôn có nói, và tôi cũng thường nhắc nhở chư Đạo hữu, về mặt Đạo, không có công quả nào cao, công quả nào thấp. Kẻ chịu lao tâm, người chịu lao lực, lao tâm hay lao lực đều hướng về một mục tiêu là giúp ích cho Đạo, làm nên cho Đạo. Thế thì sự phục vụ dầu về phương diện nào, và dưới hình thức nào, đều có cái giá trị thiêng liêng duy nhứt của nó. Cao hay là thấp là do nơi cái tâm của ta, do nơi có sự thành thật hay không mà thôi.

    Ấy vậy, hướng về tiền đồ đại nghiệp của Đạo, tôi xin toàn thể Chức sắc và nhơn viên Bộ Nhạc và Bộ Lễ lấy hết chí thành thi hành phận sự đắc lực để phục vụ Đức Chí Tôn và phụng sự cho nền Chánh giáo, hầu ngày sau để tên tuổi nơi sử Đạo, và lập vị xứng đáng ngày công viên quả mãn.

    Tòa Thánh, ngày 29 tháng 4 Canh Tý (dl 24-5-1960).

    THƯỢNG SANH

    CAO HOÀI SANG

  • Lễ Phật khán kinh

    Lễ Phật khán kinh

    禮佛看經

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Phật: Đức Phật. Khán: xem. Kinh: kinh tụng.

    Lễ Phật khán kinh là lạy Phật xem kinh.

    Trong sách Minh Tâm Bửu Giám:

    Lễ Phật giả kính Phật chi đức,
    Niệm Phật giả cảm Phật chi ân.
    Khán kinh giả minh Phật chi lý,
    Tọa thiền giả đăng Phật chi cảnh,
    Đắc ngộ giả chứng Phật chi đạo.

    Nghĩa là:

    Lạy Phật là kính Đức Phật,
    Niệm Phật là cảm ơn Phật.
    Xem kinh là rõ lẽ Phật,
    Ngồi thiền là lên cõi Phật,
    Được ngộ là chứng Phật đạo.
  • Lễ Sanh

    Lễ Sanh

    禮生

    A: Student-Priest.

    P: Élève-Prêtre.

    Lễ Sanh là một phẩm Chức sắc Cửu Trùng Đài, đứng trên Chánh Trị Sự, dưới Giáo Hữu, đối phẩm Thiên Thần.

    Theo Đạo Nghị Định của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp thì Lễ Sanh được làm đầu một Tộc Đạo, gọi là Đầu Tộc Đạo.

    Quyền hành, nhiệm vụ, và Đạo phục của Lễ Sanh nam và nữ phái được qui định rõ trong PhápChánhTruyền Chú Giải.

    Số lượng Lễ Sanh nam phái không bị giới hạn như số lượng Giáo Hữu, nghĩa là nhiều bao nhiêu cũng được.

    Lễ Sanh nam được phân ra theo Tam Thanh: Thái, Thượng, Ngọc. Đạo phục có màu vàng, xanh, đỏ tùy theo phái, nhưng mão đều màu trắng, dầu phái nào cũng vậy. Đội Khôi khoa mạo để chỉ rằng muốn vào hàng Lễ Sanh thì phải có khoa mục, tức là phải qua một kỳ thi tuyển do Hội Thánh tổ chức.

  • Lễ sính

    Lễ sính

    禮聘

    A: Wedding ceremony.

    P: Cérémonie de mariage

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Sính: đem lễ vật đi cưới vợ.

    Lễ sính là lễ cưới vợ, nhà trai đem phẩm vật đến nhà gái để làm lễ cưới và rước dâu về.

    Tân Luật: Thế luật, điều 7: Tám ngày trước Lễ sính, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh Thất sở tại cho trong bổn đạo hay, sau khỏi điều trắc trở.

  • Lễ thành

    Lễ thành

    禮成

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Thành: nên, xong.

    Lễ thành là cuộc lễ cúng tế đã xong.

    Đây là câu xướng của Lễ sĩ khi lễ cúng đàn đã xong. Khi Lễ sĩ xướng câu nầy, người hầu chuông đánh ba tiếng chuông bãi đàn, mọi người xá đàn một xá rồi từ từ bước ra.

  • Lễ triều Chí Linh

    Lễ triều Chí Linh

    禮朝至靈

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Triều: chầu vua. Chí Linh: Đức Chí Tôn.

    Lễ triều Chí Linh là vào chầu và lạy Đức Chí Tôn.

    Kinh Khi Ðã Chết Rồi: Vào Kinh Bạch Ngọc lễ triều Chí Linh.

  • Lễ vật

    Lễ vật

    禮物

    A: The offering.

    P: L"offrande.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Vật: phẩm vật.

    Lễ vật là các phẩm vật dâng cúng.

    Trong Đạo Cao Đài, lễ vật dâng cúng Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng là Hoa, Rượu, Trà. Ba món nầy tượng trưng Tam bửu của con người là: Tinh, Khí, Thần. Tinh là thể xác, Khí là chơn thần, Thần là chơn linh.

    Ở ngoài đời, lễ vật là những phẩm vật có giá trị lớn đem biếu người trên để xin ra mắt hay cầu cạnh một điều gì.

  • Lễ Viện

    Lễ Viện

    禮院

    A: Institute of rites.

    P: Institut des rites.

    Lễ: -Cách bày tỏ kính ý bằng cử chỉ hay bằng cúng tế, -cuộc lễ có nghi tiết. Viện: tòa sở lớn.

    Lễ Viện là một trong Cửu Viện, có nhiệm vụ hướng dẫn thực hành các nghi thức cúng tế, việc thờ phượng theo đúng luật đạo, thống nhất từ trung ương xuống địa phương.

    Lễ Viện Cửu Trùng Đài phụ trách nghi lễ tại Tòa Thánh và các Thánh Thất, tổ chức các kỳ lễ trong Đạo.

    Lễ Viện Phước Thiện phụ trách nghi lễ nơi Báo Ân Từ và các Điện Thờ Phật Mẫu.

    Đứng đầu Lễ Viện Cửu Trùng Đài là một Thượng Thống, phẩm Ngọc Phối Sư, có các Phụ Thống, Quản Văn phòng và Thư ký giúp việc. Lễ Viện chịu hệ thống trực tiếp của Ngọc Chánh Phối Sư.

    Đôi liễn nơi Văn phòng Lễ Viện Cửu Trùng Đài:

    禮敎法條博愛大同和善心能度眾
    院從天道慈悲萬類合一智護人生
    LỄ giáo pháp điều bác ái đại đồng hòa thiện tâm năng độ chúng,
    VIỆN tùng Thiên đạo từ bi vạn loại hiệp nhứt trí hộ nhơn sanh.

    Nghĩa là:

    Lễ giáo, pháp luật, bác ái, đại đồng, cùng với tấm lòng lành có khả năng cứu độ nhơn sanh.
    Viện tùng đạo Trời, lòng từ bi thương muôn loài, hợp chung trí, che chở và giúp đỡ nhơn sanh.
  • Lệ châu

    Lệ châu

    淚珠

    A: The tears.

    P: Les larmes.

    Lệ: nước mắt. Châu: hạt châu, ngọc trai.

    Lệ châu là nước mắt rơi xuống long lanh như hạt châu.

    Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu: Tâm tang kính gởi một bầu lệ châu.

  • Lệ thuộc

    Lệ thuộc

    隸屬

    A: Dependent.

    P: Dépendant.

    Lệ: phụ thuộc. Thuộc: phụ thuộc.

    Lệ thuộc là phụ thuộc hoàn toàn, mất quyền tự chủ, chịu sự sai khiến của người khác.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Mặc dầu xứ ấy chỉ biết chịu ở dưới quyền lệ thuộc từ ngày tạo lập đến giờ.

  • LỊCH

    LỊCH

    1. LỊCH: 歷 Trải qua, từng trải.

    Thí dụ: Lịch đại, Lịch sự.

    2. LỊCH: 曆 Cách tính ngày tháng năm.

    Thí dụ: Lịch thư.

  • Lịch đại tiên vong

    Lịch đại tiên vong

    歷代先亡

    A: The ancestors of the past generations.

    P: Les ancêtres des générations passées.

    Lịch: Trải qua, từng trải. Đại: đời. Tiên: trước, tổ tiên. Vong: chết.

    Lịch đại tiên vong là tổ tiên trải qua nhiều đời.

    Kệ U Minh Chung: Lịch đại tiên vong đồng đăng giác ngạn.

  • Lịch lãm - Lịch duyệt

    Lịch lãm - Lịch duyệt

    歷覽 - 歷閱

    A: Experienced.

    P: Expérimenté.

    Lịch: Trải qua, từng trải. Lãm: nhìn xem. Duyệt: xem.

    Lịch lãm, đồng nghĩa Lịch duyệt, là trải qua nhiều nơi, xem thấy nhiều việc, ý nói có nhiều kinh nghiệm sống.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Cái lịch lãm của vị thượng sĩ quan ấy là quan sát tình thế, định hướng cho mình và định cái chơn thật ấy.

  • Lịch sự

    Lịch sự

    歷事

    A: Polite, beautiful.

    P: Politesse, beau.

    Lịch: Trải qua, từng trải. Sự: việc.

    Lịch sự, nghĩa đen là trải qua nhiều việc, từng trải việc đời; nghĩa thường dùng là: cách giao thiệp tốt đẹp làm vừa lòng mọi người; đẹp và sang trọng.

  • Lịch thư

    Lịch thư

    曆書

    A: Almanac.

    P: Almanach.

    Lịch: Cách tính ngày tháng năm. Thư: sách.

    Lịch thư là sách lịch, niên giám.

  • Lịch triều

    Lịch triều

    歷朝

    A: The past dynasties.

    P: Les dynasties passées.

    Lịch: Trải qua, từng trải. Triều: thời đại của một vị vua ở ngôi.

    Lịch triều là trải qua các đời vua.

  • Liêm sỉ

    Liêm sỉ

    廉恥

    A: Honest and ashamed.

    P: Intègre et honteux.

    Liêm: trong sạch, ngay thẳng. Sỉ: biết hổ thẹn.

    Liêm sỉ là liêm khiết và biết hổ thẹn khi làm việc quấy.

    Tân Luật: Thế luật, điều 3: Phải giữ Tam cang Ngũ thường là nguồn cội của Nhơn đạo. Nam thì hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ; Nữ thì tùng phụ, tùng phu, tùng tử và công dung....

  • Liêm sĩ

    Liêm sĩ

    廉士

    A: Honest man.

    P: Homme intègre.

    Liêm: liêm khiết, trong sạch. Sĩ: người.

    Liêm sĩ là người thanh liêm.

  • LIÊN

    LIÊN

    1. LIÊN: 蓮 Hoa sen.

    Thí dụ: Liên đài, Liên thần.

    2. LIÊN: 連 Liền nhau, liên tiếp.

    Thí dụ: Liên đới.

    3. LIÊN: 聯 Liễn, câu đối.

    Thí dụ: Liên đối.

    4. LIÊN: LÂN: 憐 thương xót.

    Thí dụ: Liên tuất.

  • Liên bần tuất khổ

    Liên bần tuất khổ

    憐貧恤苦

    Liên: thương xót. Bần: nghèo. Tuất: thương xót. Khổ: khổ.

    Liên tuất hay Lân tuất là thương xót.

    Liên bần tuất khổ là thương xót người nghèo khổ.

  • Liên đài

    Liên đài

    蓮臺

    A: The throne of lotus.

    P: Le trône de lotus.

    Liên: Hoa sen. Đài: cái giá đỡ.

    Liên đài là cái giá đỡ bằng bông sen, hay hình bông sen.

    Có hai trường hợp sau đây:

    Liên đài là tòa sen, nơi ngự của Phật và Bồ Tát.

    Liên đài là cái áo quan có hình bát giác đặt trên tòa sen, để liệm thi hài của chư Chức sắc Đại Thiên phong từ hàng Tiên vị đổ lên.

    1. Liên đài là tòa sen, nơi ngự của Phật và Bồ Tát.

    Đức Phật chọn hoa sen làm tòa ngự vì hoa sen có đặc tính mọc trong bùn dơ mà không nhiễm chất dơ của bùn, lại tỏa hương thơm ngát; cũng như Phật, sanh trong cõi trần mà không nhiễm trược trần.

    Hoa sen có 4 loại tùy theo màu:

    · Hoa sen trắng gọi là Bạch liên hoa.

    · Hoa sen đỏ gọi là Hồng liên hoa.

    · Hoa sen xanh gọi là Thanh liên hoa.

    · Hoa sen vàng gọi là Huỳnh liên hoa.

    Trong Ao Thất bửu nơi cõi Cực Lạc Thế Giới có đủ 4 thứ hoa sen kể trên, hoa màu nào thì tỏa hào quang màu đó, đồng thời tỏa ra mùi thơm rất tinh khiết.

    Trong Kinh Tăng Nhứt A Hàm, Đức Phật Thích Ca trả lời người Bà La Môn tên Dona:

    Như hoa sen đẹp dễ thương,
    Không ô nhiễm bùn dơ nước đục.
    Giữa đám bụi trần,
    Ta không vướng chút bợn nhơ.
    Như vậy, Ta là Phật.

    Kinh Giải Oan:
    Liên đài may nở thêm hoa,
    Lão Đam cũng biết, Thích Già cũng quen.

    2. Liên đài là cái áo quan đặt trên tòa sen:

    Trong Đạo Cao Đài, các Chức sắc cao cấp hàng Tiên vị đổ lên, tức là từ phẩm Đầu Sư, Thập nhị Thời Quân và tương đương đổ lên, khi đăng Tiên, thể xác được liệm vào liên đài hình bát giác, đặt trên tòa sen và đưa vào bửu tháp.

    Liên đài được Ban Nhà Thuyền đóng bằng loại gỗ quí, hình trụ bát giác, tám cạnh đều nhau, bề ngang chừng 9 tấc, bề cao của thân liên đài chừng 1,20 mét, nóc nhọn bát giác, phía dưới có làm những cánh hoa sen và lá sen, thoạt nhìn vào giống như đặt trên một cái hoa sen lớn.

    Khi một Chức sắc hàng Tiên vị đăng Tiên, ban tẫn liệm đến mặc đại phục cho người chết, sửa bộ ngồi theo kiểu kiết già, hai tay bắt Ấn Tý, dùng vải quấn lại để giữ tư thế ấy cho đến khi đặt xác vào trong liên đài.

    Ban Nhà Thuyền tạo hình một con Long mã lớn bằng các thứ cành lá bông hoa của cây kiểng, trên một sườn xe hơi, dùng để chở liên đài, di chuyển đến các nơi tế lễ và đến bửu tháp, gọi là Liên đài kỵ Long mã. (Kỵ là cỡi lên)

    Kích thước của Liên đài:

    ■ Liên đài của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang:

    Khi Đức Thượng Sanh đăng Tiên, Liên đài của Ngài do Ban Nhà Thuyền đóng có kích thước như sau:

    · Chiều cao từ chân lên chỗ đậy là: 1, 36 mét.

    · Chiều cao của nắp đậy là: 0, 20 mét.

    · Đóa hoa sen nở nên đỉnh cao: 0, 56 mét.

    · Chiều cao tổng cộng của Liên đài: 2, 12 mét.

    · Đường kính lọt lòng là: 0, 77 mét.

    · Đường kính phủ bì là: 0, 89 mét.

    Bên trong Liên đài có cẩn một lớp thiếc dày, cò chì thật kín, dưới đáy có đổ một lớp nhựa thông (tòng chỉ) dày.

    ■ Liên đài của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu:

    Liên đài bằng gỗ vên vên, tuy không quí nhưng chắc chắn và bền bĩ lại ít tốn tiền.

    · Bề cao cái tợ (chân liên đài): 0, 245 mét.

    · Bề cao thân Liên đài: 1, 18 mét.

    · Bề cao hoa sen nơi đỉnh: 0, 40 mét.

    · Bề cao cái nắp liên đài: 0, 34 mét.

    · Bề cao tổng cộng của liên đài: 2, 165 mét.

    · Đường kính lọt lòng là: 0, 785 mét.

    · Đường kính phủ bì là: 0, 92 mét.

    Đáy liên đài được đổ một lớp nhựa thông (tòng chỉ) dày.

    Dưới chân liên đài, xung quanh có 8 lá sen lớn, 8 lá sen nhỏ, 8 lá sen búp, gồm chung 24 lá. Tám cạnh trên nắp liên đài có 8 hoa sen nhỏ để gắn 8 ngọn đèn nến, bông sen lớn ở chính giữa có gắn một ngọn nến, tất cả có 9 ngọn nến.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tại chính giữa tháp phải có một lỗ cho Nhựt quang rọi tới liên đài.

  • Liên đối (Liễn đối)

    Liên đối (Liễn đối)

    聯對

    A: Two parallel sentences.

    P: Deux phrases parallèles.

    Liên: Liễn, câu đối. Đối: dùng chữ nọ đối chọi chữ kia theo nghệ thuật chơi chữ trong thi văn Việt Nam.

    Liên đối hay Liễn đối là hai câu đối, chữ đối chữ, nghĩa đối nghĩa, thường được treo nơi hai vị trí đối xứng trong nhà, trong các đền thờ, hay nơi cổng tam quan.

    Hai câu đối thường thấy nơi các cổng lớn đi vào nội ô Tòa Thánh, hay nơi cổng tam quan của các Thánh Thất, viết bằng Hán văn, do Đức Lý Giáo Tông ban cho là:

    高上至尊大道和平民主目
    臺前崇拜三期共享自由權
    CAO thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ mục,
    ĐÀI tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.
  • Liên đới

    Liên đới

    連帶

    A: Solidary.

    P: Solidaire.

    Liên: Liền nhau, liên tiếp. Đới: Đái: đeo mang, dắt theo.

    Liên đới (Liên đái) là dính liền và ảnh hưởng lên nhau.

    Ý nói: Cùng gánh, cùng chịu chung một trách nhiệm.

  • Liên hoa

    Liên hoa

    蓮花

    A: Lotus flower.

    P: Fleur de lotus.

    Liên: Hoa sen. Hoa: bông.

    Liên hoa là bông sen.

    Đạo phục của Nữ Giáo Hữu và Nữ Lễ Sanh, trên đầu tóc đều có dắt một cái hoa sen, nhưng phải chú ý rằng: Nữ Giáo Hữu thì hoa sen có thêu Thiên Nhãn ở chính giữa, còn của Nữ Lễ Sanh thì không có thêu Thiên Nhãn.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Phải sửa y phục của Lễ Sanh như vầy, chớ phần nhiều người sái về liên hoa ấy lắm.

  • Liên thần

    Liên thần

    蓮神

    A: The divine lotus flower.

    P: La fleur divine de lotus.

    Liên: Hoa sen. Thần: thiêng liêng, mầu nhiệm.

    Liên thần là cái hoa sen huyền diệu nơi cõi thiêng liêng, vì khi một chơn hồn lên đứng trên liên thần nầy thì nó bay lên, đưa chơn hồn lên các từng Trời.

    Kinh Khi Ðã Chết Rồi: Dưới chín lớp liên thần đưa bước.

  • Liên tòa

    Liên tòa

    蓮座

    A: The throne of lotus.

    P: Le trône de lotus.

    Liên: Hoa sen. Tòa: Tọa: chỗ ngồi.

    Liên tòa là tòa sen, nơi ngự của Phật và Bồ Tát.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tranh xưa thêm rỡ cảnh liên tòa.

  • LIỆT

    LIỆT

    1. LIỆT: 列 Số nhiều.

    Thí dụ: Liệt cường, Liệt Thánh, Liệt vị.

    2. LIỆT: 烈 Mạnh mẽ, cứng cỏi, không chịu khuất.

    Thí dụ: Liệt nữ, Liệt truyện.

    3. LIỆT: 劣 Yếu, kém, hèn.

    Thí dụ: Liệt nhược.

  • Liệt cường

    Liệt cường

    列強

    A: The great powers.

    P: Les grandes puissances.

    Liệt: Số nhiều. Cường: mạnh.

    Liệt cường là những thế lực mạnh mẽ, ý nói các nước có binh lực hùng mạnh trên thế giới.

  • Liệt nhược

    Liệt nhược

    劣弱

    A: Weak.

    P: Faible.

    Liệt: Yếu, kém, hèn. Nhược: yếu.

    Liệt nhược là yếu hèn.

  • Liệt nữ bất giá nhị phu

    Liệt nữ bất giá nhị phu

    烈女不嫁二夫

    Liệt: Mạnh mẽ, cứng cỏi, không chịu khuất. Nữ: con gái hay đàn bà. Giá: lấy chồng. Nhị phu: hai chồng.

    Liệt nữ là người phụ nữ có khi tiết, coi trọng nghĩa cả.

    Liệt nữ bất giá nhị phu là người phụ nữ khí tiết thì không lấy hai đời chồng.

    Ông Vương Súc nói: "Trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất giá nhị phu." Nghĩa là: Tôi trung không thờ hai chúa, gái tiết không lấy hai chồng.

  • Liệt Thánh

    Liệt Thánh

    列聖

    A: The Saints.

    P: Les Saints.

    Liệt: Số nhiều. Thánh: vị Thánh.

    Liệt Thánh là chư Thánh, các vị Thánh.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.

  • Liệt truyện

    Liệt truyện

    烈傳

    A: Biographies of the celebrated men.

    P: Biographies des hommes célèbres.

    Liệt: Mạnh mẽ, cứng cỏi, không chịu khuất. Truyện: tác phẩm văn chương.

    Liệt truyện là truyện chép về lịch sử các danh nhân.

  • Liệt vị

    Liệt vị

    列位

    A: Ladies and Gentlemen.

    P: Mesdames et Messieurs.

    Liệt: Số nhiều. Vị: chỗ đứng, chỉ người.

    Liệt vị là chư vị, quí vị, quí ông quí bà.

  • LIỄU

    LIỄU

    1. LIỄU: 了 Xong, rồi, hiểu rõ.

    Thí dụ: Liễu đạo, Liễu ngộ.

    2. LIỄU: 柳 Cây liễu cành mềm, lá dài tha thướt, dùng để ví con gái.

    Thí dụ: Liễu yếu.

  • Liễu đạo

    Liễu đạo

    了道

    A: To die.

    P: Mourir.

    Liễu: Xong, rồi, hiểu rõ. Đạo: tôn giáo, việc Đạo.

    Liễu đạo là sự chết của một Chức sắc trong thời gian còn đang hành đạo.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Những vị Hàm phong mà còn lập nên công nghiệp vĩ đại nhưng liễu đạo trước ngày cầu thăng thưởng, cũng đặng Hội Thánh xét công nghiệp cầu truy phong thăng thưởng.

  • Liễu ngộ

    Liễu ngộ

    了悟

    A: To comprehend.

    P: Comprendre.

    Liễu: Xong, rồi, hiểu rõ. Ngộ: suy nghĩ lâu ngày mà thình lình bật sáng hiểu được rõ ràng.

    Liễu ngộ là sự giác ngộ đầy đủ.

  • Liễu yếu

    Liễu yếu

    A: The weak willow.

    P: Le saule faible.

    Liễu: Cây liễu cành mềm, lá dài tha thướt, dùng để ví con gái. Yếu: mềm yếu.

    Liễu yếu là cây liễu mềm yếu, chỉ người phụ nữ yếu ớt như cây liễu.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Liễu yếu đem đường dìu liễu yếu.

  • LIỆU

    LIỆU

    LIỆU: 料 Tính toán sắp đặt.

    Thí dụ: Liệu biện, Liệu lường.

  • Liệu biện

    Liệu biện

    料辦

    A: To arrange.

    P: Arranger.

    Liệu: Tính toán sắp đặt. Biện: làm việc, biện pháp.

    Liệu biện là tính toán trước cách thức làm việc.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Các đường nẻo mà các con sẽ đi đến, Thầy đã liệu biện.

  • Liệu lượng

    Liệu lượng

    料量

    A: To prepare.

    P: Se préparer à.

    Liệu: Tính toán sắp đặt. Lượng: lường, suy tính.

    Liệu lượng tức là liệu lường, là suy tính sắp đặt.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Hai chữ hơn thua chớ liệu lường.

  • LINH

    LINH

    LINH: 靈 Thiêng liêng, huyền diệu.

    Thí dụ: Linh cữu, Linh đài, Linh hồn.

  • Linh cảm

    Linh cảm

    靈感

    A: To have a presentiment of.

    P: Pressentir.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Cảm: Cảm động nhận thấy.

    Linh cảm là cảm thấy trước một việc gì.

    Người tu giữ được trường chay, cúng kiếng thường, chí tâm làm công quả, tin tưởng mạnh mẽ Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, thì luôn luôn được chư Thần chư Thánh hộ trì, báo trước cho biết những việc nguy hiểm xảy ra bằng linh cảm.

  • Linh chinh

    Linh chinh

    A: Inclined.

    P: Incliné.

    Linh chinh là nghiêng ngửa, gập ghềnh khó đi.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vì vậy mà con đường của các con bị linh chinh vì nơi hành động của một hai kẻ có trách nhiệm xứng đáng.

  • Linh cữu

    Linh cữu

    靈柩

    A: The coffin with the body of death.

    P: Le cercueil renfermant le corps du mort.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Cữu: cái áo quan bằng gỗ.

    Linh cữu là cái áo quan mà trong đó có liệm xác người chết trong lúc đưa đi chôn.

    Kinh Đưa Linh Cữu là bài kinh để đồng nhi tụng trên suốt quãng đường đưa linh cữu từ nhà ra tới huyệt để an táng. Bài kinh nầy được tụng nhiều lần cho đến khi nào ra tới huyệt mới thôi.

    Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều danh từ để gọi cái áo quan, tùy trường hợp:

    1. Cái hàng hay cái hòm: là cái áo quan bằng gỗ được đóng sẵn để bán cho nhà nào có người chết đến mua. Trại hàng hay Trại hòm là cơ sở sản xuất áo quan để bán.

    2. Dưỡng thọ: gọi tắt là cái Thọ. Những gia đình khá giả mà trong nhà có người già yếu bịnh hoạn, không biết chết lúc nào, nên đến Trại hòm hay Trại hàng đặt mua một cái áo quan bằng gỗ tốt, đúng kích thước, đem về nhà dự bị sẵn, gọi đó là cái Dưỡng thọ, hay cái Thọ.

    3. Quan tài: Khi có người chết thì liệm xác người chết vào trong áo quan, đặt giữa nhà để tế lễ và cầu siêu, lúc đó gọi là Quan tài.

    4. Linh cữu: là cái quan tài trên đường đưa đi chôn. Các người thân theo đưa linh cữu được gọi là: phò linh cữu. Trong suốt quãng đường đưa linh cữu, đồng nhi tụng Kinh Đưa Linh Cữu. (Trong trường hợp nầy không gọi là Quan tài).

    5. Những ngôi mộ cần phải cải táng, hay lấy cốt dời đi nơi khác, khi đào lên, cái áo quan lúc đó được gọi là cái hòm. Tương truyền, lấy ván hòm nầy làm cơ ma thì xây cơ ma lên mau lắm vì nó đã nhiễm nhiều âm khí.

    6. Quách: là cái áo quan đóng kích thước nhỏ, có hai công dụng: - liệm xác con nít chết. - đựng hài cốt của người chết lâu năm (lấy cốt) đem cải táng nơi khác hay đem đi thiêu.

  • Linh diệu

    Linh diệu

    靈妙

    A: Miraculous.

    P: Miraculeux.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Diệu: khéo léo, huyền diệu.

    Linh diệu là thiêng liêng huyền diệu.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy sanh ra mỗi chủng tộc đều có đặc biệt một phần linh diệu riêng.

  • Linh dược

    Linh dược

    A: Marvelous drug.

    P: Drogue merveilleuse.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Dược: thuốc.

    Linh dược là thuốc trị bịnh rất hay, như thuốc Tiên.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Linh dược đầy bầu là cội ái.

  • Linh đài

    Linh đài

    靈臺

    A: The heart, the soul.

    P: Le coeur, l"âme.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Đài: nơi trang trọng.

    Linh đài có 2 nghĩa sau đây:

    1. Linh đài là chỗ ngự của linh hồn, nên linh đài chỉ linh hồn hay chỉ cái Tâm, cái lương tâm của con người.

    Thơ của Bùi Độ đời Đường: "Nhất điểm linh đài, đan thanh mạc trạng." Nghĩa là: một điểm linh hồn, đỏ xanh không tỏ ra đặng. Ý nói: không thể biết được hình trạng của linh hồn.

    Trang Tử cũng có viết: "Bất khả nội ư linh đài." Nghĩa là: không thể ở trong cái Tâm của người ta được, tức là không thể biết được lòng dạ của con người.

    2. Linh đài chỉ đức tin mà mỗi người tu cần phải có.

    Nếu không có đức tin thì không thể tu hành được, bởi vì những việc bên thế giới vô hình tức là nơi cõi thiêng liêng, mắt phàm không thể nhìn thấy và hiểu biết rõ được. Chúng ta biết được là do lời dạy bảo của Đức Chí Tôn hay của các Đấng thiêng liêng, và chúng ta tin tưởng những điều dạy bảo đó là chơn thật.

    Phật Mẫu Chơn Kinh:
    Kỳ khai tạo nhứt linh đài,
    Diệt hình tà pháp cường khai đại đồng.
  • Linh hiển

    Linh hiển

    靈顯

    A: Miraculous.

    P: Miraculeux.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Hiển: hiện ra rõ ràng.

    Linh hiển là hiện ra một cách huyền diệu.

    Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối: Nguyện Chí Tôn linh hiển độ sanh.

  • Linh hồn

    Linh hồn

    靈魂

    A: The soul.

    P: L"âme.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Hồn: cái phần vô hình của con người, mà khi nó rời bỏ thể xác thì thể xác ấy chết.

    Linh hồn là một điểm sáng thiêng liêng (điểm linh quang) do Đức Thượng Đế chiết ra từ khối Đại Linh Quang của Ngài ban cho mỗi người để tạo nên sự sống và làm chủ sự sống ấy.

    Khối Đại Linh Quang là Đại hồn của vũ trụ.

    Linh hồn con người là điểm linh quang, cũng gọi là Tiểu linh quang, Tiểu hồn, Chơn linh.

    Linh hồn là điểm linh quang, nó không phải là vật chất, nên tồn tại vĩnh viễn, bất tiêu bất diệt. Khi con người sống, linh hồn ngự trong thể xác, tại trái tim, làm chủ thể xác, tạo sự sống cho thể xác. Khi linh hồn xuất ra khỏi thể xác thì thể xác chết.

    Thời Nhị Kỳ Phổ Độ, người ta chỉ biết con người có hai thể: - một thể xác hữu hình, và - một linh hồn vô hình.

    Ngày nay là thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn dạy cho chúng ta biết, con người có 3 thể:

    · Thể thứ nhứt là thể xác hữu hình,

    · Thể thứ nhì là chơn thần bán hữu hình,

    · Thể thứ ba là linh hồn vô hình.

    Chơn thần là thể trung gian giữa Thể xác và Linh hồn, nó thuộc bán hữu hình, nghĩa có thể thấy được và cũng có thể không thấy được. (Xem chi thiết nơi chữ: Chơn linh, Chơn thần)

    Mắt phàm không thể thấy được linh hồn, nên những người có xu hướng về phái Triết học Duy Vật cho rằng con người không có linh hồn, khi con người chết là hết, không còn gì nữa cả. Họ chỉ biết tôn trọng thể xác, và cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi của thể xác, cho đó là hạnh phúc của họ.

    Đứng về mặt khoa học, chúng ta có bao giờ thấy được nguyên tử hay điện tử, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng nó có thật, bởi vì nhiều nhà khoa học đã tìm thấy nó, chứng minh sự hiện hữu của nó và chúng ta tin những nhà khoa học không nói gạt chúng ta.

    Đối với các hiện tượng siêu hình, có những nhà Thần Linh học chuyên nghiên cứu về thế giới vô hình, họ được mở huệ nhãn và thấy được những con người ở bên kia cửa tử, họ nói chuyện được với những người vô hình đó, và nhờ vả những người vô hình ấy giúp cho một số công việc. Họ viết sách công bố các khám phá của họ. Chúng ta phải tin những khám phá của các nhà Thần Linh học là sự thật, cũng như tin tưởng các khám phá của các nhà khoa học vậy. (Yêu cầu xem quyển sách: Hành Trình về Phương Đông).

    Nếu ai đó còn cượng lý không tin có linh hồn thì thử nghiệm việc xây cơ ma. Nhờ cơ ma, quí vị có thể hỏi chuyện những người thân đã chết, họ sẽ trả lời chi tiết cho quí vị rõ, và quí vị kiểm chứng sự đúng sai, chơn giả. Hiện tượng cơ ma sẽ phá mê cho quí vị hiểu một phần nhỏ về thế giới vô hình.

    Nhưng chúng ta nên nhớ, ma chỉ là những linh hồn hạ đẳng, họ hiểu biết không hơn gì chúng ta, đừng để họ dẫn dắt chúng ta vào đường tà đạo.

    Kinh Sám Hối:
    Thi hài như gỗ biết gì,
    Linh hồn là chủ thông tri việc đời.
  • Linh oai

    Linh oai

    靈威

    A: Divine majesty.

    P: Majesté divine.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Oai: vẻ oai nghiêm đáng nể sợ.

    Linh oai là cái vẻ oai nghiêm thiêng liêng.

    Linh oai mạc trắc: cái oai quyền thiêng liêng không thể đo lường được. (Mạc là không, trắc là đo lường).

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Linh oai vẻ ngọc là gươm sắc.

  • Linh phan

    Linh phan

    靈幡

    A: The divine oriflamme.

    P: L"oriflamme divine.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Phan: lá phướn để dẫn đường.

    Linh phan là cây phướn thiêng liêng để dẫn đường cho các chơn hồn đi theo nơi cõi thiêng liêng.

    Kinh Ðệ Ngũ cửu: Thiên Quân diêu động linh phan.

  • Linh quang

    Linh quang

    靈光

    A: Divine light.

    P: Lumière divine.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Quang: ánh sáng.

    1. Linh quang là ánh sáng thiêng liêng của Đức Chí Tôn. Ánh sáng nầy phát ra từ Thái Cực mang theo sự sống và sự sanh hóa, nên cũng gọi là Sanh quang.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nơi nào ánh linh quang của Chí Tôn chưa chiếu giám đến thì phải tối tăm mờ mịt, chẳng sanh chẳng hóa.

    2. Điểm linh quang là linh hồn của con người.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vậy Thầy khuyên các con, đứa nào có trí lực bao nhiêu khá đem ra thi thố, chớ đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng điểm linh quang của Thầy ban cho các con lắm.

  • Linh sàng - Linh tọa

    Linh sàng - Linh tọa

    靈床

    A: The table of the death.

    P: La table de mort.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Sàng: cái giường. Tọa: chỗ ngồi.

    Linh sàng là cái bàn đặt trước quan tài của người chết, trên đó có bài vị, nhang đèn, bông trái, trà rượu để linh hồn người chết ngự nơi đó mà chứng lễ cho con cháu.

    Linh tọa là chỗ ngồi của linh hồn, đồng nghĩa Linh sàng.

  • Linh tánh

    Linh tánh

    靈性

    A: The divine character.

    P: Le caractère divin.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Tánh: cái bản chất của mỗi người.

    Linh tánh là cái tánh thiêng liêng của mỗi người do Trời phú cho.

    Cái linh tánh nầy giúp cho con người biết trước được những gì sắp nguy hiểm đến tánh mạng để mà tìm cách tránh đi, bảo vệ mạng sống.

    Con người nơi cõi trần, ai ai cũng đều có linh tánh như nhau, nhưng cái linh tánh đó thường bị vật dục và những ô trược nơi cõi trần che lấp đi, khiến nó không thể phát lộ ra được. Phật giáo gọi cái linh tánh ấy là Phật tánh.

    Nếu con người biết chế ngự dục vọng thấp kém, ẩm thực tinh khiết, tạo một cuộc sống trong sạch, tư tưởng thanh cao, thì cái linh tánh ấy sẽ hiển lộ sáng tỏ. Lúc đó, con người giao tiếp được với Trời, và chúng ta gọi là đắc đạo đó vậy.

    Giới Tâm Kinh: Phú cho người tánh rất linh thông.

  • Linh tâm

    Linh tâm

    靈心

    A: The soul.

    P: L"âme.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Tâm: cái tâm của con người.

    Linh tâm chính là linh hồn, chơn linh, điểm linh quang.

  • Linh Tiêu Điện

    Linh Tiêu Điện

    靈霄殿

    A: The Court of God.

    P: La Cour de Dieu.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Tiêu: khoảng Trời không. Điện: đền vua ngự.

    Linh Tiêu Điện ở trong Ngọc Hư Cung nơi cõi thiêng liêng, là nơi Đức Chí Tôn họp Thiên triều. (Xem: Đài Linh Tiêu)

    Kinh Khi Ðã Chết Rồi:
    Linh Tiêu Điện bảng danh nêu,
    Nguyên căn đẹp vẻ mỹ miều cao thăng.
  • Linh vị

    Linh vị

    靈位

    A: The tablet of the death.

    P: La tablette du mort.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Vị: chỗ đứng.

    Linh vị là một tấm thẻ viết tên họ người chết, tuổi, phẩm tước, ngày và nơi sanh, ngày và nơi tử, ngày và nơi nhập môn.

    Linh vị nầy đặt trên Linh sàng (Bàn vong), để linh hồn người chết an vị nơi đó mà chứng lễ.

    Linh vị còn được gọi là Bài vị.

  • Linh xa

    Linh xa

    靈車

    A: The hearse.

    P: Le corbillard.

    Linh: Thiêng liêng, huyền diệu. Xa: chiếc xe.

    Linh xa là xe chiếc xe chở linh cữu đem đi chôn.

    Tiếng thông thường người đời gọi linh xa là xe tang.

    Trong Đạo Cao Đài, linh xa là Thuyền Bát Nhã.

  • Lịnh bài (Lệnh bài)

    Lịnh bài (Lệnh bài)

    令牌

    A: Insignia of command.

    P: Insigne de commandemant.

    Lịnh: lệnh, mệnh lệnh. Bài: cái thẻ nhỏ.

    Lịnh bài là cái thẻ nhỏ dùng làm hiệu lệnh của vua hay của một vị tướng soái, trao cho cấp dưới để thi hành một việc quan trọng.

    Kinh Ðệ Tam cửu: Đệ lịnh bài cánh hạc đưa linh.

  • Loan phụng hòa minh

    Loan phụng hòa minh

    鸞鳳和鳴

    A: A pair of phoenix singing in unison: Marriage harmony.

    P: Un couple des phénix chantant à l"unisson: Époux unis.

    Loan: con chim phụng mái. Phụng: con chim phụng trống. Chữ Phụng đôi khi cũng đọc là Phượng. Hòa: hòa hợp nhau. Minh: gáy, tiếng gáy của chim.

    Loan phụng hay Loan phượng là loài chim quí hiếm, sống từng đôi không bao giờ rời nhau. Do đó, Loan phụng là chỉ đôi vợ chồng xứng đôi đẹp lứa.

    Loài chim thường thì con trống mới hót, chim mái thì không, nhưng con chim loan trái lại nó hót theo khi con phụng cất tiếng hót trước. Khi hai con loan phụng đồng cất tiếng hót thì các con chim khác nghe được liền bay đến nhảy múa như biểu lộ sự vui mừng.

    Có một Điển tích: Diệm Tân Vương có nuôi một con chim loan, đã 3 năm rồi mà không hót tiếng nào. Phu nhân mới bảo với chồng là nên cho nó soi gương thì có lẽ nó hót. Khi đem gương đến, chim loan nhìn vào gương, tưởng là có chim phụng bay đến, nó liền cất tiếng hót, và hót cả đêm rồi chết.

    Loan phụng hòa minh là chim loan và chim phụng hòa nhau tiếng hót, ý nói đôi vợ chồng hòa hợp vui vẻ.

    Đây là câu thường dùng để quan khách chúc tụng đôi vợ chồng mới cưới.

  • Loán vào

    Loán vào

    A: To spread.

    P: Se répandre.

    Loán: lan rộng ra.

    Loán vào là lan rộng ra và tràn vào.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ma hồn quỉ xác loán vào, kẻ thiếu đức níu....

  • LOẠN

    LOẠN

    LOẠN: 亂 Làm rối trật tự, làm giặc.

    Thí dụ: Loạn hàng thất thứ, Loạn luân.

  • Loạn hàng thất thứ

    Loạn hàng thất thứ

    亂行失次

    Loạn: Làm rối trật tự, làm giặc. Hàng: sắp đặt có thứ tự hàng lối. Thất: mất. Thứ: thứ tự trên dưới.

    Loạn hàng thất thứ là làm rối loạn trật tự, không còn biết thứ tự trên dưới nữa.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Pháp Chánh cốt yếu lập quyền cho con cái Đức Chí Tôn, có hàng phẩm quyền hành, thứ tự đẳng cấp, giao cho Hiệp Thiên Đài sắp đặt, không cho loạn hàng thất thứ. Nếu loạn hàng thất thứ thì Đạo bị tiêu diệt.

  • Loạn luân

    Loạn luân

    亂倫

    A: Incestuous.

    P: Incestueux.

    Loạn: Làm rối trật tự, làm giặc. Luân: luân lý, trật tự đạo đức.

    Loạn luân là làm rối loạn trật tự đạo đức gia đình.

    Loạn luân thường được dùng với nghĩa hẹp là người trong cùng một gia tộc mà gian dâm với nhau.

  • Loạn ngôn

    Loạn ngôn

    亂言

    A: Incoherent talks.

    P: Propos incohérents.

    Loạn: Làm rối trật tự, làm giặc. Ngôn: lời nói.

    Loạn ngôn là lời nói bừa bãi bậy bạ.

  • Loạn thần tặc tử

    Loạn thần tặc tử

    亂臣賊子

    A: The rebels and pirates.

    P: Les rebelles et pirates.

    Loạn: Làm rối trật tự, làm giặc. Thần: bề tôi của vua. Tặc: hại, trộm cướp. Tử: con. Tặc tử: đứa con hư hại, phá hoại gia đình.

    Loạn thần tặc tử là kẻ bề tôi phản lại vua, kẻ làm con phá hại gia đình.

  • LONG

    LONG

    1. LONG: 龍 Rồng, mạch nước, chỉ vua.

    Thí dụ: Long hoa, Long phụng.

    2. LONG: 隆 Thịnh, tốt, lớn.

    Thí dụ: Long hưng, Long trọng.

  • Long cung

    Long cung

    龍宮

    A: Palace of Genius of the ocean.

    P: Palais du Génie de l"océan.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Cung: cung điện.

    Long cung là cung điện của vua rồng ở dưới đáy biển.

    Tương truyền có Tứ Hải Long Vương cai trị 4 biển lớn.

  • Long đong

    Long đong

    A: Unstable, hard.

    P: Instable, pénible.

    Long đong là lưu lạc vất vả, cuộc sống không ổn định.

    Kinh Sám Hối:
    Làm người nhơn nghĩa trả xong,
    Rủi cho gặp lúc long đong chẳng sờn.
  • Long đầu xà vĩ

    Long đầu xà vĩ

    龍頭蛇尾

    A: Head of dragon and tail of snake.

    P: Tête de dragon et queue de serpent.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Đầu: cái đầu. Xà: con rắn. Vĩ: cái đuôi.

    Long đầu xà vĩ là đầu rồng đuôi rắn, ý nói: trước thịnh sau suy.

  • Long Hoa (Hội Long Hoa)

    Long Hoa (Hội Long Hoa)

    會龍花

    A: The Universal (General) Judgement.

    P: Le Jugement Universel (Général).

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Hoa: bông. Long Hoa là một cái cây có hình giống như con rồng đơm hoa rực rỡ.

    Đức Phật Di-Lạc sẽ đắc đạo dưới cội cây Long Hoa nầy, cũng như Đức Phật Thích Ca đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề.

    Đức Phật Di-Lạc sẽ làm Giáo chủ một Đại hội thi tuyển chung kết để chọn người hiền đức dưới cội cây Long Hoa, nên Đại hội nầy được gọi là Đại Hội Long Hoa.

    Vậy Đại Hội Long Hoa là hội thi chung kết sau một giai đoạn tiến hóa dài của nhơn loại, để tuyển lựa những người hiền lương đạo đức, loại bỏ những kẻ hung bạo gian tà, thực hiện sự công bình thiêng liêng, để rồi sau đó sẽ chuyển qua một giai đoạn tiến hoá mới.

    ■ Những người hiền lương đạo đức là những người thi đậu, sẽ được ban thưởng bằng những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tùy theo công đức nhiều ít.

    ■ Những người gian tà hung bạo là những người thi rớt nên họ phải chờ đợi và sẽ nhập vào một vận hội mới để học tập và tiến hóa, chuẩn bị một cuộc thi mới sau nầy.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
    Công nghiệp dồi dào, âm chất đủ,
    Long Hoa đợi Hội hưởng Thiên ân.

    Kinh Ðại Tường:
    Hội Long Hoa tuyển phong Phât vị.

    Đạo Cao Đài quan niệm Đại Hội Long Hoa như thế nào?

    Càn Khôn Vũ trụ đang tiến hóa, vạn vật đang tiến hóa, và sự tiến hóa sẽ mãi mãi tiếp diễn không ngừng.

    Con đường tiến hóa thì vô tận, nhưng được chia ra làm nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn, tương ứng với những thời kỳ mở Đạo để dạy dỗ nhơn sanh tiến hóa. Sau một giai đoạn tiến hóa thì Đức Chí Tôn mở ra một cuộc thi để đánh giá (hay phán xét) trình độ đạo đức của nhơn sanh mà ban thưởng cho các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật.

    Từ trước tới nay, Đức Chí Tôn đã mở ra ba thời kỳ phổ độ nhơn sanh: Nhứt Kỳ Phổ Độ, Nhị Kỳ Phổ Độ và hiện nay là Tam Kỳ Phổ Độ. Sau mỗi thời kỳ phổ độ, Đức Chí Tôn mở ra một cuộc thi, gọi là Hội Long Hoa.

    1. Nhứt Kỳ Phổ Độ có SƠ HỘI LONG HOA THANH VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật làm Chánh Chủ khảo.

    2. Nhị Kỳ Phổ Độ có NHỊ HỘI LONG HOA HỒNG VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Phật A-Di-Đà làm Chánh Chủ khảo.

    3. Tam Kỳ Phổ Độ có TAM HỘI LONG HOA BẠCH VƯƠNG ĐẠI HỘI, Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ khảo.

    Đạo ví Đời là một học đường vĩ đại, có đủ tất cả bài học từ thấp đến cao, từ ác đến thiện, từ trược đến thanh, để nhơn sanh học hỏi, chứng nghiệm, trau luyện tâm tánh để tiến hóa, mà Hội Long Hoa là Hội thi tuyển và đề thi là đạo đức.

    Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy rất quan trọng, vì là kỳ thi chung kết, chấm dứt Đệ Tam Chuyển, bắt qua Đệ Tứ Chuyển mà khởi đầu của Đệ Tứ Chuyển là Thượng Nguơn Thánh Đức.

    Cho nên Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy có một cuộc biến động dữ dội, để sàng sảy lọc lừa, tuyển chọn những người có trình độ đạo đức tối thiểu mà lập đời Thượng Nguơn Thánh Đức, loại bỏ những phần tử thiếu đạo đức, tức là những phần tử thi rớt. Hội Long Hoa loại bỏ họ bằng cách nào?

    Loại bỏ bằng nhiều cuộc chiến tranh tương tàn tương sát dữ dội, rồi đến tai Trời ách nước như: gió bão, hồng thủy, núi lửa, động đất, rồi tới bịnh chướng sát hại.

    Số người bị loại bỏ chiếm đến 9 phần 10 nhơn loại, chỉ chừa lại có 1 phần 10 là số người thi đậu để lập đời Thánh Đức.

    Do đó, ngay trước khi mở Đại Hội Long Hoa, một cuộc tang thương vĩ đại, biến đổi ghê gớm cục diện thế giới để loại bỏ số 9 phần 10 nhơn loại thiếu đạo đức đó, và cuộc biến đổi vĩ đại nầy được các tôn giáo tiên tri gọi là cuộc Tận Thế.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Kỳ Hạ Nguơn hầu mãn, nhơn vật vì tai nạn mà phải tiêu tan, mười phần chỉ còn lại một mà thôi.

    Than ôi ! Buồn thôi ! Nghĩ vì Thiên cơ đã định như vậy, thế nào mà cải cho đặng, duy có mở tấm lòng từ thiện, ăn năn sám hối, lo việc tu hành, đồng với nhau, cả quốc dân mà quì lụy khẩn cầu coi Trời có đoái tưởng đến chăng?

    Bởi thế nên Đức Ngọc Đế và chư Phật chư Tiên chư Thánh mới lập Hội Tam Kỳ Phổ Độ đặng cứu vớt chúng sanh đương linh đinh nơi bể khổ. Nếu gặp thuyền Bát Nhã mà không xuống không theo thì chắc thế nào cũng chơi vơi mé biển."

    Đợt khảo thí chung kết nầy là kỳ Phán xét cuối cùng, xảy ra vô cùng dữ dội, vì người thi đậu mới được tồn tại, còn người thi rớt phải bị tiêu diệt, để tuyển chọn người đủ bác ái và công bình, thiết lập một xã hội Đại Đồng của thời Thượng Nguơn Thánh Đức.

    Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy cũng là Đại Hội Điểm Đạo lần ba của Địa cầu 68, là cuộc Điểm Đạo vĩ đại và quan trọng mà tất cả chư Phật, Tiên, Thánh, Thần và những người tiến hóa đủ tiêu chuẩn đạo đức đều phải tham dự.

    Sau cuộc biến động dữ dội gọi là Tận Thế đó, địa cầu 68 trở lại yên tĩnh, thời tiết trở lại điều hòa tốt đẹp, trược khí tiêu tan, nhơn loại còn lại là những tân dân hiền lương đạo đức, với hình dung tốt đẹp, mạnh khỏe, sống lâu, tạo lập một xã hội Đại Đồng, cùng sống hòa bình với nhau trong tình bác ái và sự công bình. Chư Thánh Tiên Phật sẽ giáng trần tiếp tục hướng dẫn nhơn sanh tu hành tiến hóa cao thêm nữa.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
    Chừng nào đất dậy Trời thay xác,
    Chư Phật, Thánh, Tiên xuống ở trần.

    Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo về Đại Hội Long Hoa, đêm 14-1-Kỷ Sửu (1949) tại Đền Thánh, xin chép ra sau đây:

    "Long Hoa Hội là gì? Long Hoa Hội là một ngày, một buổi khảo lựa của toàn thể các chơn hồn dầu quỉ vị hay Thần vị cũng vậy, định khoa mục của mình đặng lập vị thiêng liêng.

    Chúng ta hiểu rằng, mỗi Chuyển tức nhiên là mỗi khoa mục. Hễ cuối một Chuyển, tức nhiên Hạ Nguơn, là ngày định vị của các đẳng linh hồn. Thánh giáo Gia Tô đã nói rằng: Ngày Xét Đoán cuối cùng (Jugement Général) mà kỳ thật là ngày định vị cho các chư Phật đó vậy.

    Có một điều trọng hệ đương buổi nầy là buổi náo nhiệt. Tại sao? Tại mãn Hạ Nguơn Tam Chuyển, Thiên thơ đã định Long Hoa Hội.

    Thánh giáo Đức Chí Tôn nói: Các con phải chung cùng nhau, tức nhiên lập Long Hoa Hội, định vị cho các chơn linh trong kỳ Hạ Nguơn Tam Chuyển nầy, định vị cho họ đặng mở Thượng Nguơn Tứ Chuyển cho các chơn linh.

    Ngài mở Hội Long Hoa ấy, tức nhiên là Ngài định chấm đậu rớt cho các chơn linh vậy. Vì cớ cho nên chúng ta ngó thấy có huyền vi bí mật nơi mặt thế nầy: Đức Chí Tôn đến mở Đạo ngày nay, chúng ta có thấy oan gia nghiệt chướng phải trả liền buổi nầy, không cho thiếu, trả mãn mới thôi."

    Mặt khác, chúng ta quan sát Tòa Thánh Tây Ninh, thấy bao lơn nơi mặt tiền Tòa Thánh có 4 cây cột chống đỡ, phân làm 2 cặp. Mỗi cặp có một cây đắp hình rồng (Long) quấn cột, một cây đắp hình bông sen (Hoa) quấn cột, nên mỗi cặp cột tượng trưng hai chữ LONG HOA. Còn trên nóc Hiệp Thiên Đài, giữa 2 lầu chuông trống là tượng Đức Phật Di-Lạc ngự tòa sen đặt trên mình cọp.

    Đức Hộ Pháp thuyết đạo về Đại Hội Long Hoa tại Hộ Pháp Đường, ngày 16-9-Ất Mùi (dl 31-10-1955), giảng giải bài Kinh Đại Tường, có đoạn kết, chép ra sau đây:

    "Tới năm Tý sẽ mở Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị tại Tòa Thánh Tây Ninh nầy. Mấy em phải cố gắng làm cho kịp. Qua nói quả quyết nếu mấy em làm không kịp, qua có qui liễu trước đi nữa thì cái tội ấy về mấy em chớ không phải về Qua, nhớ điều đó. Qua cố gắng tận trung cùng Đạo, tận hiếu cùng Chí Tôn và Phật Mẫu, Qua chỉ ước cho thiêng liêng của mấy em đây nè, nó sẽ hưởng được một điều trọng yếu không biết ngày nào giờ nào, Qua không có thế vì quyền vi định trước được. Qua mơ ước làm thế nào cho dòng máu thiêng liêng của mấy em đây nó gặp mặt Đức Chí Tôn đến tại thế nầy, lấy một quyền năng thiêng liêng của Ổng, như Ổng đã đến Đền Thờ Tây Tạng kia vậy. Hễ nói đến Đền Thờ Tây Tạng thờ Đức Chí Tôn, thì đều nghe hiểu.

    Có lẽ Đền Thánh nầy Đức Chí Tôn thế nào cũng đến, lại chưa đến là vì lẽ gì? Lý do vì chưa có trọn sao đây, mấy em cố gắng đi, từ đây tới sau, cho tới ngày Long Hoa Đại Hội, hoặc nên hư đặng thất điều gì, Qua lập Long Hoa Đại Hội được hay chăng, Qua phú thác nơi tay mấy em đó vậy."

    TÓM LẠI:

    1. Đại Hội Long Hoa là một cuộc thi cần thiết để tuyển chọn người đủ đạo đức trong thời kỳ cuối Hạ Nguơn Tam Chuyển để bước qua Thượng Nguơn Tứ Chuyển, tạo lập đời Thượng Nguơn Thánh Đức với một xã hội Đại Đồng.

    2. Những người bị loại khỏi Đại Hội Long Hoa là những người thiếu đạo đức, không đủ Bác ái và Công bình. Họ phải bị chậm trễ một kỳ tiến hóa, chờ đợi để học lại các bài học và nhập vào một giai đoạn tiến hóa sau.

    3. Tỷ lệ tuyển chọn trong Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy là 1 phần 10, nghĩa là 10 phần nhơn loại chỉ đậu 1, rớt 9 phần.

    4. Đại Hội Long Hoa Kỳ Ba nầy sẽ mở ra tại Tòa Thánh Tây Ninh và Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chủ Đại Hội.

  • Long Hoa Thị

    Long Hoa Thị

    龍花市

    A: Long-Hoa market.

    P: Le marché Long Hoa.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Hoa: cái bông. Thị: chợ.

    Long Hoa Thị là chợ Long Hoa.

    Đây là một cái chợ của Đạo Cao Đài do Đức Phạm Hộ Pháp lập ra, ở phía Nam và cách Tòa Thánh chừng 2 cây số.

    Vào năm Nhâm Thìn (1952), Đức Phạm Hộ Pháp nhận thấy số tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh đổ dồn về vùng Thánh Địa lập nghiệp càng ngày càng đông, do tình hình giặc giã ở khắp các nơi, dân chúng làm ăn sanh sống không được, sanh mạng luôn luôn bị đe dọa, nên về vùng Thánh Địa Tây Ninh cư ngụ thì được Đạo bảo vệ và đời sống được yên ổn.

    Trước đây, Hội Thánh có lập một cái chợ Long Hoa nhỏ (sau nầy gọi là chợ Long Hoa cũ) vì số tín đồ về đây cư ngụ còn ít. Nay Đức Hộ Pháp cho xây dựng một cái chợ Long Hoa mới, bề thế qui mô trên khu đất 47 mẫu, để dời chợ cũ về đó.

    Đức Phạm Hộ Pháp tự đi chọn cuộc đất và tự vẽ kiểu chợ, rồi giao Ban Kiến Trúc xây cất dưới sự đôn đốc của Ngài.

    Chợ Long Hoa có nhà lồng hình chữ thập trên một lô đất hình vuông, chung quanh có 8 cửa, hướng ra 8 con đường, với ý nghĩa là: Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, biến Bát Quái. Từ trên phi cơ nhìn xuống khu chợ Long Hoa, quan khách thấy giống như một cái Bát Quái Đồ.

    Công cuộc mà Đức Phạm Hộ Pháp chọn đất và kiểu vở xây cất, bày trí chợ Long Hoa, được Thừa Sử Phan Hữu Phước ghi lại như sau:

    "Khởi đào móng nền chợ mới ngày 12-11-Nhâm Thìn (dl 28-12-1952). Cũng trong dịp nầy, Đức Phạm Hộ Pháp dẫn khách đến xem địa cuộc Long Hoa Thị, lúc 7 giờ sáng.

    Cùng đi với Ngài có:

    · Bác vật Lưu Văn Lang.

    · Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.

    · Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng.

    · Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương.

    · Thừa Sử Phan Hữu Phước.

    · Tổng Giám Ban Kiến Trúc Võ Văn Khuê.

    · Trưởng Tộc Phạm Môn Phạm Văn Út.

    · Ban Nhiếp Ảnh.

    Ngài nói: Bần đạo định dời chợ cũ lại chỗ nầy để cất Long Hoa Thị, nhờ Bác vật xem địa cuộc sanh khí như thế nào?

    Bác vật Lang đáp: Ngài định chỗ thật tốt, có thể Ngài biết trước nên mới định chỗ đúng ngay mạch nước Bát Long Dẫn Thủy, lại có Tứ Hổ Phục Triều, địa cuộc nầy có nhiều sanh khí, sau nầy Long Hoa Thị sung túc, trở nên kỳ quan (Merveille) ở đất Thánh. Nếu giữa lồng chợ được lấy nước fontaine thì đủ sức xài, vì mạch nước lớn và tốt.

    Đức Hộ Pháp nói: Nếu là Bát Long Dẫn Thủy thì mở thêm 8 con lộ Bát Quái, còn ở trong nhà lồng thì xây một bồn nước thật cao, lấy nước giếng giữa chợ cho các tiệm phố đủ sức xài. Nhà lồng cất 4 cánh, có hai từng lầu: Từng dưới cho bán thực phẩm, từng trên bán đồ mỹ trang, hàng lụa, vải bô, các món chơi tiêu khiển. Trên bồn nước giữa chợ, cất nhà nóc bằng để cho Thánh Vệ ở luân phiên gìn giữ chu vi chợ và ăn ở luôn trên đó. Còn 4 phía chợ, đúc cột làm hàng rào sắt bông thật đẹp, để trống 4 bên vào thấy thong dong mát mẻ, mỗi phía rào có cổng, 4 mặt y nhau, nhưng mỗi cổng để theo hướng như: Đông môn, Tây môn, Nam môn, Bắc môn. Đừng cho mấy cái quán cốc ủm thủm che lấp vẻ đẹp của chợ. Còn mấy cái xép theo góc Bát Quái, cho Ban Kiến Trúc cất, cũng đúc cột lên mấy từng lầu như phố vậy, để làm nhà hàng hay bán các loại máy móc Radio, nhưng từng dưới chừa chừng 2 thước vuông cho Trạm Y Tế, Trạm Cứu Thương, ai bịnh hoạn sẵn có thuốc.

    Đức Ngài nói công cuộc từng câu chuyện xong, Đức Ngài trở lại cầm thước dây đo ngang 40 mét từ mặt phố bên phải qua trái, khoảng trống con lộ 40 mét có hai lề, bên trong sát mặt phố có 2 con lộ nhỏ, xe hơi chạy được dài trên lộ. Biểu Trưởng Tộc Phạm môn và Chơn Nhơn Chưởng quản Phước Thiện lo xây cất 20 cái Bar, cất trọn trên, đừng vi phạm choán lộ chật hẹp. Bar cất hai từng, 4 mét một cái, xa xa để chừa đường ra mặt phố, nếu cất choán mặt phố, người ta rầy mà coi không đẹp, cho bán đồ bazar hoặc các thứ vật chơi, hoặc bông hoa trái cây Đà Lạt. Mỗi Bar đều có 4 mặt kiếng xinh đẹp, cấm nấu nướng, chỉ đến giờ mở cửa bán, cũng như các Bar giữa lộ ở Đô Thành, giống như Đại lộ Charner Sài Gòn vậy.

    Trong 20 cái Bar dành cho người nghèo không phương sanh sống, hoặc đám nội trợ của Chức sắc nghèo, nên tìm phương giúp đỡ cho nó có phương sanh sống. Khi bớt khổ phải dời đi, giao lại Hội Thánh cho người khác, cứ kế tiếp nhau, không ai có quyền làm chủ vĩnh viễn (cho ở không).

    Cấm nhặt những người có phần đất cất nhà ở mà còn tham, xin cất Bar, một là Chức sắc, hai là quân đội đã có đường sanh sống, lại còn chen vào ăn bám, Hội Thánh biết kẻ nghèo cho ở, chớ không thâu nạp đơn xin (bị lợi dụng).

    Còn nền Nhà Hình, Bần đạo định cất tại đầu lề lộ, hai bên cất y một kiểu, có hai từng, bên Xuân Dung thì làm nghề ảnh, đặc biệt không riêng cho Bần đạo, dành lại số huê lợi đặng cho đám Cô nhi có phương sanh sống, và mấy con nhiếp ảnh nên cố gắng truyền nghề cho chúng nó thành tài về nghệ thuật, phim ảnh chiếu bóng. Trong Nhà Hình, từng dưới chưng triển lãm các kiểu hình cổ kim hoặc hình các cuộc Lễ Kỷ niệm, mấy con chỉ làm tùy thuộc vào hình ảnh, Bần đạo giữ lại phim kỷ niệm, mỗi khi Bần đạo cần dùng thì có sẵn, còn từng trên thì để làm nghề. Sau nầy, ngoại quốc vô xem, trước Báo Quốc Từ, thì nó phải vào đây lấy ảnh, mấy con đủ làm giàu đặng nuôi đám Cô nhi. Còn bên kia giao cho mấy đứa thủ trinh, công nghiệp của chúng nó mà Bần đạo chưa ban cho đặc ân, vậy để cho chúng nó làm Nhà Hàng Cơm Chay.

    Bần đạo làm là ăn mót trên lề lộ mà có nghĩa giúp cho đám Cô nhi và những người nghèo khổ, mà cũng làm cho Long Hoa Thị ngày kia sung túc. Long Hoa Thị sung túc rồi thì nó là chén cơm bát nước của Hội Thánh, của Chức sắc, của nhơn sanh chung hưởng đặc ân. Vậy nên cố gắng tạo cho thành hình.

    Sau đó, Đức Ngài liền đặt viên gạch đầu tiên làm kiểu mẫu, và trao cho Trần Phong Lưu (thợ ảnh) 50.000 đồng để mua sắm máy móc dụng cụ, nếu thiếu cho Ngài hay để giúp thêm. Còn phần Trưởng Tộc Phạm Môn, Bần đạo đưa cho 200.000 đồng để lo mua gạch và xi măng xây cất, giao cho Tá Lý Lành phải lo chu đáo, xây cất cho đẹp, mỗi ngày Bần đạo đến chỉ cho làm.

    Đức Ngài dạy Trần Phong Lưu đắp hai câu liễn trước Nhà Hình Xuân Dung cho mỗi người thấy tức cười:

    DUNG nghi ví muốn còn XUÂN mãi,
    Đừng để rụng răng mới chụp hình.

    Đức Ngài nói chơi cho vui, chớ không phải liễn.

    Hễ cất xong, Bần đạo nói Hội Thánh bổ ra một Chức sắc cai quản, gìn giữ và tính việc làm của Ban Nhiếp Ảnh, nếu có huê lợi thì tu tạo thêm Nhà Hình và un đúc đám Cô nhi.

    Số bạc Bần đạo giao cho mấy con đây là số bạc của Đạo chúc thọ Bần đạo. Bần đạo không xài, để tạo Nhà Hình nuôi đám Cô nhi."

    Nhắc lại, ngày 5-6-Tân Mão (dl 8-7-1951), Đức Phạm Hộ Pháp đến Khánh Thành Chợ Long Hoa cũ (còn Chợ Long Hoa hiện nay rất bề thế lớn lao là Chợ Long Hoa mới). Trong buổi lễ Khánh Thành, Đức Ngài ban Phép Lành và Trấn Thần Chợ Long Hoa, Đức Ngài có nói rằng:

    "Cái cơ chuyển thế đã đến ngày hiệp nhứt đạo giáo khiến cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn lo quay về một mối, sống dưới lá cờ Nhân Nghĩa của Đạo Cao Đài, ngoài thì được sự bảo vệ của quân đội, trong thì được sự dìu dắt của Hội Thánh, càng ngày nhơn sanh qui tụ càng đông, vì thế nguồn sanh sống càng bị bóp nghẹt, nên Bần đạo cho lập gấp cái chợ nầy để tạo lại một nguồn sanh sống dễ dàng cho nhơn sanh.

    Ngày giờ nầy, tuy là nhìn thấy cái chợ thô sơ, nhưng rồi đây nó sẽ bành trướng rộng rãi hơn, long trọng hơn, mà chắc chắn con cái Đức Chí Tôn không bao giờ ngờ như thế, nhưng Bần đạo dám quả quyết nó phải có và nhứt định có, vì cái chợ Chuyển thế và huyền diệu thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã định vậy." (Trích Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, Q.4 trang 41)

    Lời thỉnh giáo của một Đạo hữu hỏi Đức Hộ Pháp:

    "- Kính bạch Sư Phụ, con xin thỉnh giáo về cái chợ Long Hoa, Sư Phụ gọi là cái chợ Chuyển thế, con muốn biết cái chợ Long Hoa sau nầy nó sẽ biến chuyển ra sao?

    Đức Phạm Hộ Pháp đáp: - Thầy nói đến đó Thầy không nói nữa là ý Thầy muốn để cho nhơn sanh, con cái của Đức Chí Tôn tìm mà hiểu biết, rồi tùy theo ý muốn của nhơn sanh muốn cái gì thì nó sẽ biến ra cái nấy.

    Nhơn sanh còn tồn tại hay chăng hay là đi đến chỗ diệt vong thì cũng do nơi ý nhơn sanh, chớ chính nó là cái Bát Quái Đồ Thiên của Thầy tạo lập, nếu không rồi Bát Quái, Đạo đâu đặng thành, mà không đặng thành thì cơ tận diệt của nhơn sanh không bao giờ tránh đặng.

    Vì cái chánh và cái tà, với sự sanh tồn và cơ tận diệt, nó cũng đồng ở trong tâm của nhơn sanh cả, rồi nó biến chuyển ra, thì cái Long Hoa Thị biến chuyển, muốn chánh thì nó chánh, muốn tà thì nó tà, muốn tiêu diệt thì nó cũng đi đến tiêu diệt, muốn sanh tồn thì nó cũng đem lại sự sanh tồn.

    Bốn sự muốn ấy là do nhơn sanh muốn tạo thế nó, còn sự biến chuyển là do cái Long Hoa Thị biến chuyển. Các con lưu ý nhìn cái Long Hoa Thị biến chuyển ra sao thì các con biết trước những việc đó là gì. Thôi, việc Thiên cơ Thầy không nói nữa, các con tìm hiểu."

    Chợ Long Hoa do Đạo lập nên, đáng lý phải bán toàn đồ ăn chay, nhưng trong giai đoạn đầu, Hội Thánh cho phép bán thêm đồ mặn ngoài 10 ngày chay trong tháng, chờ khi nào chợ Trường Lưu hoàn thành, lúc đó chợ Long Hoa chỉ bán toàn đồ chay, còn đồ ăn mặn thì dời xuống bán nơi chợ Trường Lưu.

    Đức Phạm Hộ Pháp nói rõ như sau:

    "Còn nơi Long Hoa Thị thì tuyệt đồ mặn, phải bán toàn đồ chay. Bây giờ lửa chiến tranh vẫn còn, nên nhơn sanh chen nhau sống không sự thương mãi. Tại Long Hoa, ngày kia Đạo ra thiệt tướng, Quyền Vạn Linh có quyền chấn chỉnh lại, vì cái chợ Long Hoa ở trong vùng Thánh địa mà còn bán đồ mặn thì trái lẽ Đạo.

    Ngày nào, người ở Thánh địa biết nhận đây là Thánh địa của Đức Chí Tôn lập thì tự xét mình, trau giồi cho nên Thánh thì làm sao Long Hoa Thị mà bán đồ mặn?

    Rồi các chợ chung quanh Tòa Thánh hay Trí Huệ Cung thuộc trong vòng Thánh địa, thì ngày kia phải bán toàn đồ chay, chẳng phải một chợ Long Hoa mà thôi, khi lập xong chợ Thiên Vương rồi, Hội Thánh sẽ chấn chỉnh Long Hoa Thị trước."

    Ngày 16-7-Quí Tỵ (dl 24-8-1953), trong cuộc Lễ Khánh Thành Văn Phòng Ban Quản Trị Long Hoa Thị, Đức Phạm Hộ Pháp để lời phủ dụ, trích ra sau đây:

    "Hôm nay, sau chỉ có hai năm, Qua còn nhớ lại, khi Qua ra khỏi Nhà Tịnh Trí Huệ Cung, về nơi đây, Qua ban Phép Lành nơi chợ Long Hoa là ngày 2-5-Tân Mão khởi sự làm chợ Long Hoa thì tháng 7 năm Tân Mão cho tới tháng 7 nầy, thật ra chỉ có 2 năm mà thôi. Mấy em coi cái đức tin của con người, nếu mà nhơn loại trụ cả đức tin lại làm một khối thì không có gì mấy em làm không đặng. Qua vẫn biết cả cái sự nghiệp kinh dinh do tinh thần hoạt bát của mấy em, làm cho Qua được hưởng hạnh phúc trước mắt, cái đền ơn rất trọng hậu của mấy em đối với Qua đó vậy.

    Thử nghĩ, mấy em ban thưởng cho Qua có hơn điều ấy chăng? Không, Qua chỉ ước một điều là mỗi nhà của mấy em đều đủ sống hạnh phúc nuôi sắp nhỏ, nuôi cho ăn học, làm thế nào cho cả gia đình của mấy em được vinh hiển, sang trọng, Qua sở vọng hơn hết là điều đó.

    Chợ Ngã Năm, mấy em đừng tưởng có phép tắc huyền bí, Qua chỉ thấy chợ Ngã Năm rất sung túc, mà lại ủm thủm chật chội, Qua chỉ biết rằng: Cái tinh thần của mấy em đi cao, tiến triển mạnh, hơn nữa, mấy em do vị tổ chức của mấy em mà thôi, đủ thấy chợ Ngã Năm thế nào? đủ địa thế phương tiện hoạt động vĩ đại hơn nữa.

    Vì cớ cho nên Qua lấy khu rừng 47 mẫu, từ thử chưa có chợ nào có đặng 47 mẫu, mấy em ngó thấy chừng vài năm nữa, nơi đây sẽ chật hết. Qua đã ngó thấy chen chúc với nhau rồi đó. Qua liệu phương làm sao mở mang rộng ra nữa cho mấy em. Nếu Qua nói một điều trọng yếu của Qua hơn hết, trong năm tới đây, mấy em giúp Ban Quản Trị, cả toàn thể con cái Đức Chí Tôn nơi chợ Long Hoa, giúp thuế cho Hội Thánh làm thành tựu cái chợ thiệt, mấy em sẽ ngó thấy một cái hoạt động vĩ đại mà mấy em làm thành chợ Long Hoa thiệt, thiệt thọ rồi, cái sự sống của mấy em, Qua dám bảo kê rằng: nó sẽ tăng thêm không biết bao nhiêu nữa mà chớ! mà hễ cái sống của mấy em mạnh mẽ chừng nào thì tương lai của đoàn hậu tấn Qua giao phó sẽ được bảo đảm chừng nấy. Qua mơ ước sao mọi nhà Tông đường, mấy em trẻ thơ sinh sau kia là con cái của mấy em đào tạo nên, đặng một ngày kia nối cho chúng Qua tiếp tục làm Thánh Thể của Đức Chí Tôn, thừa chí đem hết năng lực tâm tình của nó, đặng cứu khổ thiên hạ. Ấy là điều mơ ước của Qua. Điều Qua mong ước là mấy em giúp nó đặng định tương lai cho Đạo. Mấy em nhớ rằng cái vinh quang Tổ Phụ của mấy em đó vậy."

  • Long hưng

    Long hưng

    隆興

    A: Prosperous.

    P: Prospère.

    Long: Thịnh, tốt, lớn. Hưng: thịnh vượng.

    Long hưng là nổi lên thịnh đạt.

  • Long mã phụ Hà đồ

    Long mã phụ Hà đồ

    龍馬負河圖

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Mã: ngựa. Long mã: con thú linh, đầu rồng mình ngựa, mình có vảy rồng, cao 8 thước 5 tấc (thước Tàu), xương cổ dài, mình không thấm nước. Phụ: mang, đeo. Hà: sông Hoàng Hà. Đồ: bức vẽ. Hà Đồ là bức vẽ có nguồn gốc là sông Hoàng Hà bên Tàu.

    Long mã phụ Hà đồ là con long mã có mang trên lưng một bức đồ xuất hiện ở sông Hoàng Hà.

    Truyện xưa chép lại sự xuất hiện của Long mã như sau:

    Vào thời thượng cổ bên Tàu, đời vua Phục Hy (2852-2737 trước Tân Luật), trên sông Hoàng Hà, thình lình một trận giông lớn nổi lên, nước sông dâng cao, có nổi lên một con quái đầu rồng mình ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước, trên lưng có nhiều đốm đen trắng xếp theo một trật tự đặc biệt và có mang một cây bửu kiếm. Dân chúng thấy chuyện lạ, vội cấp báo cho vua Phục Hy biết. Nhà vua liền đến nơi, đứng trên bờ sông quan sát. Vua Phục Hy là vị Thánh Đế nên biết con quái ấy là con Long mã, một loại thú linh hiếm có, ít khi xuất hiện. Ngài phán rằng: "Nếu phải nhà ngươi đem báu vật đến dâng cho Ta thì hãy lại đây, đến trước mặt Ta."

    Long mã như biết nghe tiếng người, từ từ đi vào bờ, đến trước mặt vua Phục Hy thì quì xuống.

    Vua Phục Hy thấy trên lưng Long mã có một bức đồ gồm 55 đốm, nhà vua ghi nhớ vị trí các đốm rồi gỡ lấy bửu kiếm. Xong, Long mã liền trở ra khơi và đi mất. Mực nước sông Hoàng Hà sụt xuống như cũ.

    Vua Phục Hy vẽ lại những đốm trên lưng Long mã, tạo thành một bức đồ, đặt tên là Hà đồ.

    Nhà vua quan sát các chấm nầy, kết hợp với sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất, nghĩ ra cách tượng trưng Âm Dương, Ngài vẽ ra được Bát Quái Đồ, gọi là Tiên Thiên Bát Quái Đồ. (Xem chi tiết nơi chữ: Bát Quái, vần B).

    Trên nóc Tòa Thánh Tây Ninh, chỗ Nghinh Phong Đài, Đức Phạm Hộ Pháp cho làm một bán cầu tượng trưng Địa cầu 68 của nhơn loại, trên có có đắp hình Long Mã phụ Hà đồ.

    Long mã, mình hướng theo chiều Tòa Thánh, bộ điệu đang chạy từ hướng Đông sang hướng Tây, nhưng đầu Long mã ngoái nhìn lại hướng Đông.

    Ý nghĩa: Long mã tượng trưng Âm Dương (Rồng tượng trưng Dương vì rồng bay trên Trời, ngựa tượng trưng Âm, vì ngựa chạy trên mặt Đất), Âm Dương phối hiệp là Đạo, nên Long mã tượng trưng Đạo. Long mã chạy từ Đông sang Tây, ý nói Đạo xuất ư Đông và truyền qua hướng Tây. Nhưng đầu Long mã ngó ngoái lại phương Đông, ý nghĩa là Đạo sẽ lại trở về hướng Đông, vì đây là gốc của Đạo.

    Đạo Cao Đài mở ra tại nước Việt Nam là nước mà Âu Châu gọi là Viễn Đông, rồi Đạo Cao Đài sẽ truyền qua hướng Tây để cứu độ các sắc dân ở đó, rồi sau cùng Đạo Cao Đài cũng trở lại gốc là nước Việt Nam, vì Đức Chí Tôn đã chọn Việt Nam là Thánh địa.

    Long cũng tượng trưng không gian vì rồng vùng vẫy trong không trung, mã tượng trưng thời gian vì ngựa chạy trên mặt đất lúc mau lúc chậm, cho nên Long mã tượng trưng không gian và thời gian, tức là tượng trưng Càn khôn Vũ trụ, luôn luôn xoay chuyển không bao giờ ngừng nghỉ.

    Trong nghi thức tiếp rước của Đạo Cao Đài có nghi thức múa Long mã. Đây là một nét văn hóa nổi bật, độc nhất vô nhị, vì không nơi nào có. Trước đây, người ta chỉ biết múa lân, múa rồng, múa sư tử, ngày nay Đạo Cao Đài có nghi thức múa Long mã rất đẹp và oai nghiêm để tiếp rước Hội Thánh, hoặc các Chức sắc Đại Thiên phong lãnh đạo Hội Thánh, tiếp rước các vị lãnh đạo các quốc gia và tôn giáo.

    Điệu múa Long mã không giống múa Lân, điệu múa có lúc rất hùng dũng, có lúc rất uyển chuyển, tập luyện rất công phu. Hình Long mã đẹp và lạ mắt, làm nguyên hình, chỉ có 4 chân được thay bằng 4 chân của hai người múa mà lớp vải quần vẽ giống như chân Long mã.

    Hình Long mã còn được bông bằng các thứ cành cây hoa kiểng, trên một sườn xe hơi bốn bánh, trên lưng có làm chỗ để chở liên đài của chư Chức sắc cao cấp hàng Tiên vị đổ lên khi qui liễu, di chuyển đến các nơi tế lễ và đến bửu tháp, gọi là Liên đài kỵ Long mã.

    Cho nên, Long mã là một trong những nét đặc trưng của Đạo Cao Đài.

    Ngoài điệu múa Long mã, Đạo Cao Đài còn sáng chế ra điệu múa của Tứ Linh, gồm: múa Rồng, múa Ngọc Kỳ Lân, múa Qui, múa Phụng. Các điệu múa nầy được biễu diễn trong các kỳ Đại lễ của Đạo, khiến cho khách thập phương đến tham quan rất thích thú và tán thưởng.

  • Long mạch

    Long mạch

    龍脈

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Mạch: đường nước chảy.

    Long mạch là mạch nước ngầm ở dưới đất có ảnh hưởng đến linh khí của vùng đất đó.

    Các thầy địa lý gọi khí thế của núi sông là Long mạch.

  • Long phụng

    Long phụng

    龍鳳

    A: Dragon and phoenix.

    P: Dragon et phénix.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Phụng: con chim phụng hay chim phượng.

    Long phụng là con rồng và con phụng.

    Trong các đám hỏi hay đám cưới Việt Nam, luôn luôn có một đôi đèn sáp lớn, trên đó một cây có bông hình con rồng và một cây bông hình con phụng, gọi là đôi đèn Long Phụng.

    Long là rồng tượng trưng chú rể nên cây đèn nầy phải đặt bên nam phái, tức là đặt bên trái của Bàn thờ; chim phụng tượng trưng cô dâu nên cây đèn nầy đặt phải đặt bên nữ phái, tức là đặt bên mặt của Bàn thờ.

    Đôi đèn Long Phụng đốt lên đặt trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ để cho rể dâu làm lễ và cầu nguyện Cửu Huyền Thất Tổ chứng minh và phò hộ đôi vợ chồng mới cưới được bền duyên tơ tóc.

    Long Phụng tượng trưng đôi vợ chồng, được lấy từ điển tích chàng Tiêu Sử và nàng Lộng Ngọc của nước Tần thời Xuân Thu bên Tàu.

    Điển tích: Vua Tần Mục Công có nàng con gái út đặt tên là Lộng Ngọc. Khi lớn lên, nhan sắc của Công chúa út nầy rất xinh đẹp, lại rất thông minh, có tài thổi ống sinh rất hay.

    Tần Mục Công sai thợ khéo làm cho nàng một ống sinh bằng ngọc. Khi Lộng Ngọc thổi ống ngọc sinh nầy thì âm thanh phát ra trong như tiếng hót của chim phụng. Tần Mục Công yêu lắm, sai cất một cái lầu đặt tên Phụng lâu, để Lộng Ngọc ở, và cất phía trước một Phụng đài để Lộng Ngọc ngồi thổi ngọc sinh. Năm Lộng Ngọc 15 tuổi, Tần Mục Công có ý kén rể.

    Lộng Ngọc thưa rằng: Xin Phụ vương cho tìm người nào thổi ống sinh thật hay thì con mới chịu kết duyên.

    Một đêm, nàng Lộng Ngọc nằm chiêm bao, thấy ở phía Tây Nam, trên Trời mở cửa rộng ra, hào quang ngũ sắc, có một chàng trẻ tuổi mũ lông áo bạc, cỡi con chim phụng bay xuống đứng trước Phụng đài, nói với Lộng Ngọc:

    - Tôi là người coi giữ núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho tôi được kết duyên với nàng, đến tiết Trung Thu nầy thì đôi ta gặp nhau.

    Nói xong, chàng rút ra một cái ống tiêu, đứng dựa lan can mà thổi, âm thanh réo rắc, Lộng Ngọc càng nghe càng say mê. Con chim phụng đứng kế bên cũng vươn cánh ra vừa nhảy múa vừa hót theo.

    Lộng Ngọc nghe hay quá, chờ dứt hỏi rằng:

    - Khúc nầy tên gọi là gì mà hay quá!

    Chàng trẻ tuổi trả lời:

    - Đây là khúc Họa Sơn Ngâm, khi ta đã kết duyên với nàng thì ta sẽ dạy cho nàng.

    Nói rồi, chàng tuổi trẻ đến gần cầm tay nàng. Nàng liền giựt mình thức dậy, hóa ra là một giấc chiêm bao.

    Sáng hôm sau, Lộng Ngọc đem chuyện chiêm bao kể lại cho vua cha nghe. Tần Mục Công không biết hư thực thế nào, liền sai một viên cận thần tên là Mạnh Minh (con của Thừa Tướng Bá Lý Hề) đi lên núi Họa Sơn dò xét thử.

    Mạnh Minh đến núi Họa Sơn, hỏi một nông phu dưới chơn núi thì nông phu ấy đáp:

    - Từ hôm rằm tháng 7 rồi, có một thanh niên không biết từ đâu đến, làm nhà ở trên đỉnh núi nầy, ngày nào cũng xuống núi mua rượu uống, đến chiều thường thổi ống tiêu nghe hay lắm, làm ai cũng thích.

    Mạnh Minh liền đi lên núi, quả thật gặp một thanh niên đội mũ lông, mặc áo bạc, cốt cách Thần Tiên, liền đến vái chào và xin hỏi họ tên. Thanh niên ấy đáp:

    - Tôi họ Tiêu tên Sử, chẳng hay Ngài là ai, hỏi tôi có việc gì?

    Mạnh Minh đáp: - Tôi là Mạnh Minh, đang làm quan tại triều. Chúa Công tôi có một nàng con gái yêu tên là Lộng Ngọc, có tài thổi ống sinh rất hay, muốn tìm một người như thế để kết duyên. Nay nghe nơi đây có người thổi sáo rất hay nên Chúa Công sai tôi đến rước.

    Tiêu Sử nói: - Tôi đâu có tài cán gì nhiều, chẳng qua chỉ biết dùng ống tiêu thổi qua vài khúc giải trí mà thôi.

    Mạnh Minh nói:

    - Xin Ngài cùng tôi đi về triều yết kiến Chúa Công.

    Mạnh Minh cùng Tiêu Sử đi xuống núi, trở về triều. Tần Mục Công đang ngồi trên Phụng đài, Tiêu Sử đến đó sụp lạy và tâu rằng:

    - Tôi ở nơi thảo dã, chưa biết lễ phép, có điều chi sơ suất xin Chúa Công miễn thứ cho.

    Tần Mục Công thấy Tiêu Sử hình dung thanh nhã, không phải tầm thường, liền miễn lễ, cho ngồi bên cạnh, rồi nói:

    - Ta nghe nhà ngươi có tài thổi ống tiêu, nhưng không biết có tài thổi ống sinh không? Ta định tìm một người có tài thổi ống sinh thật hay, nay nhà ngươi chỉ biết thổi ông tiêu, nên ta không kén ngươi làm rể được.

    Lộng Ngọc bước ra vái chào và thưa rằng: - Thưa Phụ vương, tiêu và sinh cùng một loại, xin bảo dạo lên một khúc.

    Tần Mục Công nói phải, bảo Tiêu Sử dạo lên vài khúc.

    Tiêu Sử vâng lời, lấy ống ngọc tiêu ra bắt đầu thổi.

    Thổi được một khúc thì thấy gió mát thoang thoảng, thổi qua khúc thứ hai thì có mây che bốn phía, thổi khúc thứ ba thì có một đôi bạch hạc bay đến nhảy múa trên không, lại có thêm mấy đôi khổng tước bay đến và các giống chim hót ríu rít một lúc mới tan.

    Tần Mục Công rất đẹp dạ, hỏi:

    - Nhà ngưoi biết ống tiêu và ống sinh được chế ra từ đời nào không?

    Tiêu Sử đáp:

    - Ống tiêu làm ra từ đời vua Phục Hy và ống sinh làm ra từ đời Bà Nữ Oa. Ngày xưa, vua Phục Hy ghép trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phụng, tiếng thổi phát ra giống tiếng chim phụng, thứ lớn gọi là Nhã tiêu, ghép liền 23 ống, dài 1 thước 4 tấc; thứ nhỏ gọi là Tung tiêu ghép liền 16 ống dài 2 thước 1 tấc. Cả hai thứ ấy gọi là Tiêu quản, còn có thứ không đáy gọi là Đổng tiêu. Về sau, vua Huỳnh Đế sai Linh Xuân đi lấy trúc ở Côn Khê, chế làm ống địch, có 7 lỗ, cầm ngang mà thổi, trông giản tiện lắm.Người đời sau thấy Tiêu quản bất tiện, mới chỉ dùng ống địch, thứ dài gọi là Tiêu, thứ ngắn gọi Địch, bởi vậy, ống tiêu ngày nay không giống ống tiêu thời xưa.

    Tần Mục Công lại hỏi: - Khi nhà ngươi thổi ống tiêu, tại sao có các giống chim bay đến?

    Tiêu Sử đáp:

    - Ống tiêu dẫu mỗi đời một khác, nhưng tiếng thổi bao giờ cũng giống tiếng chim phụng. Chim phụng đứng đầu các giống chim, bởi vậy khi các giống chim nghe tiếng phụng hót ở đâu, liền kéo đến. Ngày xưa, vua Thuấn chế ra khúc Tiêu thiều, chim phụng bay đến, huống chi là các giống chim khác.

    Tần Mục Công bằng lòng lắm, nên gả Lộng Ngọc cho Tiêu Sử. Tần Mục Công sai quan Thái Sử chọn ngày làm lễ cưới. Quan Thái Sử đáp:

    - Hôm nay là ngày Trung Thu, trăng vừa tròn, xin Chúa Công cho làm Lễ cưới để hợp với cái nghĩa đoàn viên.

    Sau Lễ cưới, Tần Mục Công phong Tiêu Sử làm quan Trung Đại Phu, nhưng không khi nào Tiêu Sử dự trào, chỉ ở nơi Phụng lâu vui chơi cùng Lộng Ngọc. Tiêu Sử lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống vài chung rượu.

    Lộng Ngọc cũng học được phép Tiên của Tiêu Sử, nên lần lần cũng không ăn cơm. Tiêu Sử dạy Lộng Ngọc thổi tiêu. Vợ chồng ở với nhau được nửa năm.

    Bỗng một đêm trăng sáng vằng vặc, vợ chồng đem ống tiêu ra thổi, có một con chim phụng lớn bay xuống đậu kế bên Lộng Ngọc, và một con rồng bay xuống phục bên Tiêu Sử.

    Tiêu Sử nói với Lộng Ngọc:

    - Ta vốn là Tiên trên Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy sử sách ở trần gian có nhiều chỗ tán loạn, nên sai ta giáng trần xuống nhà họ Tiêu nhà Châu để sửa sang lại. Người nhà Châu thấy ta có công về sử sách nên gọi ta là Tiêu Sử, đến nay đã được hơn 100 năm. Thượng Đế cho ta làm chủ núi Họa Sơn. Ta với nàng vốn có tiền duyên, nhưng cũng không nên ở mãi chốn trần gian nầy. Nay có Rồng và Phụng đến đón, chúng ta cùng nhau trở về Trời.

    Lộng Ngọc xin vào từ giã phụ vương, Tiêu Sử can rằng:

    - Không nên, đã là Thần Tiên thì chẳng nên vì chút tình riêng mà còn quyến luyến hồng trần.

    Tiêu Sử liền cỡi lên con Rồng, Lộng Ngọc thì cỡi lên chim Phụng, hai người cùng bay lên Trời.

    Sáng hôm sau, nội thị vào tâu cho vua Tần Mục Công rõ. Nhà vua nói rằng:

    - Thế mới biết chuyện Thần Tiên là có thật. Nếu bây giờ mà có Rồng hay Phụng đến rước ta về Trời thì ta cũng chẳng thiết tha gì cái ngai vàng nầy.

  • Long trời lở đất

    Long trời lở đất

    P: Le ciel s"ébranle, la terre s"effondre.

    Long: lung lay. Lở đất: đất nứt ra rơi xuống từng mảng.

    Long Trời lở đất là làm rung chuyển cả Trời Đất.

    Ý nói: Việc xảy ra rất lớn lao dữ dội, có thể làm rung chuyển cả Trời Đất.

  • Long trọng

    Long trọng

    隆重

    A: Solemn.

    P: Solennel.

    Long: Thịnh, tốt, lớn. Trọng: nặng.

    Long trọng là to lớn, trang nghiêm, tổ chức nghi lễ đầy đủ nghi thức.

  • Long Tu Phiến

    Long Tu Phiến

    龍鬚扇

    A: Fan by the beard of dragon: Fan of exteriorisation.

    P: Éventail en barbe de dragon: Éventail d"extériorisation.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Tu: râu. Phiến: cây quạt.

    Long Tu Phiến là cây quạt làm bằng râu rồng.

    Đây là một bửu pháp của Đức Thượng Phẩm. Ở cõi trần không có râu rồng, nên về thể pháp, Long Tu Phiến được làm bằng 36 lông cò trắng kết thành.

    Về Bí pháp, Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy:

    "Long Tu Phiến là cây quạt đo điển khí của Tam thập lục Thiên kết thành, quạt ấy tiết ra một điển lực có ảnh hưởng đến cuộc tiến hóa của quần linh. Chơn thần nào trong sạch thì nương theo đó mà siêu nhập Cực Lạc Thế Giới. Trái lại, chơn thần nào luyến ái tà mị thì lánh xa mà đi lần đến U Minh cảnh giới. Cả cơ thu và xuất của Long Tu Phiến với chơn thần đều do luật "Đồng khí tương cầu" mà thành tựu, nghĩa là nếu chơn thần đạo đức thì Long Tu Phiến hấp dẫn đến gần và đưa vào Cực Lạc Thế Giới, còn nếu chơn thần nào trọng trược thì Long Tu Phiến đẩy ra xa và lần hồi đi đến cảnh U Minh đen tối."

    Đức Phạm Hộ Pháp khi trấn pháp nơi Trí Huệ Cung thì Đức Ngài dùng hai bửu pháp:

    · Một là Long Tu Phiến của Đức Cao Thượng Phẩm,

    · Hai là cây Kim Tiên của Đức Hộ Pháp do Thái Sư Văn Trọng trao cho.

    Đức Phạm Hộ Pháp nói về Long Tu Phiến như sau:

    "Long Tu Phiến có thể vận chuyển Càn Khôn Vũ Trụ do nguơn khí đào độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào độn nguơn khí, thâu hoạch nguơn khí để trong sanh lực.

    Con người nắm được điều ấy là người đắc Pháp. Nhờ nó mới có thể luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hóa Thần được."

  • Long Tuyền Kiếm

    Long Tuyền Kiếm

    龍泉劍

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Tuyền: suối. Kiếm: cây kiếm.

    Long Tuyền Kiếm là một thanh kiếm rất quí báu của thời xưa, tương truyền rất bén, chém sắt như chém bùn.

    Lai lịch của thanh kiếm ấy như sau:

    Theo sách Thông Chí: Lúc nhà Tấn chưa diệt được nước Ngô, có quan Thiếu Phó Trương Hoa biết xem Thiên văn, thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí màu đỏ tía. Các đạo gia đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa thì cho lời nói ấy không đúng, nhưng cũng không cải, cứ làm thinh để ý. Đến khi nước Tấn đánh lấy nước Ngô rồi, ông thấy luồng khí ấy lại có vẻ mạnh và sáng hơn trước.

    Trương Hoa đem việc nầy hỏi Lôi Hoán, một ông quan rất giỏi về Thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói:

    - Chỉ giữa hai sao Đẩu và Ngưu mới có luồng khí lạ đó, ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên đấy.

    Trương Hoa nói:

    - Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm kiếm gươm báu.

    Lôi Hoán nhận lời. Trương Hoa vận động cho Lôi Hoán đến Phong Thành làm quan lệnh, ban đêm quan sát thấy luồng khí sáng đó phát ra từ nền nhà ngục, nên cho đào xuống, tìm thấy một cái hòm bằng đá màu nâu nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Mở ra, khí sáng lóe lên, bên trong có hai thanh bảo kiếm: một thanh khắc chữ Long Tuyền, một thanh khắc chữ Thái A nơi cán kiếm.

    Đêm hôm ấy, luồng khí sáng không còn hiện ra ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa.

    Long Tuyền và Thái A là một cặp Âm Dương kiếm, Long Tuyền là cây gươm trống và Thái A là cây gươm mái. Lôi Hoán giữ cây Long Tuyền Kiếm, luôn luôn đeo bên mình, còn cây Thái A Kiếm thì Lôi Hoán dâng lên vua Tấn.

    Trong Đạo Cao Đài có một việc hết sức huyền diệu là Đức Phạm Hộ Pháp được Bát Nương mách bảo cho biết, người Tàu dùng Long Tuyền Kiếm ếm vào huyệt kết phát nhân tài của Việt Nam, để khi Việt Nam có sản xuất nhân tài thì kiếm báu nầy giết chết lúc còn trẻ tuổi. Bát Nương cũng chỉ cho biết, kiếm ấy ếm ở tại làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, và kêu Đức Hộ Pháp nên đến lấy kiếm và giải phép ếm thì Việt Nam mới sản xuất được nhơn tài.

    Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung và Ngài Đinh Công Trứ (Giám Đốc Trường Qui Thiện) có tham dự vào việc tổ chức phái đoàn do Đức Phạm Hộ Pháp hướng dẫn, đi ghe vào Láng Cát ở làng Phú Mỹ để lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm.

    Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung, sau nầy có thuật rõ lại trong Bài Phủ Dụ, đọc trong dịp Lễ An Vị Phật Mẫu tại Đền Thờ Phật Mẫu nơi Trí Giác Cung (Địa Linh Động) ngày 19-12-Bính Ngọ (dl 29-1-1967).

    Sau đây xin chép lại một đoạn trong Bài Phủ Dụ trên của Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung nói về việc đi lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm của Đức Phạm Hộ Pháp:

    "Nhưng đến ngày 28-3-1930, Đức Ngài đến có hai vị nữ phái (vì lâu nên không nhớ tên) và bốn vị nam phái là ông Tri, Chiêu, Lư, với Lễ Sanh Thái Chia Thanh, hiện nay là Giáo Sư Tần Nhơn. Đức Ngài đến lần nầy là để đi tìm Long Tuyền Kiếm, do Bát Nương mách bảo với Đức Ngài khi trước.

    Đức Ngài chấp bút, được Đức Lỗ Ban giáng nói phải đến Thảo Đường. Thảo Đường nầy là chỗ do Đức Phật Mẫu chỉ dạy, khẩn một lô đất hoang 60 mẫu và khai một con kinh, về các năm trước là năm 1928, theo bài thi của Đức Phật Mẫu, nguyên văn như sau:

    Thảo Đường phước địa ngộ tùng hoa,
    Lục ức dư niên võ trụ hòa.
    Cộng hưởng phàm gian an lạc nghiệp,
    Thế đăng Bồng đảo định âu ca.

    Khi đến con kinh mà ông Đinh Công Trứ và tôi với bổn đạo khai thác, có tạo một ngôi nhà tạm bằng cây lá để thờ Đức Chí Tôn, Đức Lỗ Ban dạy: bước về phía Tây Nam 280 bước thì lấy cái ếm. Lấy xong, Đức Ngài giải nghĩa liền rằng: Long Tuyền Kiếm nầy là do đời Tàu cai trị Việt Nam, ếm để sát hại nhơn tài, dầu có trạng ra đời cũng bị vớt đứt (là yểu mạng). Đức Lỗ Ban cho Bần đạo biết, có hai vị Thần ở đây giữ, chỉ dành riêng cho kẻ mạng Trời đến lấy món ếm nầy mà thôi.

    Ếm nầy vào năm 1849, khi Pháp chiếm Việt Nam. Đến năm 1914, giặc Âu Châu bùng nổ, Tàu có sai một người Triều Châu độ 65 tuổi qua ếm một lần nữa.

    (Chuyện trên đây ở địa phương nầy, hàng lão thành nhiều người hiểu biết)."

    Một tài liệu khác tựa đề: Một Kỷ niệm thiêng liêng cứu quốc do ông Hà Văn Biện, Cai Quản Ban Tổng Trạo Trung Ương, sao y nguyên văn, ngày 20-9-Nhâm Tý (dl 26-10-1972), xin chép ra sau đây, để độc giả có thêm tài liệu khảo xét.

    "Đêm 18-10-Mậu Thìn (1928), Đức Hộ Pháp chấp bút, Bát Nương về mách rằng: Nơi làng Phú Mỹ có Long Tuyền Kiếm, phải đến đó lấy cho được thì sau nầy dân Việt Nam được phát triển và đất đó sẽ thành Thánh địa.

    Qua đến ngày 29-2-Kỷ Tỵ (1929) [ngày nầy còn tồn nghi?], Đức Hộ Pháp mới khởi sự đi lấy Long Tuyền Kiếm do cơ bút chỉ ở giữa đồng, nơi hiện giờ là Sở Thảo Đường, có dạng hình núi, núp ở mé bên kia sông, hướng mặt Trời mọc, cánh đông bắc, trước Thánh Thất Khổ Hiền Trang.

    Thánh Thất ở tây nam, phải đi theo rạch chợ Thầy Yến vô Láng Cát tràm sập độ chừng 5 cây số mới đến.

    Khi đến địa điểm, đậu ghe lên bờ, đi bộ chừng 700 thước, thấy nước nơi rạch ao hồ phèn trong vắt, còn đồng thì toàn là năng. Xa hơn nữa là đưng, bàng, đất đen như mực, cả đồng ruộng mà không thấy lúa và trồng cây chi cả. Dân bản xứ sống về nghề đưng, bàng, tranh, còn dài theo rạch thì lò gốm sản xuất chén, dĩa, tộ, v.v...

    Khi tìm thấy khoảnh đất màu vàng nơi gò, bề ngang độ chừng 70 thước, chiều dài từ Bắc chí Nam chừng 50 thước.

    Đoạn Đức Ngài chấp bút, có Đấng vô hình nhập vào xưng là Lỗ Ban, chỉ chỗ đào ngay chót núi sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá, vì núi sắp nổi lên chưa khỏi mặt đất. Đức Lỗ Ban cho biết đây là phép ếm của Trạng Tàu khi xưa vì Trạng Tàu biết chỗ nầy là núi vàng có linh huyệt, sợ sau nầy núi nổi lên thành hình thì nước Việt Nam có Trạng ra đời sẽ phục nghiệp. Khi có vua rồi, Việt Nam sẽ cường thịnh, làm bá chủ mà Tàu phải bị lệ thuộc, nên Tàu quyết định đưa người lén sang ếm Long Tuyền Kiếm, vì phép ếm nầy lạ lắm, nếu có nhơn tài hay Trạng ra đời, đều bị lưỡi kiếm nầy vớt chết hết.

    Đến năm 1914, giặc Âu Châu bùng nổ, có người Tàu Triều châu độ 65 tuổi, len lỏi qua ếm ngay nơi đó, đúng như lời mấy ông lão nhắc cho con cháu nghe.

    Đức Lỗ Ban cho biết, nơi đây có một vị Thần vâng sứ mạng Ngọc Đế ở đây gìn giữ vật báu, không cho ai biết mà lấy được, chỉ dành riêng cho Trạng Trời lấy vật báu nầy mà thôi.

    Đức Hộ Pháp, khi tìm được, đào lên, thấy phép Tàu ếm có: 1 ông nghè, 1 lưỡi dao cùn, 6 con cờ tướng, 6 đồng tiền kẽm đời vua Minh Mạng. Đào xuống nữa thấy một hộp bao chì vuông, chiều dài 9 tấc. Đức Ngài cho biết trong đó là Long Tuyền Kiếm, nhưng cấm không cho coi và gói kín lại.

    Đức Hộ Pháp nói: Ngày kỷ niệm giống Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách nhơn loại và sẽ cởi ách nô lệ, và dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, có thể dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc với sắc dân nào. Nếu chậm trễ là do dân tộc Việt Nam không tôn thờ chủ nghĩa của Đức Chí Tôn, không đủ yêu mến nhau, cứ tranh giành phúc lộc mãi, và vì tổ phụ vay nợ máu Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, còn dính dòng máu ấy nên dân tộc phải trả, nên chưa hưởng sớm. Vì tội Chúa mà tôi mang, cha làm mà con phải trả, ai có mang dòng máu ấy thì phải trả mới mong vãn hồi độc lập.

    Đức Ngài dạy đào một con kinh từ ngọn tràm sập (chỗ đậu ghe) đào băng ngang chót lưỡi Long Tuyền Kiếm cho bứt, ấy là phép để trừ tuyệt cái ếm sát nhân tài. (Sau khi cả anh em Minh Thiện Đàn cố đào ngày đêm cho xong con kinh ấy. Gần ngoài vàm, phần đất tư, chủ họ nằm ngang đường cản trở, mà anh em cố đào cho xong).

    Đúng 1 giờ chiều cùng ngày đó về dùng cơm tại nhà ông Lê Văn Trung và về đến Khổ Hiền Trang là 4 giờ."

    Một tài liệu khác kể lại khá chi tiết phép ếm của người Tàu bằng Long Tuyền Kiếm như sau:

    "Sau khi Đức Phạm Hộ Pháp xác định được chỗ ếm Long Tuyền Kiếm, do Sư Trưởng Lỗ Ban chỉ dẫn, Ngài liền cho đào xuống. Đào xuống được 1 thước 3 tấc thì gặp một phiến đá lớn, khiêng miếng đá ấy lên rồi tiếp tục đào xuống nữa, đào thêm 3 tấc thì gặp một phiến đá lớn nữa, trên miếng đá nầy có một hình nhân bằng đồng đen cao 1 tấc 8 (ông Nghè), 1 lưỡi dao gãy cán đặt trên 6 con cờ tướng bằng ngà gồm: 1 con Tướng, 2 con Sĩ, 2 con Xe, 1 con chốt, và 6 đồng tiền kẽm đời vua Minh Mạng. Khiêng khối đá ấy lên thì gặp một cái hộp bọc chì dài 9 tấc, ngang 3 tấc, dầy 1 tấc 8.

    Đức Phạm Hộ Pháp cho biết đó là cái hộp đựng Long Tuyền Kiếm và bên trong có một đạo linh phù.

    Vừa lấy hộp Long Tuyền Kiếm lên khỏi chỗ ấy thì ở dưới có một mạch nước phun thẳng lên. Đó là long mạch.

    Đức Hộ Pháp hành pháp giải khai long mạch và chỉ cho các tín đồ tùy tùng thấy đây là long mạch rất quan trọng, cần phải đào một con kinh băng ngang qua long mạch nầy để dẫn nước trong long mạch đi theo các sông rạch mà châu lưu khắp miền Nam Việt Nam để mọi người Việt Nam đều được hưởng nhờ."

    Ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai, hồi làm việc chung với Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung, được Ngài Trung thuật lại cho nghe những việc liên quan đến Long Tuyền Kiếm. Nay Ông Chơn Nhơn Hoai (Ông Tám Hoai) kể lại, ghi được như sau:

    "Thuở nhỏ, lúc ông Trung còn ôm cặp đi học, ông đi bằng xuồng đến trường học ở chợ Phú Mỹ, ông có biết một đám xác đem chôn nơi Láng Cát. Sau đó, lúc ở quán bên đường, ông có nghe một ông lão chuyên môn làm mướn trong vùng, ai mướn chi, ông cũng làm để kiếm sống, ở làng Phú Mỹ, mọi người đều biết ông. Ông lão cằn nhằn lông bông là bữa hổm có đi chôn một bà, phải đào huyệt tới bốn lần mới chôn được.

    Nghe vậy, một người Tàu, đã có mặt tại Phú Mỹ và quanh quẩn nơi đây cả tháng rồi, ông Tàu nói là đi tìm bà con nhưng chưa gặp. Người Tàu nầy từ bàn kế bên bước qua hỏi ông lão là đám xác chôn ở đâu? Ông lão đáp là chôn ở Láng Cát. Người Tàu hỏi vì sao lại đào tới bốn huyệt vậy?

    Ông lão đáp: Bởi vì đào xuống gặp đá, đá cứng quá, mới bỏ chỗ đó, qua đào chỗ khác, cứ thế mà đào đến cái thứ tư là ra bìa gần kinh thì mới đào xuống được để chôn, nhưng chôn cũng không sâu vì đá, hơn nữa trời cũng quá khuya, phải về.

    Người Tàu liền mướn ông lão chèo ghe đưa ông ta đến chỗ đó để ông coi, giá là 2 cắc.

    Ông lão kể câu chuyện tại quán.

    Sau khi người Tàu đó đi xem xong thì trở về. Người Tàu ấy lại hẹn với ông lão là ngày mai nhờ ông lão chèo đưa đi một chuyến nữa. Ông Lão nói rằng: không hiểu ông Tàu đi lên bờ vào trong Láng Cát kiếm cái gì không biết, chỉ thấy ổng cầm trên tay một cái bọc gói kín và bưng một hủ cải bắc thảo.

    Thế rồi thời gian trôi qua, ông lão làm mướn cũng không còn, và người Tàu cũng vắng đi từ dạo đó.

    Cho đến một hôm, gần 14 hay 15 năm sau, sau khi Đạo Cao Đài khai mở, Đức Phạm Hộ Pháp được quyền thiêng liêng chỉ bảo đến ngay tại Láng Cát làng Phú Mỹ lấy phép ếm là Long Tuyền Kiếm của người Tàu.

    Lúc bấy giờ, một sự trùng hợp như có sắp xếp, khiến vùng ký ức của ông Trung chợt được đánh thức, khiến ông nhớ lại tất cả. Nếu không có Đức Phạm Hộ Pháp xuất hiện đi lấy Long Tuyền Kiếm thì câu chuyện của thời quá khứ đã nằm yên trong dĩ vãng.

    Cho nên, lần lượt tất cả những gì ông Trung ghi nhớ được lúc thiếu thời, giờ đây thuật lại cho Đức Hộ Pháp nghe.

    Tiếp đến là đoàn người được Đức Hộ Pháp chỉ định, không quên mang theo những vật dụng cần thiết cho công cuộc đào bới, lên đường vào buổi sáng sớm hôm đó.

    Xuồng đến Láng Cát, dừng lại cặm sào. Đức Hộ Pháp bảo đặt một cái bàn ở một nơi cao nhứt, đoạn Ngài ngồi vào bàn, định thần chấp bút.

    Lỗ Ban Sư giáng, tường thuật lại gốc tích từ giai đoạn và chỉ cách tháo gỡ.

    Đức Ngài hỏi: Họ ếm nơi nào, nhờ Lỗ Ban Sư chỉ giùm.

    Lỗ Ban đáp: Lấy bàn nầy làm trung tâm, đi về hướng mặt Trời lặn 30 bước, đào xuống sẽ gặp.

    Đức Hộ Pháp chọn một người cao bước dài và một người thấp bước ngắn hơn, cùng bước một lượt, đúng 30 bước thì dừng lại. Ngài mới lấy trung bình, rồi sắp người bày đứng hàng ngang, mỗi người một cái cuốc, đồng đào xuống.

    Cả một hàng cuốc, cuốc mỗi lúc một sâu thành đường rảnh, thế mà vẫn không thấy chi cả. Đã mệt mà chưa phát hiện được gì, nên tinh thần họ có vẻ hồ nghi. Trong lúc mọi người đang chống cuốc nghỉ xả hơi, đột nhiên có một vị nói: còn bụi cỏ chác trước mặt nầy để làm gì! Vừa nói thì vị nọ vừa cuốc bụi cỏ lật ngang, thấy có dấu lạ, vị nọ moi lên thì thấy đó là một cái dao lớn dài gãy cán, đầy sét và một hủ bịt kín. Trút hủ ra thì có: một cái hột gà đen thui, 6 con cờ tướng bằng ngà, mấy đồng tiền kẽm đời Minh Mạng. Mọi người mừng rỡ thỉnh Đức Hộ Pháp đến xem.

    Đức Ngài biểu ông Trung đem đi rửa. Ông Trung nói là sau khi rửa sạch liền đem dâng cho Đức Hộ Pháp, ông quên xem là con cờ gì, và lại ông không dám hỏi....

    Tại cái gò đất vàng, Đức Ngài nói: đây là một cái núi chưa nổi. Sau nầy, nếu núi nổi lên thì tại đây có một thứ đá rất đẹp, nằm từng lớp, cứ lấy lên mà bán rất nhiều tiền vì nơi khác không có.

    Tại Báo Ân Từ Tòa Thánh , Ông Tám Hoai cùng các vị Phạm Môn có nghe Đức Phạm Hộ Pháp thuật lại về cây Long Tuyền Kiếm ếm tại Láng Cát Phú Mỹ như sau:

    Ở sâu dưới đất 300 thước, có một long mạch (mạch nước ngầm) chạy từ núi Bà Đen, qua nội ô Tòa Thánh, xuống tới làng Phú Mỹ, trổ lên tại Láng Cát ở Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho. Cho nên Láng Cát là một linh huyệt, và vùng Phú Mỹ sẽ sản xuất nhiều nhơn tài cho nước Việt Nam.

    Các nhà chiêm tinh và phong thủy Tàu biết được điều đó, nên sai người đem Long Tuyền Kiếm sang ếm ngay linh huyệt ấy, để khi có nhơn tài xuất hiện thì kiếm đó giết chết lúc còn trẻ, để nước Việt Nam không người tài giỏi chống lại người Tàu. Nhưng nghiệp quả của nước Việt Nam đã hết, Bát Nương Diêu Trì Cung giáng cơ nói với Đức Phạm Hộ Pháp đi lấy cái ếm Long Tuyền Kiếm.

    Sau khi lấy xong, Đức Ngài dạy ông Trung đào một con kinh nhỏ băng ngang linh huyệt cho nước trong long mạch tràn lên, châu lưu khắp sông ngòi, phá tuyệt cái ếm của Tàu.

    Hôm nay, nhân hay tin Thiếu Tá Tòng, con trưởng của ông Trung tử trận, Đức Phạm Hộ Pháp nói: Bần đạo biểu đào con kinh băng qua linh huyệt mà làm không xong sao vậy?

    Ông Trung bước đến gần Đức Hộ Pháp nói nho nhỏ gì đó, Đức Ngài mới nói tiếp: Nhạc Vân bao giờ cũng chết yểu."

  • Long vân

    Long vân

    龍雲

    A: Dragon in the clouds.

    P: Dragon dans les nuages.

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Vân: mây.

    Long vân là rồng mây.

    Hội Long Vân có 2 nghĩa:

    1. Hội Long Vân là hội thi tuyển người tài giỏi ra giúp dân giúp nước.

    Kinh Vào Học: May duyên gặp hội long vân.

    Kinh Dịch có câu: Vân tòng long, phong tòng hổ, Thánh nhân tác nhi vạn vật đổ. Nghĩa là: Mây theo rồng, gió theo cọp, bậc Thánh nhân dấy lên mà vạn vật được thấy.

    Long vân cũng có ý nghĩa là nói người bề tôi tài giỏi gặp được vua hiền đức, thành ra tôi hiền chúa Thánh mặc sức vẫy vùng đem hết tài năng an bang tế thế, cũng như rồng gặp mây.

    Long vân cũng có nghĩa là cơ hội may mắn cho người tài giỏi lập công danh sự nghiệp.

    2. Hội Long vân là hội dự bị trước khi tới Hội Long Hoa.

    Có thể nói rằng: Hội Long Vân là hội thi bán kết, và Hội Long Hoa là hội thi chung kết. Vì là Hội thi bán kết nên sự đào thải rất dữ dội để lựa những phần tử có trình độ đạo đức khá, đưa vào dự kỳ chung kết.

    Hiện nay trên thế giới, khối Quỉ Vương đang hoành hành dữ dội, khiến nhơn loại phải chịu nhiều tai họa như: chiến tranh giết hại lẫn nhau, nghèo đói, cướp bóc,.... Đó là cơ khảo thí Tiền Long Hoa, để lọc lừa sàng sảy, loại bỏ một số người có nghiệp ác quá nặng.

    Đó cũng gọi là Hội Long Vân, hội thi bán kết.

    Qua Hội Long Vân, nhơn loại còn lại mang nghiệp quả nhẹ hơn, nên có điều kiện tu tiến để sau cùng dự tuyển Hội Long Hoa.

    Những điều nầy, sấm giảng trong dân gian Việt Nam đã có tiên tri trước hàng trăm năm nay rồi:

    Mười phần mất bảy còn ba,
    Mất hai còn một mới ra thái bình.

    Vậy thì, mất 7 còn 3 là thời kỳ đầu, tức Hội Long Vân.

    Mất 2 còn 1 là thời kỳ sau, tức Hội Long Hoa.

  • Long vị

    Long vị

    龍位

    Long: Rồng, mạch nước, chỉ vua. Vị: chỗ đứng, bài vị.

    Long vị là tấm linh vị có chạm hình rồng quấn xung quanh, được sơn son thếp vàng để tăng phần cao quí và đẹp đẽ.

    Chúng ta thường thấy các long vị nầy đặt trên bàn thờ Đức Chí Tôn, dưới Thiên Nhãn nơi Tòa Thánh hay Thánh Thất.

    Nơi Thánh Thất, có 8 long vị đặt dưới Thiên Nhãn, tất cả long vị đều viết bằng Hán tự, kể ra:

    Hàng trên có 3 long vị của 3 Đấng Giáo chủ Tam giáo

    Tây Phương Giáo Chủ 西方敎主

    Thái Thượng Đạo Tổ 太上道祖

    Khổng Thánh Tiên Sư 孔聖先師

    Hàng dưới kế là 3 long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm:

    Thái Bạch Kim Tinh 太白金星

    Quan Âm Như Lai 觀音如來

    Quan Thánh Đế Quân 關聖帝君

    Hàng giữa kế dưới là long vị của Giáo chủ Thánh đạo:

    Gia Tô Giáo Chủ 耶蘇敎主

    Hàng giữa dưới nữa là long vị của Giáo chủ Thần đạo:

    Khương Thượng Tử Nha 姜尚子牙

    Hàng chót là long vị của Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà sau nầy Hội Thánh mới ra lịnh thêm vào cho đủ Ngũ Chi Đại Đạo nơi hàng giữa từ trên xuống dưới.

    Các long vị thường được làm bằng loại gỗ tốt đặc biệt, như mít nài, giáng hương, v.v... được thợ của Hội Thánh làm theo một kiểu giống nhau, và trước khi đặt lên bàn thờ thì được một Chức sắc Hiệp Thiên Đài trấn thần các long vị.

    Đối với các Chức sắc Thiên phong qui liễu, để có tính cách tôn kính, các linh vị của Chức sắc cũng được gọi là long vị.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Phương Pháp thực hành: Khi đặng truy phong rồi, con cháu hoặc anh em phải đem long vị về Tòa Thánh với một vài vị Chức sắc sở tại đưa lên. Khi về đến Tòa Thánh có Đức Hộ Pháp ban quyền và làm lễ long trọng.

    Sau khi hành lễ, đưa long vị trở về địa phương. Hội Thánh đưa đến cửa ngõ Tòa Thánh, rồi phái vài vị Chức sắc đưa đi tùy theo phẩm tước, đến tận Thánh Thất sở tại. Đầu Tỉnh, Đầu Họ, Đầu Quận Đạo phải thiết lễ và dựng mộ bia cho long trọng.

  • Lòng đơn

    Lòng đơn

    A: The sincere heart.

    P: Le coeur sincère.

    Lòng: lòng dạ, cái tâm của con người. Đơn: tức là Đan, là màu đỏ như son.

    Lòng đơn là dịch từ chữ Hán: Đơn tâm hay Đan tâm, tiếng Việt là Lòng đơn hay Lòng son, là tấm lòng trong sạch, tốt đẹp như màu đỏ của son, không phai.

    Kinh Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu:
    Mẫu Nghi hằng giữ lòng đơn,
    Mảng lo cho trẻ đặng toàn mảnh thân.
  • Lòng trần - Lòng tục

    Lòng trần - Lòng tục

    A: The vulgar heart.

    P: Le coeur vulgaire.

    Lòng: lòng dạ. Trần: bụi, chỉ cõi trần. Tục: tầm thường thấp kém, chỉ cõi trần.

    Lòng trần, đồng nghĩa Lòng tục, là lòng dạ còn có tính cách phàm tục, tức là lòng dạ còn ham mê mùi trần tục.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
    - Lòng trần dầu muốn phong ba dứt.
    .. ... ..
    .. ... ..
    - Trau gương hạnh đức pha lòng tục.
  • Lỗ Ban

    Lỗ Ban

    魯班

    A: Ancestor of carpenters.

    P: Ancêtre des charpentiers.

    Lỗ: nước Lỗ bên Tàu thời Xuân Thu. Ban: tên người.

    Lỗ Ban là người nước Lỗ bên Tàu, tên là Ban, tự là Công Du, làm nghề thợ mộc nổi tiếng là tài giỏi và khéo ở nước Lỗ và khắp các nước chư hầu vào thời Xuân Thu.

    Lỗ Ban còn nổi tiếng về bùa, chú, ếm đối, nên thường nói là Bùa Lỗ Ban.

    Về sau, Lỗ Ban được tôn là Tổ Sư của nghề thợ mộc.

    Lỗ Ban Sư có giáng bút chỉ Đức Phạm Hộ Pháp tìm ra chỗ ếm Long Tuyền Kiếm ở làng Phú Mỹ và chỉ cách cho Đức Phạm Hộ Pháp lấy phép ếm và giải trừ phép ếm.

    Thành ngữ: Ban môn lộng phủ: Múa búa trước cửa Lỗ Ban, hay múa rìu qua mắt thợ, là để chỉ người không biết liệu tài sức của mình, dám khoe tài trước mặt bực thầy, nên chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

  • Lỗ Bộ

    Lỗ Bộ

    鹵簿

    A: The insignia of the ancient arms for cortege.

    P: Les insignes des armes anciennes pour cortèges.

    Lỗ Bộ là một nhóm đồ binh khí thời xưa cắm vào giá để trần thiết nơi cửa quan, hay ở các đền miếu, chùa đình, làm đồ nghi trượng, tăng vẻ uy nghiêm và long trọng.

    Đồ Lỗ Bộ thường gồm các món sau đây:

    - 2 thanh mác trường,

    - 2 ngọn cờ tiết mao,

    - 2 dùi đồng,

    - 2 phủ việt,

    - 2 biển Tĩnh túc và Hồi tị.

    Đồ Lỗ Bộ đôi khi cũng gồm có:

    - 1 tay văn, 1 tay võ,

    - 2 phủ việt,

    - 4 gươm trường,

    - 2 biển Tĩnh túc và Hồi tị.

    Hoặc:

    - 2 cờ tiết mao,

    - 1 bán nguyệt và 1 xà mâu

    - 2 long đao,

    - 1 tứ nhĩ và 1 đinh ba.

    Đồ Lỗ Bộ không thống nhứt nhau, thay đổi tùy theo địa phương làng, xã hay đình miếu.

    Trong Báo Ân Từ, hai bên Nội Nghi thờ Đức Phật Mẫu, có hai dàn Lỗ Bộ (không phải Dàn Bát Bửu như ở Tòa Thánh ), mỗi dàn Lỗ Bộ có 8 món đặt giữa hai cây lọng.

    Giải thích mấy món trong Dàn Lỗ Bộ:

    Cờ tiết mao: là hai lá cờ tượng trưng chức sắc của vị Tôn Thần. Tiết là cờ của vua trao cho làm tin, mao là cờ kết bằng lông mao, biểu hiện ân điển của vua. Những xã thờ Thần có sắc phong của các triều đại, trong đồ Lỗ Bộ, dùng 2 lá cơ tiết mao để nêu lên uy đức của vị Thần ở xã mình.

    Biển Tĩnh túc và Hồi tị: Tấm bản có viết 2 chữ Tĩnh túc 靜肅 hay 2 chữ Hồi tị 迴避. Tĩnh túc là yên lặng cung kính. Hồi tị là tránh ra xa. Theo tục lệ thời xưa, khi ra quân, những người có tang, hoặc tàn tật, đều phải tránh xa. Đám rước là biểu tượng sự hành quân, nên có biển Hồi tị, để những người ấy tránh ra xa.

    Tay văn: nắm tay cầm bút. Tay võ: nắm tay nắm chặt.

    Hai tay văn võ là ý nói vị Thần linh và các bộ hạ của Thần linh đều có tài kiêm văn võ.

    Các thứ khí giới khác là những binh khí đi hành quân.

  • LỘ

    LỘ

    1. LỘ: 路 Đường đi.

    Thí dụ: Lộ bất thập di, Lộ trình.

    2. LỘ: 露 - Giọt sương, - lộ ra ngoài.

    Thí dụ: Lộ điện, Lộ vĩ tàng đầu.

  • Lộ bất thập di

    Lộ bất thập di

    路不拾遺

    Lộ: Đường đi. Bất: không. Thập: nhặt, lượm. Di: sót mất.

    Lộ bất thập di là ngoài đường không nhặt của rơi.

    Câu nói đầy đủ là: Gia vô bế hộ, lộ bất thập di. Nghĩa là: nhà không đóng cửa, đường không lượm của rơi.

    Đây là câu nói mô tả đời thái bình thịnh vượng thời vua Nghiêu vua Thuấn. Ban đêm khi đi ngủ, nhà không cần đóng cửa vì không có ăn trộm; của rơi ngoài đường không ai thèm nhặt vì không cần thiết, và tánh lại không tham.

  • Lộ dao tri mã lực

    Lộ dao tri mã lực

    路遙知馬力

    Lộ: Đường đi. Dao: Diêu: xa. Tri: biết. Mã lực: sức ngựa.

    Lộ dao tri mã lực là đường xa mới biết sức ngựa.

    Đồng nghĩa: Trường đồ tri mã lực.

    Thường nói: Lộ dao tri mã lực, sự cửu kiến nhơn tâm. (Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu mới thấy lòng người.)

  • Lộ điện

    Lộ điện

    露電

    Lộ: - Giọt sương, - lộ ra ngoài. Điện: lằn điện chớp.

    Lộ điện là giọt sương và lằn chớp, ý nói đời người qua mau như giọt sương buổi sáng, như lằn sấm chớp lúc mưa giông.

  • Lộ trình

    Lộ trình

    路程

    A: The journey.

    P: L"itinéraire.

    Lộ: Đường đi. Trình: quãng đường đi.

    Lộ trình là quãng đường đi qua.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Một dặm xa xuôi nhọc lộ trình.

  • Lộ vĩ tàng đầu

    Lộ vĩ tàng đầu

    露尾藏頭

    Lộ: - Giọt sương, - lộ ra ngoài. Vĩ: cái đuôi. Tàng: giấu cất. Đầu: cái đầu.

    Lộ vĩ tàng đầu là giấu đầu lòi đuôi.

  • LÔI

    LÔI

    LÔI: 雷 Sấm, sấm sét.

    Thí dụ: Lôi Âm Cổ. Lôi công.

  • Lôi Âm Cổ đài

    Lôi Âm Cổ đài

    雷音鼓臺

    A: The tower of the drum of thunder.

    P: Le tour du tambour de tonnerre.

    Lôi: Sấm, sấm sét. Âm: tiếng. Cổ: cái trống. Đài: cái đài cao. Lôi Âm là tiếng sấm.

    Lôi Âm Cổ là cái trống Lôi Âm, bởi vì cái trống nầy rất lớn, phát ra tiếng trống lớn như tiếng sấm.

    Lôi Âm Cổ đài là cái đài cao trên đó đặt trống Lôi Âm.

    Khi nhìn vào mặt tiền Tòa Thánh Tây Ninh, chúng ta thấy hai cái đài song song cao vút như hai cái tháp: bên mặt của Tòa Thánh tức là bên nữ phái là Lôi Âm Cổ đài, bên nam phái là Bạch Ngọc Chung đài.

    Thuở xưa, khi vua làm lễ tế Trời, thì đánh trống Lôi Cổ. Trống nầy rất lớn, có 8 mặt, khi đánh lên tiếng trống vang rền truyền đi rất xa giống như tiếng sấm.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Hai bên Hiệp Thiên Đài, bên mặt thì có Lôi Âm Cổ đài, bên tả thì có Bạch Ngọc Chung đài.

  • Lôi Âm Cổ khởi

    Lôi Âm Cổ khởi

    雷音鼓起

    Lôi Âm Cổ: cái trống Lôi Âm. Khởi: bắt đầu.

    Lôi Âm Cổ khởi là bắt đầu đánh trống Lôi Âm.

    Đây là một câu xướng của Lễ sĩ trong nghi tiết cúng Đại đàn hay Tiểu đàn tại Thánh Thất. Khi Lễ sĩ xướng câu nầy xong thì vị chấp sự bắt đầu đánh trống Lôi Âm.

    Khởi đầu đánh trước 3 tiếng trống.

    Kế đó, ngâm 4 câu Kệ Trống, dứt mỗi câu thì đánh một tiếng trống lớn. (4 câu kệ thì đánh 4 dùi trống).

    Tiếp theo đánh 12 dùi trống nữa.

    Sau đó đánh tiếp 3 hồi, mỗi hồi 12 chập, mỗi chập 12 dùi, lúc đầu đánh chậm, sau đánh liên dùi thúc cho mau, tổng số dùi trống trong 3 hồi nầy là 432 dùi trống.

    Cuối cùng đánh chậm rãi 3 dùi thì chấm dứt.

    Vậy, kể từ lúc khởi đánh trống cho đến khi chấm dứt, tổng cộng số dùi trống là: 3 + 4 + 12 + 432 + 3 = 454

    Kệ Trống Lôi Âm:
    Lôi Âm Thánh cổ triệt hư không,
    Truyền tấu Càn Khôn thế giới thông.
    Đạo pháp đương kim dương chánh giáo,
    Linh quang chiếu diệu Ngọc Kinh Cung.

    (Phần giải nghĩa bài Kệ nầy, xem chữ: Kệ trống, vần K)

  • Lôi Âm Tự

    Lôi Âm Tự

    雷音寺

    A: The Temple of Thunder.

    P: Le Temple de Tonnerre.

    Lôi: Sấm, sấm sét. Âm: tiếng. Tự: chùa.

    Lôi Âm Tự là chùa Lôi Âm, ở tại kinh đô của Cực Lạc Thế Giới nơi cõi thiêng liêng.

    Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống:

    "Đêm nay, Bần đạo rủ cả thảy vô Lôi Âm Tự, cũng như Bần đạo đã đến trình diện với Đức Di-Đà.

    Bởi Đức Di-Đà đã giao quyền lại cho Đức Di-Lạc, giao quyền Chưởng quản Càn Khôn Vũ Trụ, Đức Di-Lạc ngồi ngự nơi Kim Tự Tháp, còn Đức Di-Đà vào ngự nơi Lôi Âm Tự. Khi đến đó, chỉ học các triết lý Phật giáo từ tạo Thiên lập Địa tới giờ."

    Kinh Tiểu Tường:
    Vào Lôi Âm kiến A-Di,
    Bộ Công Di-Lạc Tam Kỳ độ sanh.
  • Lôi Âm Tự phá cổ

    Lôi Âm Tự phá cổ

    雷音寺破罟

    Lôi Âm Tự: chùa Lôi Âm ở kinh đô của Cực Lạc Thế Giới. Phá: làm cho tiêu mất. Cổ: pháp luật, hình pháp.

    Lôi Âm Tự phá cổ là chư Phật nơi chùa Lôi Âm phá bỏ pháp luật tu hành cũ thuở trước, vì pháp luật nầy đã lỗi thời, bị sửa cải nên bị qui phàm.

    Nay là thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn lập luật tu mới, thích hợp trình độ tiến hóa của nhơn sanh.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Luật lệ tuy cũ chớ Đạo vẫn như nhiên, do công đức mà đắc đạo cùng chăng. Nhưng mà có một điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ, nên tu nhiều mà thành ít.

  • Lôi Công - Bộ Lôi Công

    Lôi Công - Bộ Lôi Công

    雷公 - 部雷公

    A: The Genius of Thunder.

    P: Les Génies de Tonnerre.

    Lôi: Sấm, sấm sét. Công: ông. Bộ: cơ quan cao cấp chuyên môn.

    Lôi Công là Thần làm ra sấm sét, cũng gọi là: Thiên Lôi, Lôi Thần.

    Bộ Lôi Công hay Lôi Bộ là cơ quan chưởng quản các vị Thiên Thần Sấm Sét.

    Chưởng quản Lôi Bộ là 5 vị Thiên Thần gọi là Ngũ Lôi Thần, mà vị cầm đầu có phẩm tước là: "Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thinh Phổ Hóa Thiên Tôn."

    Theo truyện Phong Thần thì Đức Nguơn Thỉ Chưởng Giáo sắc phong 5 vị sau đây làm Ngũ Lôi Thần:

    1. Thái Sư Văn Trọng, chức: Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thinh Phổ Hóa Thiên Tôn, đứng đầu Lôi Bộ.

    2. Kim Quang Thánh Mẫu, chức: Thiểm Điện Thần, coi việc sấm chớp.

    3. Thể Vân Tiên Cô, chức: Hưng Vân Thần, coi việc kéo mây.

    4. Hạm Chi Tiên Cô, chức: Trợ Phong Thần, coi việc làm gió.

    5. Kim Tô, chức: Bố Võ Thần, coi việc làm mưa.

    Dưới có 20 vị Thiên Thần phụ tá cho Ngũ Lôi Thần.

    Kinh Ðệ Tứ cửu: Bộ Lôi Công giải tán trược quang.

  • Lỗi lạc kỳ tài

    Lỗi lạc kỳ tài

    磊落奇才

    A: Remarkably talented.

    P: Remarquablement talentueux.

    Lỗi: nghĩa đen là nhiều đá. Lỗi lạc: tài giỏi hơn người. Kỳ: lạ lùng, ít có. Tài: tài năng.

    Lỗi lạc kỳ tài là người tài giỏi lạ lùng hiếm có, vượt trội hơn mọi người.

  • Lỗi thệ

    Lỗi thệ

    A: To perjure oneself.

    P: Se parjurer.

    Lỗi: sai lầm, không làm đúng. Thệ: thề, lời thề.

    Lỗi thệ là không giữ đúng lời thề, tức là thất thệ.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Đối với các Chi phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn chơn truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, thì xin Hội Thánh thể lòng đại từ đại bi của Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập môn tái thệ.

  • LỘNG

    LỘNG

    LỘNG: 弄 Làm điều càn rỡ, chơi giỡn.

    Thí dụ: Lộng ngôn, Lộng ngõa, Lộng quyền.

  • Lộng chương - Lộng ngõa

    Lộng chương - Lộng ngõa

    弄璋 - 弄瓦

    A: Boy - Girl.

    P: Garcon - Fille.

    Lộng: Làm điều càn rỡ, chơi giỡn. Chương: ngọc chương. Ngõa: miếng ngói.

    Lộng chương là chơi với ngọc chương,ý nói sanh con trai.

    Lộng ngõa là chơi với tấm ngói, ý nói sanh con gái.

    Thơ Tư Can trong Kinh Thi nói vua mở tiệc lạc thành nhân dịp xây xong cung điện. Thơ có đoạn chúc vua nhiều may mắn, sanh nhiều con trai con gái khi ở cung điện nầy.

    Nãi sinh nam tử, tái tẩm chi sàng, tái ý chi thường, tái lộng chi chương.
    Nãi sinh nữ tử, tái tẩm chi địa, tái ý chi tích, tái lộng chi ngõa.

    Nghĩa là:

    Rồi sanh con trai, cho nằm trên giường, cho mặc áo đẹp, cho chơi ngọc chương.
    Rồi sinh con gái, cho nằm dưới đất, cho mặc áo hở tay, cho chơi tấm ngói.
  • Lộng giả thành chơn

    Lộng giả thành chơn

    弄假成眞

    Lộng: Làm điều càn rỡ, chơi giỡn. Giả: không thực. Thành: nên. Chơn: thật.

    Lộng giả thành chơn là làm chơi cái giả mà thành ra thật.

  • Lộng ngôn

    Lộng ngôn

    弄言

    A: To blaspheme.

    P: Blasphémer.

    Lộng: Làm điều càn rỡ, chơi giỡn. Ngôn: lời nói.

    Lộng ngôn là nói càn.

  • Lộng quyền

    Lộng quyền

    弄權

    A: To abuse power.

    P: Abuser de son autorité.

    Lộng: Làm điều càn rỡ, chơi giỡn. Quyền: quyền hành.

    Lộng quyền là làm vượt quá quyền hạn của mình, lấn sang quyền hạn của người khác một cách càn rỡ, sai trái.

  • LỢI

    LỢI

    LỢI: 利 Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến.

    Thí dụ: Lợi danh, Lợi khí, Lợi tha.

  • Lợi bất cập hại

    Lợi bất cập hại

    利不及害

    A: The advantages cannot make up for disadvantages.

    P: Les avantages ne compensent pas les inconvénients.

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Bất: không. Cập: kịp. Hại: hư hại, hao tốn.

    Lợi bất cập hại là cái lợi không theo kịp cái hại.

    Ý nói: Việc làm tưởng đâu có nhiều lợi lộc nhưng rốt cuộc cái lợi không nhiều bằng cái hại.

  • Lợi danh - Lợi quyền

    Lợi danh - Lợi quyền

    利名 - 利權

    A: The profit - The honour - The power.

    P: Le profit - L"honneur - Le pouvoir.

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Danh: tiếng tăm. Quyền: quyền hành.

    Lợi danh là lợi lộc và tiếng tăm.

    Lợi quyền là lợi lộc và quyền hành.

    Danh, lợi, quyền là ba thứ mà con người rất ham thích, muốn thâu đoạt về cho mình càng nhiều càng tốt, dù phải làm những điều trái đạo đức.

    Cái lợi để thỏa mãn lòng tham, cái danh và cái quyền để thỏa mãn lòng tự ái. Người lấy danh lợi quyền làm mục đích cho cuộc sống thì người ấy không bao giờ theo đạo đức.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
    - Lợi danh cao bởi mượn và xin.

    - Đem thân vùi dập trong chốn lợi quyền,
    tranh tranh cạnh cạnh, biết ngày nào rồi?
  • Lợi dục huân tâm

    Lợi dục huân tâm

    利欲熏心

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Dục: muốn. Huân: nung nấu. Tâm: lòng dạ.

    Lợi dục huân tâm là sự ham muốn điều lợi nung nấu lòng dạ mình.

    Lòng càng bị nung nấu thì hỏa vọng lên làm mờ tối lương tri, chỉ còn biết lợi mà không biết cái chi khác, nên dễ đi vào hố sâu tội lỗi.

  • Lợi khí

    Lợi khí

    利器

    A: Good instrument.

    P: Bon instrument.

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Khí: đồ dùng, dụng cụ.

    Lợi khí là dụng cụ sắc bén, dụng cụ hữu ích.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Trên không biết Trời, dưới không kỉnh Đất, lấy người làm lợi khí đặng vụ tất công danh, quyền quyền thế thế.

  • Lợi linh trí hôn

    Lợi linh trí hôn

    利令智昏

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Linh: khiến. Trí: sự hiểu biết. Hôn: tối tăm.

    Lợi linh trí hôn là điều lợi khiến cho trí khôn tối tăm.

    Ý nói: Thấy lợi tối mắt, vì lợi mất khôn.

  • Lợi sanh

    Lợi sanh

    利生

    A: To benefit all living beings.

    P: Être utile à tout le monde.

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Sanh: nhơn sanh.

    Lợi sanh là làm lợi ích cho nhơn sanh.

    Kinh khi ăn cơm rồi: Nên người, con nguyện ra tài lợi sanh.

  • Lợi tha - Lợi kỷ

    Lợi tha - Lợi kỷ

    利他 - 利己

    A: To benefit others - To profit oneself.

    P: Être utile aux autres - Chercher les intérêts personnels.

    Lợi: Có ích, sắc bén, tiện lợi, của cải đem đến. Tha: người khác. Kỷ: mình.

    Lợi tha là làm lợi ích cho người khác (vị tha).

    Lợi kỷ là làm lợi ích cho mình (vị kỷ).

  • LŨ: 屢 Nhiều lần, luôn luôn.

    Thí dụ: Lũ tiến, Lũ truyền.

  • Lũ giáo bất cải

    Lũ giáo bất cải

    屢敎不改

    Lũ: Nhiều lần, luôn luôn. Giáo: dạy. Bất: không. Cải: sửa đổi.

    Lũ giáo bất cải là nhiều lần dạy bảo mà không sửa đổi.

  • Lũ tiến

    Lũ tiến

    屢進

    A: To advance unceasingly.

    P: Avancer sans cesse.

    Lũ: Nhiều lần, luôn luôn. Tiến: tiến tới.

    Lũ tiến là tiến tới mãi.

  • Lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế

    Lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế

    屢傳寶經以覺世

    Lũ: Nhiều lần, luôn luôn. Truyền: trao lại. Bửu kinh: kinh quí báu. Dĩ: để mà. Giác thế: giác ngộ người đời.

    Đây là một câu kinh trong bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế, có nghĩa là: Nhiều lần truyền bá kinh sách quí báu để giác ngộ người đời.

    Đức Chí Tôn Thượng Đế, từ xưa tới nay, đã nhiều lần cho các Đấng Tiên Phật giáng trần, thay mặt Đức Chí Tôn, mở đạo, giảng dạy các giáo lý cao siêu, viết thành nhiều kinh sách quí báu, truyền bá trong nhơn loại khắp nơi, hầu thức tỉnh người đời, trở lại con đường đạo đức, lo tu hành thoát vòng trần khổ.

    Như thời Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn cho các Đấng giáng trần mở Đạo như:

    ■ Đức Phât Thích Ca mở đạo Phật ở Ấn Độ, giáo lý của Phật chép lại thành Tam Tạng Kinh, truyền lại cho đời sau.

    ■ Đức Lão Tử mở đạo Tiên, truyền lại Đạo Đức Kinh.

    ■ Đức Khổng Tử phục hưng Nho giáo, san định Ngũ Kinh, viết Kinh Xuân Thu, giáo hóa người đời phần Nhơn đạo.

    ■ Đức Chúa Jésus mở đạo Thánh ở Do Thái, giáo lý của Ngài ghi chép lại thành Thánh Kinh Tân Ước.

    Thời nào cũng có các Đấng giáng trần mở Đạo, truyền bá kinh sách, khuyên nhủ người đời giác ngộ tu hành.

  • LUÂN

    LUÂN

    1. LUÂN: 輪 Cái bánh xe, xoay vần.

    Thí dụ: Luân chuyển, Luân hồi.

    2. LUÂN: 倫 Đạo thường, cái lẽ phải ở đời.

    Thí dụ: Luân thường.

    3. LUÂN: 淪 Chìm mất, mất.

    Thí dụ: Luân lạc.

  • Luân chuyển

    Luân chuyển

    輪轉

    A: To turn round.

    P: Tourner.

    Luân: Cái bánh xe, xoay vần. Chuyển: dời đổi.

    Luân chuyển là dời đổi, xoay vòng như cái bánh xe.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vì vậy, thế cuộc phải tuần huờn, bầu nhơn sự phải luân chuyển vần xây, phiêu linh cho đến buổi nhơn loại được vẹn toàn.

  • Luân hồi

    Luân hồi

    輪迴

    A: The wheel of reincarnation; Metempsychosis.

    P: La roue de réincarnation; Métempsychose.

    Luân: Cái bánh xe, xoay vần. Hồi: quay trở lại.

    Luân hồi, nghĩa đen là xoay tròn như cái bánh xe, quay đi rồi trở lại, mãi mãi như thế.

    Luân hồi là một tín thuyết đã có từ thời thái cổ của nước Ấn Độ, với đạo Bà-La-Môn, cho rằng linh hồn của một sinh vật, sau khi sinh vật chết, linh hồn trở lại đầu thai vào một sinh vật khác, và cứ thế tiếp diễn mãi.

    Khi Đức Phật Thích Ca mở đạo Phật vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Phật lấy thuyết Luân hồi làm giáo lý căn bản. Đức Phật nói: Kiếp sống của con người sanh ra rồi chết, chết rồi lại đầu thai trở lại, tức là sanh sanh tử tử cứ thế nối tiếp nhau, như cái bánh xe quay tròn không bao giờ ngừng nghỉ.

    Đạo Cao Đài quan niệm về Luân Hồi như thế nào?

    Con người sống nơi cõi trần có ba thể gọi là Tam thể:

    · Xác thân phàm bằng vật chất: Giả thân.

    · Xác thân thiêng liêng: Chơn thần hay Chơn thân.

    · Một điểm linh quang do Đức Chí Tôn ban cho gọi là Linh hồn để điều khiển chơn thần và thể xác.

    Khi một con người nơi cõi trần chết đi, thể xác sẽ tan rã biến trở lại thành đất, còn chơn thần và linh hồn thoát ra khỏi thể xác, trở về cõi thiêng liêng, mang theo:

    · Những điều học hỏi và kinh nghiệm trong kiếp sống.

    · Những công đức và tội lỗi đã gây ra trong kiếp sống.

    Nơi cõi thiêng liêng, chơn thần và linh hồn được đưa đến trước Minh Cảnh Đài xem lại khúc phim của cuộc đời mình, từ lúc mới sanh cho đến lúc chết, các hành vi thiện ác cùng lời nói đều hiện lên đủ cả, không sót một thứ gì, để nơi đây, cây Cân Công bình thiêng liêng cân tội phước và định phận:

    - Nếu công đức nhiều hơn tội lỗi thì sẽ được ban thưởng bằng những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tương xứng.

    - Nếu công đức ít mà tội lỗi nhiều thì bị luân hồi trở lại cõi trần để trả quả, và cũng để lập công chuộc tội.

    Những công đức, tội lỗi và kinh nghiệm học hỏi được trong kiếp sống tạo thành hột giống luân hồi rút vào trong chơn thần, để làm cái Nhân, quyết định kiếp tái sinh có đời sống sang hèn, hạnh phúc hay khổ đau, làm quan hay dân, v.v... ấy là Quả. Từ Nhân đi đến Quả là sự thể hiện của Nghiệp.

    Linh hồn và chơn thần cứ mãi luân chuyển như thế, lên lên xuống xuống, không bao giờ dứt. Đó là Luân hồi.

    Muốn thoát khỏi Luân hồi thì phải làm sao ?

    - Phải tu, tu để dứt Nhân xấu, tạo Nhân lành: Nhân xấu thì Quả xấu tức là Luân hồi, Nhân lành thì hưởng Quả lành tức là đạt được phẩm vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng, ấy là thoát khỏi Luân hồi.

    Kinh Giải Oan: Cửa luân hồi nhắc bực cao siêu.

  • Luân lạc

    Luân lạc

    淪落

    Luân: Chìm mất, mất. Lạc: rơi rụng.

    Luân lạc là chìm đắm rơi rụng.

    Luân lạc có nghĩa thường dùng là cuộc đời chìm nổi, rày đây mai đó.

  • Luân lý học

    Luân lý học

    倫理學

    A: The moral philosophy.

    P: La morale.

    Luân: Đạo thường, cái lẽ phải ở đời. Lý: lẽ, nguyên lý. Học: môn học.

    Luân lý là nguyên lý về đạo đức của con người.

    Luân lý học là môn học nghiên cứu nguyên lý về đạo đức và sự phát triển đạo đức của con người.

  • Luân thường

    Luân thường

    倫常

    A: The constant and natural law.

    P: La loi constante et naturelle.

    Luân: Đạo thường, cái lẽ phải ở đời. Thường: hằng có, luôn luôn.

    Luân thường là những phép tắc đạo đức trong cư xử ở đời được qui định không thay đổi mà mọi người có bổn phận phải gìn giữ và tuân theo.

    Luân thường gồm: Ngũ luân và Ngũ thường.

    ■ Ngũ luân là năm cách cư xử theo lẽ phải là: Cách cư xử giữa vua và bề tôi, giữa cha và con, giữa chồng và vợ, giữa anh và em, giữa bè bạn với nhau. (Quân thần, Phụ tử, Phu thê, Huynh đệ, Bằng hữu).

    ■ Ngũ thường là năm đức tánh căn bản phải gìn giữ luôn luôn là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đứa ngu nghịch cha, phản loạn, làm rối luân thường.

  • LUẬN

    LUẬN

    LUẬN: 論 Bàn về một vấn đề có phân tách lý lẽ.

    Thí dụ: Luận biện, Luận ý.

  • Luận biện

    Luận biện

    論辯

    A: To discuss.

    P: Discuter.

    Luận: Bàn về một vấn đề có phân tách lý lẽ. Biện: bàn cãi lẽ phải trái.

    Luận biện là đưa ra nhiều lý lẽ để tranh cãi phải trái.

    Kinh Sám Hối: Câu văn từ luận biện thật thà.

  • Luận lý học

    Luận lý học

    論理學

    A: Logic.

    P: Logique.

    Luận: Bàn về một vấn đề có phân tách lý lẽ. Lý: lẽ. Học: môn học.

    Luận lý là suy xét cho đúng lý lẽ.

    Luận lý học là môn học nghiên cứu những phương pháp suy luận cho đúng, lấy tư tưởng làm đối tượng.

  • Luận ý

    Luận ý

    論意

    A: To reason.

    P: Raisonner.

    Luận: Bàn về một vấn đề có phân tách lý lẽ. Ý: ý kiến.

    Luận ý là bàn luận và góp ý kiến thêm vào.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Như quyết định mà hai đàng không thuận thì người phải dâng cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Đài cầu Thầy sửa lại, hay là Hộ Pháp luận ý đôi bên mà lập lại.

  • LUẬT

    LUẬT

    LUẬT: 律 Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp.

    Thí dụ: Luật định, Luật lịnh, Luật Sự.

  • Luật định thiên nhiên

    Luật định thiên nhiên

    律定天然

    A: The natural laws.

    P: Les lois naturelles.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Định: đặt ra. Thiên nhiên: Trời làm ra như thế.

    Luật định thiên nhiên là các định luật của tự nhiên, do Trời làm ra như thế chớ không phải do nơi người đặt để ra.

    Lời Tựa Pháp Chánh Truyền: Nếu cứ chiếu luật thi hành thì toàn đạo được điều hòa êm ái và guồng máy Hành Chánh Đạo cứ tiến hành theo luật định thiên nhiên, không bao giờ trở ngại.

  • Luật lệ Cao Đài

    Luật lệ Cao Đài

    律例高臺

    A: Law and rule of God.

    P: Loi et règle de Dieu.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Lệ: lấy cái trước làm mẫu cho cái sau. Cao Đài: Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

    Luật lệ là chỉ chung các luật pháp và các lề lối đã quen từ trước với mọi người.

    Luật lệ Cao Đài là các luật pháp và các lề lối của Đức Chí Tôn đặt ra cho các tín đồ của Đạo Cao Đài.

    Luật lệ Cao Đài gồm có: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Nghị Định, Đạo Luật, các Thông Tri và các lịnh của Hội Thánh.

    Lời Minh Thệ khi Nhập môn vào Đạo Cao Đài:

    "Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục."

  • Luật hình

    Luật hình

    律刑

    A: The penal code.

    P: La code pénale.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Hình: trừng phạt người có tội.

    Luật hình là luật pháp qui định hình phạt cho người có tội.

    Kinh Sám Hối: Dầu qua dương pháp, luật hình Diêm vương.

  • Luật lịnh

    Luật lịnh

    律令

    A: Law and order.

    P: Loi et ordre.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Lịnh: mệnh lệnh của cấp trên ban xuống.

    Luật lịnh là luật pháp và mệnh lệnh của Hội Thánh.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Hành Chánh là cơ quan để thi hành các luật lịnh của Hội Thánh hoặc của chúng sanh dâng lên mà đã có Quyền Chí Tôn phê chuẩn.

  • Luật pháp chơn truyền

    Luật pháp chơn truyền

    律法眞傳

    A: The law and the true doctrine.

    P: La loi et la vraie doctrine.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Chơn: thật. Truyền: trao lại.

    Luật pháp là những điều khoản do cơ quan lập pháp đặt ra để qui định các hoạt động của mọi người trong xã hội.

    Chơn truyền là truyền lại một cách đúng đắn và chơn thật, y như lúc đầu.

    Luật pháp chơn truyền là chỉ tất cả luật pháp và giáo lý của một nền tôn giáo được truyền lại một cách chơn thật, nguyên vẹn đúng y như buổi ban đầu.

    Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang có làm bài thi:

    LUẬT PHÁP CHƠN TRUYỀN
    Thánh giáo bảo tồn thất ức niên,
    Nhờ nơi luật pháp hiệp chơn truyền.
    Tuân hành đúng mức đường tu vững,
    Tự tác sai chiều bước đạo nghiêng.
    Lướt khổ đã mong hồi cựu vị,
    Gieo nhân há để vướng tà quyền.
    Thiên điều tại thế nên tôn trọng,
    Vẹn phận ngàn thu hưởng phước duyên.
    CAO THƯỢNG SANH
  • Luật Sự

    Luật Sự

    律事

    A: Judicial agent.

    P: Agent judiciaire.

    Luật: Pháp luật, phép tắc đặt ra để mọi người tuân theo cho được trật tự tốt đẹp. Sự: việc.

    Luật Sự, nghĩa đen là người tập sự về pháp luật.

    Luật Sự là một phầm Chức sắc thấp nhứt của Hiệp Thiên Đài, do Đức Phạm Hộ Pháp lập ra theo Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936). Phẩm nầy do khoa mục tuyển chọn.

    Luật Sự đối phẩm với Đầu Phòng Văn hay Chánh Trị Sự bên Cửu Trùng Đài.

    Nhiệm vụ, quyền hành, Đạo phục và thăng thưởng của Luật Sự được qui định trong Hiến Pháp Chức sắc Hiệp Thiên Đài. (Xem chữ: Hiệp Thiên Đài, phần Hiến Pháp).

    Cần lưu ý: Vài quyển sách pháp văn viết về Đạo Cao Đài, phần Chức sắc cấp dưới của Hiệp Thiên Đài, thay vì viết LUẬT SỰ thì viết là LUẬT SƯ. Cho nên cần phân biệt các từ ngữ:

    Luật Sự 律事 Agent judiciaire, là nhân viên về pháp luật. Sự là việc, Luật là pháp luật.

    Luật Sư 律師 Avocat, Licence en droit, là người đậu bằng Cử Nhân Luật, làm Trạng sư tại tòa án. Sư là thầy.

    Lục Sự 錄事 Greffier, là thơ ký tại tòa án. Lục là biên chép.

  • LỤC

    LỤC

    LỤC: 六 Sáu, thứ sáu.

    Thí dụ: Lục căn, Lục lễ, Lục Tổ, Lục tự.

  • Lục bát - Song thất Lục bát

    Lục bát - Song thất Lục bát

    雙七六八

    Lục: Sáu, thứ sáu. Bát: tám. Song: một đôi. Thất: bảy.

    1). Lục bát: là một thể thơ mà câu trên có 6 chữ và câu dưới có 8 chữ. Cách gieo vần, xem thí dụ sau đây:

    Trăm năm trong cõi người ta,

    Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau.

    Trải qua một cuộc bể dâu

    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

    Lạ gì bỉ sắc tư phong,.... (Kiều)

    Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 phải là Bằng, nhưng một chữ là Bằng thượng, một chữ là Bằng hạ.

    2). Song thất Lục bát: là thể thơ mỗi đoạn có 4 câu: hai câu trên là song thất, tức là hai câu mà mỗi câu 7 chữ, và hai câu dưới là lục bát: một câu 6 chữ và một câu 8 chữ.

    Song thất lục bát cũng được gọi là Lục bát gián thất. (gián là ngăn cách). Cách gieo vần, xem thí dụ sau đây:

    Nữ Trung Tùng Phận của Bà Đoàn Thị Điểm:

    Dụng văn hóa trau tria nữ phách
    Lấy kinh luân thúc thách quần hồng
    Gươm thư giúp sức gươm hùng
    Điểm tô nghiệp cả con rồng cháu Tiên.

    Bởi rẻ rúng thuyền quyên thiếu học
    Dầu chí thân tơ tóc cũng khi.
    Tinh thần cao thấp nhờ thi,
    Dục tài nữ sĩ sánh cùng nam.... ... ...

    Lục bát và Song thất lục bát là hai thể thơ hoàn toàn thuần túy Việt Nam, không do ảnh hưởng thi văn của Tàu.

    Bà Đoàn Thị Điểm giáng cơ viết Nữ Trung Tùng Phận theo thể thơ Song thất lục bát, một thể thơ quen thuộc của Bà, mà lúc Bà còn sanh tiền, Bà đã dùng thể thơ nầy diễn nôm: Chinh Phụ Ngâm Khúc.

  • Lục cá nguyệt

    Lục cá nguyệt

    六箇月

    A: Semester.

    P: Semestre.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Cá: cái, từng cái một. Nguyệt: tháng.

    Lục cá nguyệt là sáu tháng mỗi kỳ.

    Mỗi năm chia ra làm hai Lục cá nguyệt: Đệ nhứt Lục cá nguyệt (Đệ nhứt bán niên) là 6 tháng đầu năm và Đệ nhị Lục cá nguyệt (Đệ nhị bán niên) là 6 tháng cuối năm.

    Tam cá nguyệt là ba tháng mỗi kỳ.

  • Lục căn - Lục thức - Lục trần - Lục dục

    Lục căn - Lục thức - Lục trần - Lục dục


    Lục căn:
    六根
    A: Six organs.
    P: Six organes.


    Lục thức:
    六識
    A: Six knowledges.
    P: Six connaissances.


    Lục trần:
    六塵
    A: Six objects of sense.
    P: Six objets de sens.


    Lục dục:
    六欲
    A: Six passions.
    P: Six passions.

    a) LỤC CĂN:

    Sáu gốc rễ có sức nảy sanh.

    Lục căn chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật:

    1. Nhãn (mắt)
    2. Nhĩ (tai)
    3. Tỹ (mũi)
    4. Thiệt (lưỡi)
    5. Thân (da thịt)
    6. Ý (tư tưởng).

    b) LỤC THỨC:

    Sáu điều hiểu biết của con người.

    Lục thức có được là do Lục căn. Lục thức gồm:

    1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy.
    2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe.
    3. Tỹ thức: cái biết của mũi do sự ngữi.
    4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm.
    5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm.
    6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.

    c) LỤC TRẦN:

    Trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức. Lục trần gồm:

    1. Sắc: cảnh vật có màu sắc xinh đẹp.
    2. Thinh: âm thanh êm ái, lời nói ngọt ngào.
    3. Hương: mùi thơm của hoa, của món ăn.
    4. Vị: thức ăn ngon béo bổ.
    5. Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
    6. Pháp: tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ý.

    d) LỤC DỤC:

    Sáu điều ham muốn.

    Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục gồm:

    1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
    2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
    3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
    4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
    5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
    6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.

    Con người có Lục căn nên mới có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:

    LỤC CĂN ─> LỤC THỨC <=> LỤC TRẦN ─> LỤC DỤC
    Nhãn (mắt) Nhãn thức Sắc Sắc dục
    Nhĩ (tai) Nhĩ thức Thinh Thinh dục
    Tỹ (mũi) Tỹ thức Hương Hương dục
    Thiệt (lưỡi) Thiệt thức Vị Vị dục
    Thân (da thịt) Thân thức Xúc Xúc dục
    Ý (tư tưởng) Ý thức Pháp Pháp dục

    "Thất tình Lục dục là mối loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.

    Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.

    Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.

    Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.

    Thiệt thì ưa nếm vật lạ món ngon.

    Thân thì mến vợ đẹp hầu xinh, cả dục tình dâm niệm.

    Ý lại tư tưởng vất vơ quấy phá. Nhứt là Ý là mối đại hại cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng ai thấy.

    Còn thân, cái thân thể muốn sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.

    Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.

    Tỹ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.

    Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.

    Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy lên.

    Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy quá.

    Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục thông là đắc đạo.

    Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm cách nào?

    Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an, Lục thần đầy đủ.

    Hễ có Lục dục thì có Lục trần, mà hễ có Lục trần thì mới sanh Lục tặc. Có Lục tặc thì hại Lục căn, Lục thức, Lục thần, nên sa vào Lục đạo.

    Ấy là kiếp con người không có Nguơn Thần chấp chánh, để cho Thức Thần đương quyền, thì dầu có sống, sống một cách vất vơ như bồ nhìn trơ trơ để gió lay người đẩy." (Đại Thừa Chơn Giáo)

  • Lục đạo luân hồi

    Lục đạo luân hồi

    六道輪迴

    A: Six ways of Karma.

    P: Six voies de Karma.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Đạo: đường. Luân hồi: Sự đầu thai chuyển kiếp lên lên xuống xuống như bánh xe xoay vòng.

    Lục đạo luân hồi là sáu đường luân hồi của chúng sanh.

    Theo Phật giáo, chúng sanh tùy theo căn quả thiện hay ác mà chuyển vào trong Lục đạo luân hồi.

    Lục đạo luân hồi gồm:

    1. Thiên (Tiên)
    2. A-Tu-La (Thần)
    3. Nhơn (người)
    4. Địa ngục.
    5. Ngạ quỉ (ma đói).
    6. Súc sanh (thú vật).

    [ Chúng ta lưu ý: Chữ Thiên (Tiên) ở đây, Phật giáo dùng có ý nghĩa là bực chúng sanh thọ những quả báo lành, tức là những phước đức đã tạo ở thế gian; cũng là tiếng gọi hàng quỉ thần biết kính điều thiện. Chữ A-Tu-La là hạng chúng sanh tuy có thần lực, có cung điện, song hình thể không đoan chánh như chư Thiên (Tiên) ở các cõi Trời. Hai chữ: Thiên (Tiên) và A-Tu-La mà Phật giáo dùng trong Lục đạo luân hồi, có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với ý nghĩa dùng trong Đạo Cao Đài.]

    Ba đường trên từ 1 đến 3 thì vui sướng dễ chịu, nên gọi là Tam thiện đạo (Ba đường lành).

    Ba đường dưới từ 4 đến 6 thì khốn khổ, nguy nan, nên gọi là Tam ác đạo (Ba đường dữ).

    Người ta bao giờ cũng không lọt khỏi Lục đạo ấy. Khi thì đầu thai làm người, khi có công đức thì được làm Thần, rồi khi phạm tội thì sa vào Địa ngục hay Ngạ quỉ, súc sanh. Sáu hạng ấy cứ luân chuyển trong sáu cảnh, gặp vui sướng thì ít, gặp đau khổ thì nhiều, vì họ còn vô minh, chưa tỉnh ngộ, nên mới gọi sáu hạng ấy là Lục phàm.

    Muốn thoát khỏi Lục đạo luân hồi thì chỉ có một cách duy nhứt là TU. TU để giác ngộ, để phá màn vô minh, để đủ công quả mà thoát khỏi Lục đạo luân hồi, lên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

  • Lục lễ danh nghi

    Lục lễ danh nghi

    六禮名儀

    A: The six ceremony of marriage.

    P: Les six cérémonies de mariage.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Lễ: lễ. Danh: tên. Nghi: hình thức tốt đẹp.

    Lục lễ danh nghi là tên gọi sáu lễ trong việc cưới gả.

    Do đó, Lục lễ danh nghi còn gọi là: Lục thành hôn sự: nghĩa là có sáu lễ mới thành sự hôn nhân.

    Lục lễ được đặt ra bởi ông Chu Hi (1130-1200) đời nhà Tống khi biên soạn quyển sách: Văn Công Gia Lễ.

    Chữ Văn Công là tước truy phong của Chu Hi. Sau khi ông Chu Hi chết, vua Tống truy phong là Chu Văn Công, được đem thờ trong Khổng Miếu, đặt dưới Thập Triết.

    Lục lễ đối với người Tàu thuở xưa rất quan trọng, nên có câu: Lục lễ bất bị, trinh nữ bất xuất. Nghĩa là: Sáu lễ mà không hoàn bị thì người con gái trinh không ra khỏi nhà tức là là không về nhà chồng.

    Tuy ngày nay, Lục lễ không còn được áp dụng trong việc gả cưới, nhưng chúng ta cũng nên biết qua, để xem người xưa coi trọng việc gả cưới là dường nào.

    Lục lễ danh nghi gồm:

    1. Nạp thái 納釆
    2. Vấn danh 問名
    3. Nạp cát 納吉
    4. Nạp trưng 納徵
    5. Thỉnh kỳ 請期
    6. Thân nghinh 親迎

    1. NẠP THÁI: (Nạp là đưa vào, thái là chọn lựa).

    Nạp thái là nạp lễ vật vào nhà gái để cho biết ý định nhà trai đã chọn một đứa con gái trong gia đình nầy để cưới cho con trai. Người xưa dùng lễ vật là một con chim nhạn, biểu hiệu sự thông tin tức qua lại.

    2. VẤN DANH: (Vấn là hỏi, danh là tên).

    Nhà trai nhờ người mai mối đem trầu rượu đến nhà gái để hỏi tên, tuổi, ngày sanh của đứa con gái.

    3. NẠP CÁT: (Nạp là đưa vào, cát là tốt lành).

    Nhà trai đi coi tuổi thấy cung mạng của đôi trai gái rất tốt, tương hạp tương sanh. Nhà trai đưa lễ vật tượng trưng để trình cho nhà gái biết hai đứa trai gái hạp tuổi, hôn nhân tốt.

    4. NẠP TRƯNG: (Trưng là chứng cớ, thành, nên)

    Nạp trưng là đem nữ trang, tiền bạc, hàng vải, và vài lễ vật khác đến nhà gái làm lễ chứng chắc cho hai đứa trai gái kết hôn với nhau. Do đó lễ nầy còn gọi là: Nạp tài hay Nạp tệ.

    5. THỈNH KỲ: (Thỉnh là hỏi ý kiến; kỳ là kỳ hẹn, tức là ngày giờ tháng năm).

    Đây là lễ nhà trai đến trình cho nhà gái biết ngày, giờ, tháng, năm, nhà trai đến làm lễ Thân nghinh (rước dâu).

    6. THÂN NGHINH: (Thân là chính mình, nghinh: rước)

    Đến ngày giờ đã hẹn trước, nhà trai đem lễ vật đến nhà gái làm lễ rước dâu. Dùng chữ Thân là tự mình để chỉ rằng lễ nầy buộc phải có chú rể, chú rể là vai chính đi rước dâu.

    Hôn lễ của người Việt Nam thời xưa hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Tàu, tức là theo Chu Hi Văn Công Gia Lễ, với Lục lễ nên rất phiền phức khó khăn, không phù hạp với phong tục và tạp quán của dân tộc ta.

    Ngày nay, hôn lễ trong đời sống của dân tộc Việt Nam rất đơn giản và cởi mở hơn nhiều. (Xem chi tiết nơi chữ: Hôn lễ, vần H)

  • Lục long

    Lục long

    六龍

    A: Six dragons.

    P: Six dragons.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Long: rồng.

    Lục long là sáu con rồng.

    Quẻ Càn trong 64 quẻ của Kinh Dịch gồm 6 hào dương nên biểu thị bằng 6 vạch liền song song nhau. Càn là Trời, có tánh cách thuần dương, mạnh mẽ, cương kiện, nên 6 vạch nầy được ví 6 con rồng, hán văn gọi là Lục long.

    Người xưa xem rồng là con vật linh thiêng, biến hóa luôn luôn, ẩn hiện trong mây nên thuộc dương tính.

    Vương Bậc đời Tam Quốc chú giải Kinh Dịch, nơi quẻ Càn (Kiền) viết như sau: "Thời thừa lục long dĩ ngự Thiên, Kiền đạo biến hóa các chính tính mệnh." nghĩa là: luôn luôn cỡi sáu rồng để ngự trị Trời, đạo Càn biến hóa, mỗi vật giữ ngay ngắn mạng vận của bổn tánh.

    Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế: Thời thừa lục long, du hành bất tức.

  • Lục long phò ấn

    Lục long phò ấn

    六龍扶印

    Lục: Sáu, thứ sáu. Long: rồng. Phò: Phù: giữ gìn. Ấn: cái ấn.

    Lục long phò ấn, nghĩa đen là sáu rồng giữ cái ấn.

    Chữ Long ở đây chỉ Long mạch tức là mạch nước ngầm dưới đất. Lục long là sáu mạch nước ngầm, phò ấn là giữ cái ấn, ý nói cùng giáp vào một chỗ với nhau.

    Lục long phò ấn là 6 mạch nước ngầm giáp nhau một chỗ.

    Cuộc đất được chọn làm Thánh địa để xây cất Tòa Thánh của Đạo Cao Đài được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ cho biết cuộc đất đó có Lục long phò ấn.

    "Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa: Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn làm như sáu con rồng đoanh nhau, nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là Lục long phò ấn, ngay miếng đất đó đặng ba đầu: một đầu ra giếng mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia."

  • Lục ngoạt kỳ

    Lục ngoạt kỳ

    六月期

    A: Semester.

    P: Semestre.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Ngoạt: Nguyệt: tháng. Kỳ: thời hạn.

    Lục ngoạt kỳ là thời hạn sáu tháng.

    Phúc trình Lục ngoạt kỳ: Báo cáo trình bày những vấn đề đạo sự xảy ra trong 6 tháng để cấp trên biết rõ.

  • Lục Nương

    Lục Nương

    六娘

    A: Sixth Muse.

    P: Sixième Muse.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Nương: tiếng gọi người phụ nữ quí phái.

    Lục Nương là một vị Nữ Tiên đứng hàng thứ sáu trong Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung.

    Trong một kiếp giáng trần ở nước Pháp bên Âu Châu, Lục Nương là Cô Jeanne d"Arc, một vị Nữ Thánh và cũng là một vị Nữ anh hùng của dân tộc Pháp.

  • Tiểu sử Nữ Thánh JEANNE D"ARC (1412-1431)

    Tiểu sử Nữ Thánh JEANNE D"ARC (1412-1431)

    Cô Jeanne d"Arc sanh năm 1412 tại Domrémy nước Pháp, trong một gia đình nông dân bình thường. Cô là một cô gái rất ngoan hiền và rất sùng tín Đạo Thánh (Đạo Thiên Chúa). Ngoài thì giờ phụ việc gia đình, Cô thường đi lễ ở nhà thờ. Sau khi dự Thánh lễ xong, Cô thường ra chiêm ngưỡng tượng Thánh Mẫu Maria, đứng hàng giờ như thế và Cô cảm thấy tâm hồn thơ thới nhẹ nhàng.

    Những lúc không đi nhà thờ, Cô thường ngồi một mình trầm ngâm, nhớ lại khung cảnh nhà thờ, nhớ đến những nét dịu hiền thanh thoát của Đức Mẹ Maria, tâm hồn Cô như hòa vào Hư không.

    Một hôm Cô đang ngồi yên lặng một mình như thế, bỗng có một tiếng nói từ trên không trung đưa đến như một nghiêm lịnh, bảo Cô phải đi giải cứu nước Pháp, vì lúc đó nước Pháp đang bị nước Anh đem quân xâm lấn. Nghe xong, Cô chợt bàng hoàng sực tỉnh, mở mắt nhìn ra bốn bên, cảnh vật vẫn im lìm, không một bóng người lai vãng.

    Cứ như thế, đã mấy lần rồi, khi thì Cô thấy Thánh Michel đến nói, khi thì Cô thấy Thánh Nữ Cathechel đến bảo, cũng một âm điệu như một nghiêm lịnh như thế.

    Cô tự nghĩ: Mình là một cô gái quê, có tài cán chi mà giải cứu nước Pháp. Cô đâu có quyền lực gì, có nói cũng chẳng ai nghe. Thế là Cô bỏ qua, không nghĩ tới vấn đề ấy nữa.

    Nhưng ít hôm sau, trong lúc ngủ mơ màng, Cô lại nghe tiếng nói ấy nữa, nhưng lần nầy lại có ý gằn giọng thúc giục. Đến khi sực tỉnh, Cô cảm thấy bồi hồi, nhất là mấy hôm nay có tin quân đội Anh đánh chiếm được nhiều nơi của nước Pháp, gây cảnh nhà cháy, người chết, bao nhiêu người phải tản cư chạy giặc.

    Cô cảm thấy lòng mình ray rứt, như thấy chính mình trong cảnh khói lửa binh đao. Cô tự thấy mình như có bổn phận phải bảo vệ đất nước, góp một công sức gì vào việc giải cứu dân tộc mình.

    Tiếng nói thinh không lại tiếp tục thúc giục Cô. Cuối cùng, Cô đánh bạo đến gặp Đại Úy Robert de Baudricourt đang đóng quân tại Vaucouleurs, để tỏ bày hết mọi việc, và nhờ Đại Úy dẫn đến yết kiến vua nước Pháp là Charles VII.

    Đại Úy Baudricourt không tin là Cô có thể đánh đuổi được quân Anh để cứu nước Pháp, nên không chịu hướng dẫn Cô đến yết kiến vua Pháp. Ông ta cho rằng Cô quá mê tín hoặc bị bịnh tâm thần.

    Cô buồn bã ra về, tâm tư bị xao động mạnh vì Cô cảm thấy vừa làm một việc hầu như không suy tính trước, chỉ nghe theo một động lực vô hình thúc đẩy. Chừng mấy hôm sau, người ta được tin thành phố Orléans sắp thất thủ trước quân đội hùng mạnh của nước Anh.

    Khi Cô hay tin, Cô bỗng đứng bật dậy như cái lò xo. Với vẻ cương quyết, Cô vội vàng đến gặp Đại Úy Baudricourt lần nữa. Lần nầy, Cô cũng trình bày như trước, nhưng có vẻ tự tin hơn, tha thiết hơn. Đại Úy hỏi Cô:

    - Cô xin yết kiến vua Charles để xin đi giải cứu nước Pháp, nhưng Cô định giải cứu bằng cách nào?

    Cô nhìn viên Đại Úy và trả lời ngay:

    - Ơ ! Thì đánh với quân Anh.

    Đại Úy Baudricourt gật đầu nói tiếp:

    - Điều đó chúng tôi đang cố gắng và đang nổ lực, như trước mắt Cô đã thấy.

    Cô vẫn cương quyết nói:

    - Nhưng dù sao, tôi cũng giúp thêm được một tay, đâu có hại gì cho nước Pháp?

    Còn đang nói chuyện thì Đại Úy Baudricourt nhận được tin thành Orléans sắp rơi vào tay quân Anh, Đại Úy bất đắc dĩ phải tiến dẫn Cô đến gặp vua Charles VII đang đóng quân ở tại Chinon. Cô đến thật bất ngờ, trong khi có đủ mặt các quan đang bàn định về chiến cuộc. Vua Charles vui vẻ cho Cô vào. Cô tỏ bày với vua Charles và với các quan đại thần tại triều, Cô xin đi giải cứu nước Pháp. Mọi người đều lấy làm lạ. Cô vẫn cương quyết trình bày:

    - Thưa Bệ hạ và Quí Ngài, sự cầu xin của tôi dù sao cũng thêm một cánh tay chớ không bớt. Tôi không ước mong gì hơn được sự chuẩn y của Bệ hạ, chỉ xin đi một mình tôi cũng đủ, ngoài ra tôi không dám làm phiền đến các việc khác. Nếu kết quả thắng lợi vẻ vang thì đó là một vinh hạnh, còn như thất bại thì chỉ một mình tôi cam chịu. Xin Bệ hạ ban ơn cho tôi.

    Vua Charles ngẫm nghĩ một lúc rồi gật đầu, truyền giao cho Cô một đội binh nhỏ để Cô chỉ huy và tức tốc đi đến thành Orléans giao chiến với quân Anh.

    Cô tuy rất băn khoăn bối rối, không biết phải dẫn quân đánh như thế nào, nhưng việc cứu binh như cứu lửa, Cô tức tốc lên xe dẫn toán quân ra mặt trận. Cô chỉ huy đội quân của Cô đánh thẳng vào quân Anh đang bao vây Orléans. Lúc đầu thì chưa thấy có tác dụng gì để làm cho quân Anh phải lo ngại, nhưng sau đó mấy tiếng đồng hồ, đội quân của Cô lại tiến như vũ bão. Không biết vì lý do gì, quân đội Anh thấy quân của Cô tiến tới đâu thì quân Anh bỏ chạy đến đó, rút lui ồ ạt. Họ thấy quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Cô rất đông đảo, trùng trùng điệp điệp, hùng hổ tiến lên, bất chấp tên đạn do quân Anh bắn trả lại. Quân Pháp càng đánh càng đông. Vị chỉ huy quân đội Anh phải ra lịnh lui binh gấp, quân lính quăng bỏ vũ khí, đạp bừa lên nhau mà chạy thoát thân, nên quân Anh chết vô số.

    Thành Orléans nhanh chóng được giải cứu hoàn toàn. Tin nầy được tức tốc đưa về Chinon . Vua Charles VII và các quan hết sức vui mừng. Dân thành Orléans hoan hô Cô Jeanne d"Arc nhiệt liệt. Lúc đó là năm 1429.

    Kế đó, Cô được lịnh đem quân đến đánh quân Anh đang bao vây thành Patay. Cũng như trận đánh ở Orléans, toán quân nhỏ của Cô tiến đến đâu thì quân Anh thấy quân Pháp trùng trùng điệp điệp, biết tiến chớ không biết dừng, quân Anh phải chịu thảm bại rút lui.

    Vua Charles liền nhận được tin chiến thắng. Cánh quân của Cô Jeanne d"Arc lập được chiến công hàng đầu.

    Vua và các quan, nhứt là Đại Úy Baudricourt đều ngạc nhiên, không thể nào ngờ rằng một cô gái yếu đuối quê mùa như Jeanne d"Arc lại có thể đánh lui được quân Anh một cách dễ dàng và phi thường đến thế.

    Thắng suốt hai trận đánh một cách nhanh chóng như thế, tên tuổi Cô Jeanne d"Arc nổi như sóng cồn, mọi người dân Pháp đều biết tiếng vị Nữ anh hùng nầy, còn quân Anh thì khi nghe tiếng của Cô đều vỡ mật kinh hồn.

    Vua Charles VII liền quyết định tổ chức Thánh Lễ Tôn Vương cho Ngài tại Nhà Thờ Reims và chính Cô Jeanne d"Arc đứng ra chứng lễ. Đây là một Thánh lễ rất quan trọng đối với một vị vua mà theo truyền thống từ trước, phải có một vị Giáo phẩm cao cấp Đại diện Giáo Hoàng La Mã ban cho mới đúng. Nhưng đàng nầy, vua Charles lại muốn được sự thừa nhận của chính Jeanne d"Arc mà thôi.

    Sau cuộc lễ Tôn Vương đó, Cô lại ra mặt trận, nhưng chẳng may Cô bị thương, và được đưa về hậu cứ điều trị.

    Cách mấy hôm sau, Cô hay tin quân Anh tiến về thủ đô Paris. Cô vội vàng xin ra trận, nhưng vua Charles VII thấy Cô còn yếu nên không cho Cô đi.

    Nhân việc bị thương của Cô Jeanne d"Arc, phe Bảo Cựu Bourguignons chống vua Charles, thân với nước Anh, tuyên truyền rằng sự chiến thắng của quân Pháp tại hai mặt trận Orléans và Patay vừa qua chỉ là một dịp tình cờ trong chiến lược rút lui của quân Anh, chớ không phải do hiện tượng lạ lùng mà quân Anh thấy quân Pháp dày đặc trên chiến trường mà khiếp sợ. Không nên dựa vào đó mà tạo ra thần quyền tà mị, bởi vì hiện nay, Jeanne d"Arc cũng đã bị thương như bao nhiêu người khác và quân Anh đang tiến vào Paris. Nếu Cô có phép lạ, sao không đi giải cứu Paris?

    Chiến lược tuyên truyền đó rất có lợi cho quân Anh. Quân Anh lên tinh thần trở lại và nhân đó cũng xác nhận chiến lược rút lui của quân Anh. Quân Pháp thắng là biết lợi dụng sự rút lui của quân Anh và họ cũng xác nhận rằng Jeanne d"Arc chỉ là một người tầm thường như bao nhiêu người tầm thường khác. Phe Bảo Cựu Bourguignons tuyên truyền đánh đúng vào tâm lý của nhân dân Pháp, làm cho đức tin của họ đối với Jeanne d"Arc bị lung lay.

    Thừa lúc bất ngờ, phe Bảo Cựu tổ chức bắt cóc Jeanne d"Arc và họ đem Cô nạp cho quân đội Anh là đồng minh của họ. Quân Anh giải giao Cô cho Tòa Án của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại Pháp xét xử.

    Vị Giám Mục tỉnh Beauvais tên là Pierre Cauchon đứng ra làm Chủ tọa Tòa Án Tôn giáo, kết tội Jeanne d"Arc theo Tà giáo, mê hoặc nhân dân, vi phạm quyền Thánh của Giáo Hội. (Xem Biên bản hỏi cung phía sau).

    Cô Jeanne d"Arc bị Tòa Án của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại Pháp kết án tử hình, thiêu sống trên dàn hỏa tại Rouen năm 1431, lúc đó Cô được 19 tuổi.

    Cô Jeanne d"Arc biết rằng việc làm của Cô không thể thanh minh được trước một Giáo Hội độc tài vô minh. Cô chỉ biết cầu nguyện và can đảm chờ đợi số phận mà Đấng Thượng Đế dành cho Cô.

    Những người Anh khi nhìn thấy đống lửa thiêu đã phải thốt lên lời kính phục: "Chúng ta đã thiêu một vị Thánh."

    Dân tộc Pháp biết ơn Cô, tôn Cô là: "Trinh nữ thành Orléans", vị "Nữ Anh hùng của dân tộc Pháp" .

    Năm 1909, Cô được làm Lễ Tuyên Phúc (cho linh hồn Cô được vào Thiên Đường).

    Đến năm 1920, Cô được phong Thánh. Ngày Lễ nầy trở thành ngày Quốc lễ của nước Pháp, được tổ chức vào ngày Chúa Nhựt thứ nhì của tháng 5 hằng năm.

    Tiểu sử của Nữ Thánh Jeanne d"Arc đã gây nhiều cảm hứng cho giới Văn nghệ sĩ Pháp, nên họ đã viết nhiều tác phẩm thơ văn, bi kịch và nhạc kịch ca ngợi Nữ Thánh Jeanne d"Arc sau đây:

    · Bi kịch của Schiller (1801): Jungfrau von Orleans.

    · La Sainte Jeanne của G.B. Shaw (1923).

    · Jeanne au bucher, nhạc kịch của P. Claudel (1937).

    BIÊN BẢN về vụ án của Cô Jeanne d"Arc do ông Thomas de Courcelles lập, được dịch ra sau đây:

    "Vị Giám Mục hỏi: Tên và biệt danh của Cô?

    Jeanne đáp: Ở làng tôi, người ta gọi tôi là Jeannette và sau nầy gọi tôi là Jeanne. Tôi không biết gì cả về biệt danh.

    Vị Giám Mục hỏi: Cô sanh quán ở đâu?

    Jeanne đáp: Tôi sanh ở làng Domrémy, sáp nhập với làng Greux. Ở làng Greux có Giáo đường chánh.

    Vị Giám Mục hỏi: Tên của cha mẹ Cô?

    Jeanne đáp: Cha tôi tên là Jacques d"Arc, mẹ tôi là Isabelle Romée.

    Vị Giám mục: Cô được rửa tội ở đâu?

    Jeanne: Ở Giáo đường làng Domrémy.

    Jean Beaupère: Thuở nhỏ, Cô có học nghề gì không?

    Jeanne: Có, học may những tấm bảng bằng vải gai và học đan. Tôi không thua một phụ nữ nào ở thành phố Rouen về đan và may.

    Jean Beaupère: Đã có một lần Cô rời khỏi nhà cha Cô phải không?

    Jeanne: Vì sợ phe Bourguignons, tôi có lìa nhà cha tôi và đến Neufchâteau ở Loraine cư ngụ nơi nhà một phụ nữ có biệt danh là Chị Tóc hoe khoản 15 ngày.

    Jean Beaupère: Cô làm gì thuở Cô ở nhà cha Cô?

    Jeanne: Khi tôi ở nhà cha tôi, tôi làm công việc nhà và không ra đồng với bầy trừu cái và thú vật khác.

    Jean Beaupère: Mỗi năm Cô có xưng tội không?

    Jeanne: Có, xưng tội với Cha Cố và khi Cha Cố bận việc, tôi xưng tội với một tu sĩ khác, được sự chấp thuận của Cha Cố. Đôi khi dường như hai, ba lần gì đó, tôi xưng tội với các tu sĩ hành khất trong thành phố Neufchâteau nói trên và tôi được ban phép làm Mình Thánh Chúa vào Lễ Phục Sinh.

    Jean Beaupère: Lúc nào Cô đã khởi nghe những gì mà Cô gọi là những tiếng nói?

    Jeanne: Lúc tôi 13 tuổi, tôi có nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời giúp tôi tự sửa mình. Đó là lần thứ nhứt, tôi sợ quá! Và khoảng 12 giờ trưa, tiếng nói đó đến, vào mùa hè, trong khu vườn của cha tôi. Bữa trước, tôi đã không kiêng cử ăn. Tôi nghe tiếng nói phía tay mặt, hướng Giáo đường, và thường thường tôi nghe rất rõ ràng. Thật ra có ánh sáng từ phía đó. Từ thuở ấy, thông thường có một ánh sáng rực rỡ. Khi tôi đến gặp nhà vua để tôi trình bày sứ mạng của tôi và chiến đấu, tôi thường nghe tiếng nói ấy.

    Cô Jeanne d"Arc bị bắt ngày 23-5-1430, bị bán cho người Anh ngày 21-11-1430.

    Cô bị đưa lên dàn hỏa ngày 30-5-1431 lúc Cô 19 tuổi.

    Vua nước Pháp thời nầy là Charles VII (1422-1461).

    (Tài liệu dịch ra Việt văn của ông Nguyễn Lộc Thọ).

    Sau đây, xin chép ra một bài Thánh giáo bằng Pháp văn của Cô Jeanne d"Arc, Lục Nương Diêu Trì Cung, có dịch ra Việt văn:

    Phnom-Pênh, nuit du 16/17 Février 1933, 2 h 15.

    Médium: Hộ Pháp et Tiếp Đạo.

    Présents à la séance: Giáo Sư LATAPIE et quelques dignitaires.

    JEANNE D"ARC

    J"y suis en effet, chère frère Latapie,

    A qui puis-je donner une nouvelle vie.

    Assoiffé de toute tendresse

    Vous vous trouviez dans une réelle faiblesse.

    Avec votre infidèle SÁU, vous l"encouragiez à vous trahir,

    Elle est maintenant condamnée avec sévérité,

    A des souffrances morales parmi les pires.

    Elle n"obtiendra son salut que par vous.

    Aidez-moi donc dans vos prières et je pourrai tout.

    Soyez fidèle à notre Maitre Divin,

    Faites avec dévouement votre devoir de Saint.

    Nous sommes là pour vous aider

    Et faciliter votre tâche, il faut y penser.

    Un corps d"Esprits européens est à ce jour constitué,

    Ils travailleront avec vous en communauté.

    Soyez donc vaillant,

    La grandeur d"âme francaise en dépend.

    Au revoir.

    Nam Vang, đêm 16/17 tháng 2 năm 1933, 2giờ 15.

    Phò loan: Hộ Pháp và Tiếp Đạo.

    Hầu đàn: Giáo Sư Latapie và vài chức sắc.

    JEANNE D"ARC

    Quả thật, Em đến đây, Hiền huynh Latapie thân mến,

    Để cho Hiền huynh một nếp sống mới.

    Khao khát tình trìu mến

    Hiền huynh lâm vào một nhược điểm thật sự.

    Đối với nàng Sáu thất tiết của Hiền huynh,

    Hiền huynh đã khuyến khích nàng phản bội,

    Nay thì nàng bị kết án nghiêm khắc,

    Với những đau khổ tinh thần tệ hại nhứt.

    Nàng sẽ được cứu rỗi bởi Hiền huynh mà thôi.

    Vậy Hiền huynh hãy giúp Em trong lời cầu nguyện và Em sẽ làm được tất cả.

    Hiền huynh hãy trung thành với THẦY của chúng ta,

    Hãy thi hành tận tụy nhiệm vụ của một vị Thánh.

    Chúng tôi ở đây để giúp đỡ Hiền huynh,

    Và dễ làm tròn bổn phận, hãy ghi nhớ.

    Một cơ quan Thần Linh Âu châu hôm nay được thành lập, Họ sẽ làm việc cùng với Hiền huynh trong cộng đồng.

    Vậy Hiền huynh hãy dũng cảm,

    Tâm hồn cao thượng của người Pháp tùy thuộc vào đây. Tạm biệt.

    Lục Nương có một kiếp giáng trần ở Việt Nam, tên là HUỆ, nên bài thài hiến lễ Lục Nương trong Hội Yến Diêu Trì Cung khởi đầu chữ HUỆ:

    HUỆ ngào ngạt đưa hơi vò dịu,
    Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong.
    Nương mây như thả cánh hồng,
    Tiêu Diêu phất phướn cõi tòng đưa Tiên.

    Lục Nương cầm bửu pháp là cây Phướn Tiêu Diêu hay Phướn Truy hồn, có phận sự hướng dẫn các chơn hồn qui liễu lên từng Trời thứ sáu là Kim Thiên:

    Kinh Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu:
    Lục Nương phất phướn Truy hồn,
    Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh.

    Lục Nương giáng cơ cho rất nhiều thi văn dạy Đạo. Nơi Hội Thánh Ngoại Giáo, Lục Nương giáng cơ với tên Jeanne d"Arc, nơi Tòa Thánh Tây Ninh thì Lục Nương giáng cơ xưng là HUỆ hay Lục Nương Diêu Trì Cung.

    Sau đây xin chép một vài bài thi của Lục Nương:

    HUỆ phong nguyệt nhập vào nhung thắm,
    Điệu phong ba đã lậm màu trần.
    Xưa từng làm tướng cầm quân,
    Nay quen thói khách hồng quần phấn son.

    Bài thi điệu Động đình:

    Đầm ấm cảnh trời mai ác lố,
    Thơ thới đưa thuyền khổ khách chèo.
    Nhấp nhô lượn sóng khỏa lèo,
    Luồng đông gió tạt cánh bèo ngưng sông.
    Một chiếc quạnh bóng hồng nháng ngọn,
    Mây đoanh non tuyết đóng nhành thông.
    Về nam đổ cánh rừng tòng,
    Ngút xem tủa án cây đông khỏa rèm.
    Đường xúm xít chị em ruổi bước,
    Dắt dìu nhau kẻ trước người sau.
    Tìm nơi hứng giọt mưa rào,
    Để cơn khao khát khoe màu phù dung.
    Đờn nhắn khách năm cung nhặt trổi,
    Vẹt mây đen gió thổi chiều hôm.
    Quang âm ngày tháng dập dồn,
    Ngừa khi trễ bước hoàng hôn trở đường.
    Đường dài muôn dặm khách đơn thân,
    Mượn bóng trăng làu bước vẹn chân.
    Khóa kín song thu trau hạnh đức,
    Chờ khi Đạo trọn đến non Thần.
    Non Thần tiếng hạc chầu vang đảnh,
    Chờ rước người ngay chánh dẫn đường.
    Mơ màng chưa tỉnh huỳnh lương,
    Sóng xao biển khổ nên thương khách trần.
    LỤC NƯƠNG

    (Trích trong Thánh Ngôn Sưu Tập, Q.I)

  • Lục tặc

    Lục tặc

    六賊

    A: Six robbers.

    P: Six brigands.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Tặc: Kẻ trộm, kẻ giặc cướp.

    Lục tặc là sáu tên trộm cướp, luôn luôn rình mò cướp mất công đức của người tu hành.

    Đây là cách nói ví để chỉ rằng: Lục tặc chính là Lục trần. Lục trần gồm: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Chúng ở bên ngoài, luôn luôn rình rập để xâm nhập vào Lục căn của con người, để sanh ra Lục dục, khiến con người gây ra tội lỗi, tức là làm mất hết công đức.

    Đức Phật dạy người tu cần phải gìn giữ cẩn thận Lục căn, để khi Lục căn đối với Lục trần mà không ham nhiễm, thì dù có Lục tặc cũng không trộm cướp chi được. Ai giữ được như vậy thì dứt phiền não, thoát luân hồi, tức là đắc đạo vậy.

  • Lục thân

    Lục thân

    六親

    A: The six closed relations.

    P: Les six degrés de parenté.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Thân: gần gũi thương yêu.

    Lục thân là sáu hạng người gần gũi thương yêu nhứt của mình: Cha, mẹ, vợ, con, anh chị, em.

    Kế Lục thân là Quyến thuộc, là những người bà con dòng họ bên nội và bên ngoại, bên vợ, bên chồng.

    Kệ U Minh Chung:
    Phụ mẫu, sư trưởng, lục thân, quyến thuộc,
    Lịch đại Tiên vong đồng đăng giác ngạn.
  • Lục thập thất Địa cầu

    Lục thập thất Địa cầu

    六十七地球

    Lục: Sáu, thứ sáu. Thập: mười. Thất: bảy. Địa cầu: trái đất.

    Lục thập thất Địa cầu là 67 quả Địa cầu.

    Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài thì phần thấp nhất của vũ trụ là Thất thập nhị Địa, tức 72 Địa cầu, được đánh số từ 1 đến 72. Quả Địa cầu của nhơn loại chúng ta đang ở là Địa cầu 68. Như vậy, bên trên Địa cầu của chúng ta là 67 Địa cầu, có đặc tính là thanh nhẹ hơn Địa cầu 68, có trình độ tiến hóa cao hơn. Còn 4 Địa cầu bên dưới Địa cầu 68 của chúng ta thì nặng trược, u tối, nên chìm xuống đáy vũ trụ, là nơi để đày đọa các linh hồn tội lỗi, mà Phật giáo gọi nơi đó là Địa Ngục, có Thập Điện Diêm Vương cai quản.

    Pháp Chánh Truyền: Nó đặng phép thông công cùng Tam thập lục Thiên, Tam thiên thế giới, Lục thập thất Địa cầu, và Thập Điện Diêm Cung, đặng cầu rỗi cho các con. (Nó: Đức Chí Tôn gọi Đức Giáo Tông).

  • Lục thông

    Lục thông

    六通

    A: Six supernatural powers.

    P: Six pouvoirs surnaturels.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Thông: sáng suốt biết rõ.

    Lục thông là sáu phép Thần thông của bực tu chứng quả A-La-Hán theo Phật giáo.

    Trong đạo Phật, nhà tu hành xuất gia đắc quả A-La-Hán, được giải thoát, dứt phiền não, được 6 phép Thần thông:

    1. Thiên nhãn thông: thấy mọi vật trong vũ trụ.

    2. Thiên nhĩ thông: nghe mọi tiếng nói khắp nơi.

    3. Túc mạng thông: biết chuyện đời trước của mình và của người, biết luôn cả đời nầy với đời sau.

    4. Tha tâm thông: đoán biết trong tâm của người khác.

    5. Thần túc thông: phép đi khắp nơi trong nháy mắt, phép biến hóa chi tùy ý.

    6. Lậu tận thông: phép trong sạch hoàn toàn, nhà đạo dứt hết các tríu mến, chấp trước, không còn chấp pháp, không còn chấp ngã.

    Chưa chứng quả A-La-Hán, nhà tu hành có thể đắc Ngũ thông, tức là thiếu cái thứ sáu là Lậu tận thông. Cho nên Ngũ thông được gọi là Hữu Lậu thông, tức là phép thần thông của nhà tu hành còn tríu, chưa thoát ra ngoài Tam giới, còn luân chuyển trong Lục đạo.

    Còn phép thứ sáu là Lậu tận thông hay Vô Lậu thông là phép thần thông của nhà tu hành đã đoạn hết các phiền não, dứt luân hồi, nhập Niết Bàn. Ấy là phép thần thông của chư La-Hán, Duyên Giác, Phật. (Trích Phật Học TĐ của Đoàn T.Còn)

  • Lục Tổ Huệ Năng - Thần Tú

    Lục Tổ Huệ Năng - Thần Tú

    六祖慧能 - 神秀

    Lục: Sáu, thứ sáu. Tổ: người đứng đầu. Lục Tổ: Tổ Sư thứ sáu.  

    Lục Tổ Huệ Năng là vị Tổ Sư đời thứ sáu của Phật giáo Trung Hoa.
    Thần Tú là vị Đại Sư cùng thời với Lục Tổ Huệ Năng.

    Cả hai vị đều là học trò của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ Sư đời thứ năm của Phật giáo Trung hoa. Nhưng Đại Sư Thần Tú không được thọ truyền y bát.

    Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-174) truyền y bát cho Huệ Năng, nối tiếp làm Lục Tổ của Phật giáo Trung hoa, phát huy Phật giáo ở miền Nam nước Trung hoa.

    Còn Đại Sư Thần Tú thì đem Phật giáo truyền bá lên phương Bắc Trung Hoa.

    Do đó, Phật giáo Trung hoa chia làm hai: Nam Tông và Bắc Tông. Bắc Tông do Đại Sư Thần Tú lãnh đạo với pháp môn Tiệm Ngộ, Nam Tông do Lục Tổ Huệ Năng lãnh đạo với pháp môn Đốn Ngộ. Nam Tông của Lục Tổ mới là chánh tông.

    Bắc tông không phải là chánh tông, nên Phật giáo thất chơn truyền kể từ thời Đại Sư Thần Tú.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Vốn từ Lục Tổ thì Phật giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất thành, Chánh pháp bị nơi Thần Tú làm cho ra mất Chánh giáo, lập riêng pháp luật, buộc mối Đạo Thiền.

    Phép hành đạo của Phật giáo dường như ra sái hết, tương tợ như gần biến Tả Đạo Bàng Môn. Kỳ truyền đã thất, chư sơn chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào, cứ ôm theo luật Thần Tú, thì đương mong mỏi về Tây phương mà cửa Tây phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy? Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây ta cũng cho chư tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi, ngày sau đừng đổ tội rằng vì thất học mà chịu thất kỳ truyền. Chư tăng từ đây chẳng đặng nói: Phật giả vô ngôn nữa."

    1. LỤC TỔ HUỆ NĂNG (638-713)

    "Ngài tên là Huệ Năng, thân phụ Ngài họ Lư, húy Hạnh Thao, thân mẫu của Ngài là Lý thị.

    Ngài sanh vào đời nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán thứ 12 nhằm năm Mậu Tuất, tháng 2, ngày mùng 8, giờ Tý.

    Lúc sanh Ngài có một đạo hào quang chiếu lên hư không, lại có mùi thơm xông lên khắp căn nhà.

    Trời vừa rạng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến xin viếng và gọi thân phụ Ngài nói rằng: Nhơn có đứa nhỏ sanh hồi đêm qua, nên chúng tôi đến đặt tên dùm. Nên đặt trên là chữ HUỆ, dưới là chữ NĂNG.

    Thân phụ Ngài hỏi: Sao gọi là Huệ Năng?

    Một thầy tăng đáp: Huệ nghĩa là đem pháp huệ mà thí cho chúng sanh, Năng nghĩa là làm được việc Phật.

    Nói rồi, hai vị tăng liền đi ra, chẳng biết đến xứ nào.

    Khi lọt lòng mẹ, Ngài không bú sữa, ban đêm có Thần nhân rưới nước cam lồ cho Ngài." (Trích Pháp Bảo Đàn Kinh)

    Sau đó, thân phụ của Ngài qua đời, Ngài ở với mẹ, lớn lên đi bán củi kiếm tiền nuôi mẹ. Ngài không biết chữ, vì nhà nghèo, không có tiền để đi học.

    Năm Ngài 24 tuổi, vẫn đi bán củi như thường lệ.

    Lúc ấy có một người mua củi, bảo Huệ Năng đem đến tiệm. Khách thâu củi, Huệ Năng lãnh tiền rồi bước ra ngoài cửa, thấy một người khách tụng kinh. Huệ Năng nghe qua, tâm liền mở mang tỏ sáng, mới hỏi khách tụng kinh gì?

    Khách đáp: Kinh Kim Cang.

    Huệ Năng lại hỏi: Ở đâu đến mà trì tụng kinh ấy?

    Khách rằng: Tôi ở chùa Đông Thiên, huyện Huỳnh Mai, xứ Kỳ Châu lại đây. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ trì giáo hóa tại đó. Môn nhơn của Ngài có trên một ngàn người. Tôi đã đến chùa lễ bái, nghe giảng và lãnh kinh ấy. Đại Sư thường khuyên các vị tăng, người tục, nếu ai trì tụng Kinh Kim Cang thì liền thấy tánh và chắc thành Phật.

    Huệ Năng nghe nói thế, rồi bởi có nhơn duyên kiếp trước nên nhờ một người khách giúp Huệ Năng 10 lạng bạc, bảo sung vào việc y thực cho lão mẫu (mẹ của Huệ Năng) và dạy qua huyện Huỳnh Mai làm lễ Ngũ Tổ.

    Huệ Năng an trí lão mẫu xong, liền từ giã ra đi, chẳng đầy 30 ngày thì tới huyện Huỳnh Mai, vào làm lễ Ngũ Tổ.

    Ngũ Tổ hỏi: Ngươi là người phương nào, muốn cầu việc chi?

    Huệ Năng đáp: Đệ tử là dân huyện Tân Châu, xứ Lãnh Nam, thiệt ở phương xa đến đây lạy Tổ Sư chỉ cầu thành Phật chớ chẳng cầu chi khác.

    Tổ Sư nói: Ngươi là người Lãnh Nam, lại là giống dã man, thế nào thành Phật được.

    Huệ Năng nói: Con người tuy có phân Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không Nam Bắc. Cái thân dã man nầy đối với Hòa Thượng, tuy chẳng giống nhau chớ tánh Phật nào có khác.

    Ngũ Tổ còn muốn nói chuyện nữa, nhưng thấy chúng môn đồ đứng vây hai bên tả hữu, nên bảo Huệ Năng theo đồ chúng mà làm công việc.

    Huệ Năng nói: Kính bạch Hòa Thượng, tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ, chẳng lìa tự tánh, tức là phước điền, chẳng hay Hòa Thượng còn dạy làm công việc gì nữa?

    Tổ Sư nói: Cái căn tánh của người dã man nầy thiệt là sáng suốt. Ngươi chớ nói nữa, hãy đi ra nhà sau.

    Huệ Năng đi ra nhà sau thì có một hành giả sai Huệ Năng bửa củi giã gạo (giã bằng chày đạp).

    Trải qua 8 tháng dư, một ngày kia, Tổ Sư xảy thấy Huệ Năng, Ngài nói rằng: Ta nghĩ chỗ tri kiến của ngươi dùng được, song sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?

    Huệ Năng đáp: Đệ tử cũng hiểu ý của Tổ Sư, nên chẳng dám đến trước nhà, khiến cho người ta không biết.

    Một ngày kia, Ngũ Tổ bảo các môn nhân đều tựu lại mà dạy rằng:

    - Ta nói cho chúng đệ tử rõ, sự sống thác của người đời là việc lớn. Các ngươi trọn ngày chỉ cầu phước điền chớ chẳng cầu ra khỏi biển khổ sống thác. Nếu tánh mình mê muội thì phước nào cứu được. Các ngươi lui về, mỗi người đem trí huệ của mình, lấy tánh Bát Nhã của bổn tâm mình mà làm một Bài Kệ, đem trình cho ta xem. Nếu ai hiểu rõ đại ý, ta sẽ truyền y pháp cho làm Tổ thứ sáu. Hãy đi cho mau, chẳng đặng chậm trễ. Nếu để tâm suy nghĩ độ lượng ắt chẳng hạp dùng. Phàm người thấy tánh, khi nghe pháp rồi thì phải thấy liền. Nếu được như thế thì dẫu quơ đao ra trận, cũng thấy tánh. (Người lợi căn, dầu gặp cảnh nguy nan gấp rút, bao giờ cũng thấy tánh mình.)

    Các môn nhân khi được lịnh sắp phân rồi, liền lui ra, lần lượt kêu nhau mà truyền rằng: Bọn chúng ta chẳng nên lóng tâm dùng ý mà làm kệ để trình Hòa Thượng, vì có ích chi đâu! Thượng Tọa Thần Tú hiện làm Giáo Thọ, chắc người làm kệ được. Chúng ta đừng làm kệ chi cho hao tổn tâm lực rất uổng.

    Chúng môn nhơn nghe nói thì yên lòng, đồng bảo nhau từ đây sắp sau, chúng ta nương cậy Đại Sư Thần Tú, cần gì phải làm kệ cho phiền lòng.

    Còn Đại Sư Thần Tú suy nghĩ: Các người ấy không trình kệ, là vì nể ta là Giáo Thọ, thầy của bọn chúng. Ta phải làm kệ trình Hòa Thượng. Nếu không trình kệ thì Hòa Thượng đâu biết chỗ thấy hiểu trong tâm ta sâu cạn thế nào. Bổn ý ta trình kệ mà cầu pháp thì tốt, còn mong vào ngôi Tổ thì xấu, cũng giống như người phàm, lòng mong đoạt ngôi Thánh. Bằng chẳng trình kệ, rốt không đắc pháp. Thiệt rất khó! Rất khó!

    Nguyên trước nhà Ngũ Tổ có ba gian nhà cầu. Ngài tính rước quan Cung Phụng là Lư Trân vẽ các biến tướng thuật trong Kinh Lăng Già (Quang cảnh lúc Phật thuyết pháp tại Hội Lăng Già) và cái bản đồ chỉ sự truyền kế của 5 vị Tổ Sư gọi là Ngũ Tổ huyết mạch đồ, để lưu truyền cho đời cúng dường.

    Đại Sư Thần Tú làm kệ xong, muốn đem trình mấy phen, nhưng mỗi khi đến trước nhà Tổ thì lòng hoảng hốt, mồ hôi ra ướt cả mình, nghĩ rằng trình kệ chẳng đặng.

    Trước sau trải qua 4 ngày 13 phen mà trình kệ chẳng đặng. Sư Thần Tú mới suy nghĩ, chi bằng biên bài kệ nơi vách nhà cầu, nếu thình lình Hòa Thượng xem thấy mà khen hay thì ta ra làm lễ, nói rằng bài kệ ấy của Thần Tú làm, bằng Ngài nói rằng bài kệ ấy chẳng đặng dùng, thiệt uổng công ta vào núi theo thầy học đạo tu hành đã bao nhiêu năm nay.

    Đêm ấy, đến canh ba, Thần Tú chẳng cho ai biết, tự mình cầm đèn, biên bài kệ nơi vách nhà cầu phía Nam, bày rõ chỗ thấy của tâm mình.

    Kệ rằng:
    Thân thị bồ đề thọ, 身是菩提樹
    Tâm như minh cảnh đài, 心如明鏡臺
    Thời thời cần phất thức, 時時勤拂拭
    Vật sử nhạ trần ai. 勿使惹塵埃

    GIẢI NGHĨA:

    Thân: thân mình. Thị: là. Thọ: Thụ: cây. Minh: sáng.

    Cảnh: còn đọc là Kính: tấm gương soi mặt. Đài: cái giá đỡ.

    Thời thời: luôn luôn. Phất: quét. Thức: lau chùi.

    Vật: chớ. Sử: khiến cho. Nhạ: rước lấy. Trần: bụi, cõi trần.

    Ai: bụi bặm. Nhạ trần ai: dính bụi trần.

    C. 1: Thân thị bồ đề thọ: Thân là cây bồ đề,
    C. 2: Tâm như minh cảnh đài: Tâm như đài gương sáng,
    C. 3: Thời thời cần phất thức: Luôn luôn cần quét lau.
    C. 4: Vật sử nhạ trần ai: Chớ để dính bụi trần.

    KHẢO DỊ:

    Câu 4 có bản khác chép là:

    - Mạc khiển hữu trần ai.
    - Mạc sử nhá trần ai.

    Lời giải của Hòa Thượng Thích Minh Trực trong bản dịch Pháp Bảo Đàn Kinh:

    "Đại ý bài kệ nầy chứng tỏ Sư Thần Tú khi ấy thân căn chưa trong sạch, tâm thể chưa tỏ sáng, nên cầu cho thân trong sạch như cây bồ đề, tâm tỏ sáng như đài gương, giờ giờ còn công phu dẹp dục dứt tình, nên chưa giải thoát.

    Sư Thần Tú thật là thông minh, nhưng bởi duyên nghiệp còn nhiễm vương, nên chưa hạp thời đắc pháp.

    Bài kệ của Sư Thần Tú có ý nghĩa hay, nhưng chỉ hạp dùng cho hàng trung hạ, tu từ thấp lên cao, tức theo Tiệm giáo.

    Đây là bài giải cho hiểu ý nghĩa, chớ chẳng phải phân biệt chỗ cao thấp hơn thua. Người xem kinh chẳng nên tỏ ý khinh dể mà phải mê, thất đạo tâm."

    Sư Thần Tú ví thân mình giống cây bồ đề, tâm mình như đài gương sáng. Đài gương sáng mà để cho bụi bám thì mất sáng, bị mờ đi, nên cần phải quét chùi cho hết bụi bặm, thì nó sẽ sáng mãi.

    Bài kệ nầy rất hay, vì nó gần gũi với phần đông người tu hành, vì tâm chúng ta hiện giờ mù mịt u tối vì bị các thứ bụi dơ như phiền não, vọng tưởng che phủ, nên chúng ta cần phải lau chùi luôn thì mới là đài gương sáng.

    Sư Thần Tú biên bài kệ rồi bèn trở xuống phòng, chẳng ai hay biết. Thần Tú lại suy nghĩ: Nếu ngày mai, Ngũ Tổ thấy bài kệ mà vui mừng tức là ta có duyên với pháp, bằng Ngài nói chẳng đặng dùng, ấy bởi tâm ta muội mê, nghiệp chướng kiếp trước còn nặng, nên chẳng hạp thời đắc pháp. Thánh ý thật khó dò!

    Ở trong phòng, Thần Tú cứ lo nghĩ mãi, suốt cả năm canh nằm ngồi chẳng yên.

    Ngũ Tổ đã biết trước Sư Thần Tú chưa vào đặng cửa Đạo, vì người chưa thấy tự tánh.

    Trời sáng, Ngũ Tổ vời Lư Trân đến bảo vẽ cảnh biến tướng và cái bản đồ nói trên nơi vách nhà cầu phía Nam, xảy thấy bài kệ ấy. Ngũ Tố bảo rằng:

    - Nầy quan Cung Phụng, thôi chẳng cần vẽ, thiệt nhọc công ông ở phương xa đến đây. Kinh có nói rằng: Phàm vật có hình tướng đều là giả dối. Vậy cứ để bài kệ ấy cho người trì tụng. Cứ y theo bài kệ ấy mà tu hành thì khỏi đọa vào đường ác, y theo bài kệ ấy tu hành thì ích lợi lớn.

    Ngũ Tổ dạy các môn nhân đốt nhang lễ kỉnh, bảo cả thảy tụng bài kệ ấy thì lần lần thấy tánh. Các môn nhơn tụng kệ đều khen thật hay.

    Đến canh ba, Ngũ Tổ kêu Thần Tú vào nhà, hỏi rằng:

    - Bài kệ ấy phải của ngươi làm ra chăng?

    Thần Tú đáp:

    - Thiệt Thần Tú nầy làm, nhưng kẻ đệ tử chẳng dám vọng cầu ngôi Tổ, chỉ mong Hòa Thượng từ bi xem coi đệ tử có chút trí huệ chăng?

    - Ngươi làm bài kệ ấy tỏ ra chưa thấy bổn tánh. Ngươi mới tới ngoài thềm cửa, chưa vào trong nhà. Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà tìm đạo Vô thượng Bồ Đề thì rõ ràng chưa thể được. Theo đạo Vô thượng Bồ Đề, hễ khi nghe nói pháp rồi, liền phải biết bổn tâm và thấy bổn tánh của mình. Tâm mình chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy thời gian, niệm niệm liền thấy tánh. Đối với muôn pháp, tâm mình suốt thông, không ngưng trệ. Một pháp, mình thấy hiểu thấu chơn tướng, cả thảy các pháp, mình đều hiểu thấu chơn tướng. Đối với muôn cảnh, tâm mình như như, tâm như như tức là tâm chơn thật. Thấy như thế, ấy là thấy tánh Vô thượng Bồ Đề của mình.

    Ngươi hãy lui ra, suy nghĩ trong hai ngày, rồi làm bài kệ khác đem lại cho ta xem. Nếu bài kệ của ngươi vào đặng cửa Đạo. Ta sẽ truyền y pháp cho.

    Sư Thần Tú làm lễ rồi lui ra. Trải qua mấy ngày, Thần Tú làm kệ chẳng xong thì trong lòng hoảng hốt, thần ý bồi hồi dường như mê mộng, đi ngồi chẳng an vui.

    Cách hai ngày, có một tên đồng tử đi ngang qua phòng giã gạo, xướng tụng bài kệ ấy cho Huệ Năng nghe qua, biết bài kệ ấy chưa thấy bổn tánh.Tuy ta (Huệ Năng tự xưng) chưa được Ngũ Tổ chỉ dạy, chớ đã sớm biết đại ý, mới hỏi đồng tử rằng:

    - Tụng bài kệ gì vậy?

    Đồng tử đáp: - Người dã man nầy không hay biết chi hết. Đại Sư nói sự sống thác của người thế gian là việc lớn. Vì muốn truyền y pháp, nên Ngài dạy các môn nhơn mỗi người làm một bài kệ đem trình cho Ngài xem. Nếu ai hiểu đại ý, Ngài sẽ truyền y pháp cho, đặng làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú có biên một bài kệ vô tướng nơi vách nhà cầu phía Nam. Đại Sư dạy mỗi người đều phải tụng. Nếu y theo bài kệ ấy mà tu hành thì khỏi đọa vào đường ác, y theo bài kệ ấy mà tu hành thì có ích lợi lớn.

    Huệ Năng nói: - Tôi cũng muốn tụng bài kệ ấy để kết nhơn duyên về đời sau. Nầy, thượng nhơn, tôi ở đây giã gạo đã trên 8 tháng mà chưa từng ra trước nhà Tổ, mong thượng nhơn dẫn tôi ra đến trước bài kệ ấy đặng lễ bái.

    Đồng tử dẫn ta đến trước bài kệ ấy. Ta nói:

    - Huệ Năng không biết chữ, xin thượng nhơn đọc dùm.

    Khi ấy có quan Biệt Giá ở Giang Châu, họ Trương tên Nhựt Dụng, cất tiếng đọc lớn. Huệ Năng nghe rồi bèn nói:

    - Tôi cũng có một bài kệ, mong ơn Biệt Giá biên dùm.

    Biệt Giá nói:

    - Ngươi cũng biết làm kệ nữa sao? Việc nầy ít có.

    Huệ Năng ngó quan Biệt Giá mà nói:

    - Muốn học đạo Vô thượng Bồ Đề thì chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ bực thấp mà thường thường phát sanh trí huệ rất cao, có người bực cao mà thường thường chôn lấp ý trí của mình, nếu khinh dể người ắt có tội vô lượng vô biên.

    Biệt Giá nói: - Ngươi hãy ngâm bài kệ đi, ta biên dùm cho. Nếu ngươi đắc pháp thì phải độ ta trước, chớ quên.

    Huệ Năng ngâm bài kệ rằng:

    Bồ đề bổn vô thọ, 菩提本無樹
    Minh cảnh diệc phi đài, 明鏡亦非臺
    Bổn lai vô nhất vật, 本來無一物
    Hà xứ nhạ trần ai? 何處惹塵埃

    GIẢI NGHĨA:

    Bổn: vốn là. Vô: không. Thọ: Thụ: cây.

    Minh cảnh: Minh kính: cái gương sáng. Diệc: cũng.

    Phi: không phải, chẳng phải. Đài: cái giá đỡ.

    Bổn lai: từ trước tới sau. Nhất vật: một vật.

    Hà xứ: xứ nào, chỗ nào? Nhạ trần ai: dính bụi trần.

    C.1: Bồ đề bổn vô thọ: Bồ đề vốn không cây,
    C.2: Minh cảnh diệc phi đài: Gương sáng cũng chẳng đài,
    C.3: Bổn lai vô nhất vật: Xưa nay không một vật,
    C.4: Hà xứ nhạ trần ai? Chỗ nào dính bụi trần?

    KHẢO DỊ:

    Câu 4 có bản chép: Hà giả phất trần ai.

    Lời giải của Hòa Thượng Thích Minh Trực trong bản dịch Pháp Bảo Đàn Kinh:

    "Đại ý bài kệ nầy nói: Bồ đề là tánh giác ngộ, không hình, trống không, chẳng có chi gọi là thọ (cội cây). Minh cảnh là tâm viên minh, thông triệt, phổ biến, cũng trống không, có gì mà gọi là đài? Bổn lai tự tánh của ta tức là Bổn lai Diệu giác Chơn tâm, từ vô thỉ vốn trong sạch, trống không, không có một vật gì tìm được trong đó. Thế thì có chi gọi là vướng bụi?

    Bài kệ nầy chứng tỏ Huệ Năng khi ấy đã minh tâm kiến tánh, thân căn thanh tịnh, nên các lời nói ra đều siêu phàm thoát tục, vô ngã vô pháp, vô tướng vô hình. Ngài chẳng luận cái thân tứ đại giả hiệp, chỉ nói ngay cái Bổn lai diện mục mà thôi."

    Qua bốn câu kệ của Huệ Năng, chúng ta nhận thấy Ngài phủi sạch hết những gì của Thần Tú nêu ra.

    Thần Tú nói thân là cây bồ đề, là hình thức, thì Huệ Năng nói: Bồ đề không có cây, tức là không có hình thức.

    Thần Tú nói tâm là đài gương sáng, cũng là hình thức. Huệ Năng bác bỏ, nói gương sáng không cần đài, vì gương sáng là tự nó sáng chớ đâu phải đặt nó lên đài nó mới sáng.

    Huệ Năng không chấp nhận hình thức, Ngài chỉ rõ Bồ đề là tánh giác, tánh giác không có hình thức. Gương sáng là ví với tâm, tâm không cần đài, nó không có hình thức. Thần Tú còn bị mắc kẹt trong hình thức, tức là mắc kẹt trong sắc tướng.

    Thần Tú nói: Thời thời cần phất thức, vật sử nhạ trần ai, nghĩa là có hình thể mới cần lau chùi quét dọn, để cho đừng dính bụi dơ, cũng là hình thức. Huệ Năng bác bỏ hình thức ấy, nói: Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai? nghĩa là xưa nay không một vật thì chỗ nào dính bụi dơ? Tâm của mình xưa nay là trống không, không một vật nào trong đó, thì chỗ nào dính bụi bặm được?

    Huệ Năng đã biết rõ cái tâm thanh tịnh, không sanh diệt nên nói: Nó không một vật, không dính bụi bặm. Sư Thần Tú còn mắc kẹt trong cái tâm có hình tướng nên bị dính bụi, cần phải lau chùi.

    Biên bài kệ của Huệ Năng rồi, cả thảy đồ chúng đều kinh hãi, lấy làm lạ và khen hay. Mỗi người kêu nhau mà nói: Lạ thay! Chẳng đặng xét người bằng diện mạo, bấy lâu chúng ta đã phạm sai lầm khi sai khiến vị Bồ Tát xác phàm nầy.

    Ngũ Tổ thấy chúng nhơn kinh hãi và lấy làm lạ , e có kẻ hại Huệ Năng nên Ngũ Tổ lấy giày chà hết bài kệ và nói: "Bài kệ nầy cũng chưa thấy tánh." Đồ chúng đều cho là phải.

    Ngày kế, Ngũ Tổ lén đến chỗ phòng giã gạo, thấy Huệ Năng mang đá nơi lưng mà giã gạo (bởi mình gầy ốm nên phải mang đá cho đủ nặng mới đạp nổi cái chày). Ngũ Tổ nói:

    - Người cầu Đạo vì pháp quên thân, phải như thế sao?

    Rồi Ngũ Tổ hỏi: - Gạo trắng chưa?

    Huệ Năng đáp: - Gạo trắng đã lâu, chỉ còn thiếu sàng. (Ý nói đã thấy tánh, chỉ còn đợi truyền pháp).

    Ngũ Tổ lấy cây gậy gõ lên cối 3 tiếng, rồi bỏ đi.

    Huệ Năng liền hiểu ý Tổ Sư, đến canh ba vào thất. Ngũ Tổ lấy y pháp đắp cho ta (Huệ Năng), chẳng cho ai thấy, rồi nói Kinh Kim Cang cho ta nghe, đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (Không nên trụ vào chỗ nào mà sanh ra tâm ấy, để cái tâm trống không, chẳng trụ vào đâu cả).

    Huệ Năng nghe nói rồi liền tỏ sáng, biết rằng cả thảy muôn pháp chẳng lìa tánh mình, mới bạch với Tổ Sư rằng:

    Nào dè tánh mình vốn tự nhiên trong sạch,
    Nào dè tánh mình chứa đầy đủ muôn pháp,
    Nào dè tánh mình vốn không lay động,
    Nào dè tánh mình có thể sanh ra muôn pháp.

    Tổ Sư biết ta đã tỏ sáng bổn tánh, bảo Huệ Năng rằng:

    - Nếu chẳng biết bổn tâm thì học pháp vô ích; bằng biết bổn tâm và thấy bổn tánh mình, tức gọi trượng phu, là Phật, Thầy cõi Trời và cõi người vậy.

    Đến canh ba, Huệ Năng thọ pháp, chẳng có ai hay.

    Tổ Sư truyền phép Đốn giáo và y bát cho ta, dạy rằng:

    - Ngươi làm Tổ thứ sáu, hãy gìn giữ và nhớ lấy Đạo tâm của mình (hộ niệm), phải quảng độ chúng hữu tình và lưu truyền cái chánh pháp cho đời sau, đừng để đoạn tuyệt.

    Hãy nghe bài kệ của ta đây:

    KỆ:
    Hữu tình lai hạ chủng, 有情來下種
    Nhơn địa quả huờn sanh, 因地果還生
    Vô tình ký vô chủng, 無情既無種
    Vô tánh diệc vô sanh 無性亦無生

    GIẢI NGHĨA:

    Hữu tình đến gieo giống,
    Nhờ đất quả lại sanh.
    Vô tình đã không giống,
    Không tánh cũng không sanh.

    LỜI GIẢI:

    Đại ý bài kệ nầy, Ngũ Tổ dạy Ngài Huệ Năng về việc truyền pháp.

    Hai câu trên bảo: Phàm những người hữu tình, nghĩa là có tánh giác ngộ thì nên truyền Phật pháp cho họ, vì họ có sẵn tánh giác ngộ, nghe pháp rồi ắt đặng chứng quả.

    Hai câu dưới lại dặn: Còn những người vô tình, không có giống Phật tánh, tức là chưa phát sanh tánh giác ngộ, thì chẳng nên truyền Phật pháp, vì họ không có tánh giác ngộ ắt không sanh quả Phật được.

    Hoằng Nhẫn Tổ Sư lại nói:

    - Ngày xưa, Đạt Ma Tổ Sư mới tới xứ nầy, người ta chưa tin Phật pháp, nên phải truyền cái áo ấy để làm tín thể (vật để làm tin), nối truyền cho nhau từ đời nầy đến đời khác. Còn pháp thì lấy tâm truyền tâm, khiến cho người tự mình tỏ sáng, tự mình hiểu biết. Từ xưa, chư Phật chỉ truyền cái bổn thể (tức bổn tánh) là cội rễ của các pháp, và chỉ trao kín cái bổn tâm mà thôi. Áo là cái mối tranh giành, tới đời ngươi đừng truyền nữa. Nếu truyền cái áo ấy thì tánh mạng rất nguy. Hãy đi cho chóng kẻo có kẻ hại ngươi.

    Huệ Năng bạch Tổ: - Đi xứ nào?

    Tổ Sư nói: - Gặp Hoài (huyện Hoài Tập) thì ở lại, gặp Hội (huyện Tứ Hội) thì ẩn nương nơi đó.

    Canh ba, khi Huệ Năng lãnh y bát rồi thì bạch rằng:

    - Huệ Năng vốn là người ở Lãnh Nam, chẳng biết một con đường nào nơi núi nầy, làm sao ra đặng sông Cửu Giang?

    Ngũ Tổ nói: - Ngươi chẳng cần lo, để ta đưa ngươi đi.

    Tổ đưa Huệ Năng thẳng tới trạm Cửu Giang, bảo ta lên chiếc thuyền nhỏ, rồi Ngũ Tổ cầm chèo mà đưa.

    Huệ Năng nói:

    - Xin Hòa Thượng ngồi, để đệ tử chèo mới phải.

    - Ta độ, đưa ngươi mới phải. (chữ độ là đưa, cũng có nghĩa là cứu độ).

    - Lúc mê thì Tổ Sư độ, ngộ rồi thì tự độ lấy mình. Huệ Năng nầy sanh tại xứ dã man, giọng nói bất chánh, nhờ Tổ Sư truyền pháp, nay đã được tỏ sáng, thì chỉ nên lấy tánh mình mà độ mình mới phải.

    - Phải vậy! Phải vậy! Từ đây sắp sau, Phật pháp sẽ do ngươi truyền bá thạnh hành. Ngươi đi rồi, ba năm sau ta sẽ qua đời. Nay ngươi hãy đi, gắng sức qua hướng Nam, nhưng chẳng nên vội thuyết pháp, vì Phật pháp khó mở.

    Huệ Năng từ biệt Tổ Sư, đi qua hướng Nam, trong 2 tháng tới núi Đại Du Lãnh. (Huệ Năng đã được Ngũ Tổ truyền y bát để làm Lục Tổ, nhưng lúc đó Huệ Năng chỉ là một cư sĩ, chưa thọ pháp qui y nên vẫn chưa cạo tóc).

    Khi Ngũ Tổ trở về, cách mấy ngày chẳng ra giảng đường. Các môn đồ có lòng nghi, bèn đến hỏi thăm:

    - Hòa Thượng có chút bịnh hay buồn chi chăng?

    Tổ nói: - Ta không có bịnh chi, nhưng y pháp đã về hướng Nam rồi.

    Đồ chúng hỏi: - Ai được truyền thọ?

    Tổ nói: - Huệ Năng được truyền thọ.

    Khi đó đồ chúng mới hay.

    Mấy trăm đồ chúng liền đuổi theo Huệ Năng muốn đoạt lại y bát. Có một tăng tên là Trần Huệ Minh, ngày trước làm chức Tứ phẩm Tướng Quân, tánh tình thô bạo, làm đầu chúng nhơn, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng ném y pháp lên tảng đá mà nói rằng: Cái áo nầy là vật làm tin, há dùng sức mà tranh được sao? Đoạn Huệ Năng ẩn mình trong đám cỏ tranh.

    Huệ Minh chạy đến, nắm áo dở lên mà không nhúc nhích, liền kêu lên rằng:

    - Hành giả, tôi vì pháp mà đến đây chớ chẳng vì áo.

    Huệ Năng bước ra, ngồi xếp bằng trên tảng đá. Huệ Minh làm lễ nói rằng:

    - Mong ơn Hành giả nói pháp cho tôi nghe.

    Huệ Năng nói:

    - Ông vì pháp mà đến đây, khá dứt hết trần duyên, chớ sanh niệm tưởng, tôi sẽ nói Phật pháp cho ông nghe.

    Lẳng lặng một hồi lâu, Huệ Năng nói: - Chẳng nghĩ việc lành, chẳng nghĩ điều dữ, chính trong thời gian đó, hãy đưa cho tôi xem cái bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh trước khi cha mẹ chưa sanh ra ông.

    (Hán văn: 不思善不思惡正當興麼時還我明上座父母未生時 面目來.)

    Bất tư thiện, bất tư ác, chánh đương hưng ma thời hoàn ngã Minh Thượng Tọa phụ mẫu vị sanh thời diện mục lai.

    Huệ Minh nghe nói rồi, bỗng sáng tỏ ngay cái pháp căn bản bấy lâu nay tìm kiếm khắp bên ngoài muôn vật. Cái hiểu của ông bây giờ là cái hiểu của người uống nước nóng lạnh tự biết. Huệ Minh cảm động quá đến nỗi toát mồ hôi, trào nước mắt, rồi cung kính chắp tay làm lễ, bạch tiếp rằng:

    - Ngoài lời nói và ý chỉ mật nhiệm như trên, còn có ý chỉ nào mật nhiệm khác nữa không?

    Huệ Năng nói: - Điều tôi nói với ông chẳng phải là mật nhiệm, nếu ông hồi quang nội chiếu thì sẽ thấy chỗ mật nhiệm là ở nơi ông.

    Huệ Minh nói: - Tôi tuy ở tại Huỳnh Mai nhưng chưa xét biết cái bổn lai diện mục của mình, nay nhờ hành giả chỉ dạy cho biết, thì hành giả là thầy của Huệ Minh vậy.

    Huệ Minh làm lễ rồi trở xuống chơn núi, kêu bọn đồ chúng đuổi theo mà nói rằng: - Kiếm khắp các đường núi mà không thấy dấu vết gì cả, chúng ta phải đi đường khác.

    Bọn đồ chúng đều tin vậy và kéo đi nơi khác.

    Lục Tổ Huệ Năng đã nói một câu bất hủ: Thấy cái bổn lai diện mục trước khi cha mẹ sanh ra.

    Đó là một thông điệp hết sức mới mẻ, được công bố lần đầu tiên để khai diễn ra dòng sử Thiền vô tận. Ngài đã mở ra một chơn Trời mới cho pháp môn Thiền cổ truyền của Ấn Độ.

    Huệ Năng, sau đến Tào Khê, lại bị bọn ác tìm theo, nên phải lánh nạn, ở chung với bọn thợ săn tại huyện Tứ Hội. Bọn thợ săn bảo ta giữ lưới, mỗi khi thấy có con vật nào vào lưới thì ta thả ra hết; mỗi khi tới bữa ăn thì ta lấy rau gởi luộc trong nồi thịt. Có người hỏi, ta bảo chỉ ăn rau luộc bên thịt mà thôi.

    Mười lăm năm sau, một ngày kia, ta suy nghĩ đã biết hết thời kỳ ẩn dật, đến thời kỳ hoằng pháp, ta bèn đi tới chùa Pháp Tánh tại Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp sư đang giảng Kinh Niết Bàn. Lúc ấy có luồng gió thổi động lá phướn, một tăng nói: Gió động. Một tăng khác nói: Phướn động. Hai đàng tranh luận hoài chẳng ai chịu thua ai.

    Huệ Năng bước tới nói: Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm của nhơn giả động.

    Chúng nhơn nghe ta nói thế đều kinh hãi. Ấn Tông liền mời ta vào chùa, ngồi vào chỗ cao hơn hết, và cầu hỏi những nghĩa lý uyên áo.

    Huệ Năng trả lời với ngôn ngữ rất giản dị, nghĩa lý thích đương, mà chẳng do văn tự. Ấn Tông nói rằng:

    - Hành giả hẳn chẳng phải người thường. Đã lâu, tôi có nghe nói pháp y của Huỳnh Mai Ngũ Tổ đã về phương Nam, có phải về tay Hành giả chăng?

    Huệ Năng đáp: - Tôi đâu dám. (Lời nói khiêm nhượng)

    Nhơn đó, Ấn Tông làm lễ, xin ta đem y bát cho đại chúng xem. Sau đó Ấn Tông hỏi:

    - Đức Ngũ Tổ khi phú chúc, Ngài truyền thọ thế nào?

    Huệ Năng nói:

    - Ngài không có truyền thọ chi, chỉ luận môn Kiến Tánh. Ngài chẳng luận phép Thiền định và phép Giải thoát.

    Ấn Tông nói:

    - Sao chẳng luận phép Thiền định và phép Giải thoát?

    Huệ Năng đáp: - Vì hai phép ấy chẳng phải là Phật pháp, Phật pháp là pháp chẳng hai.

    Huệ Năng giảng giải cho Ấn Tông Pháp sư nghe tại sao Pháp chẳng hai, tánh chẳng hai, ấy là Phật tánh đó.

    Ấn Tông nghe giảng xong thì vui mừng chấp tay nói:

    - Sự giảng kinh của tôi tỉ như ngói gạch, chỗ luận nghĩa của nhơn giả như vàng ròng.

    Nhơn đó, Ấn Tông Pháp sư xuống tóc cho Huệ Năng, nguyện thờ ta làm thầy.

    Ngày 15-Giêng-Bính Tý, đời vua Đường Cao Tông nguyên niên, Ấn Tông Pháp sư nhóm hết tứ chúng để làm lễ xuống tóc cho Huệ Năng.

    Ngày 8-2-Bính Tý năm đó, Ấn Tông Pháp sư lại nhóm hết các vị danh đức mà truyền thọ Cụ Túc giới cho Huệ Năng.

    · Trí Quang Luật Sư ở Tây Kinh làm Thọ Giới Sư.

    · Huệ Tịnh Luật Sư ở Tô Châu làm Yết Ma.

    · Thông Ứng Luật Sư ở Kinh Châu làm Giáo Thọ.

    · Kỳ Đà La Luật Sư ở Trung Thiên Trước thuyết giới.

    · Mật Đa Tam Tạng ở Tây Thiên Trước chứng giới.

    Nguyên cái Giới đàn nầy do Sư Câu-Na-Bạt-Đà-La Tam Tạng ở triều nhà Tùy đứng ra sáng lập và có dựng bia ghi lời sấm truyền rằng: "Sau nầy có một vị Bồ Tát xác phàm thọ giới tại chỗ nầy."

    Qua năm sau, Lục Tổ Huệ Năng từ giã đồ chúng, đến chùa Bửu Lâm tại Tào Khê. Khi ấy, Ấn Tông và đồ chúng có trên ngàn người, đưa Lục Tổ đến thẳng xứ Tào Khê. Lúc đó, Thông Ứng Luật Sư ở Kinh Châu và các học giả, kể có 100 người, đều theo ở với Lục Tổ.

    Chùa Bửu Lâm ở Tào Khê chật hẹp, không đủ chỗ cho tăng chúng. Lục Tổ muốn mở rộng ra, nên đến viếng một người giàu có trong vùng là Trần Á Tiên, nói rằng:

    - Bần tăng đến đây cầu thí chủ cho một khoảnh đất vừa trải tấm tọa cụ nầy được chăng?

    Trần Á Tiên nói:

    - Tấm tọa cụ của Hòa Thượng bao lớn?

    Lục Tổ lấy tấm tọa cụ ra cho Trần Á Tiên xem.

    Trần Á Tiên đáp: - Được.

    Lục Tổ lấy tấm tọa cụ phóng ra, bao trùm hết 4 cảnh Tào Khê, lại có 4 vị Thiên Vương hiện thân ngồi trấn 4 hướng.

    Trần Á Tiên nói:

    - Tôi biết pháp lực của Hòa Thượng thật quảng đại, nhưng vì phần mộ của Cao Tổ tôi đều nằm trong khoảnh đất nầy, ngày sau nếu có cất tháp, xin giữ lại các phần mộ, còn giai dư, tôi hỷ hiến hết để làm ngôi Tam Bảo. Lại chỗ đất nầy có mạch núi Sanh Long và non Bạch Tượng, vậy chỉ nên bình Thiên, chẳng nên bình địa. (Chỗ thấp cất cao, chỗ cao cất thấp, chẳng nên đục đá, e hư mạch núi).

    Về sau, chùa kinh dinh kiến trúc, nhứt nhứt đều làm y theo lời thỉnh cầu của Trần Á Tiên.

    Từ khi hai vị Tông chủ Huệ Năng và Thần Tú phân rẽ hai đường Nam, Bắc, để hóa độ, hai Ngài vẫn không phân biệt nhơn ngã, nhưng các môn đồ của Đại Sư Thần Tú lúc nào cũng muốn tiêu diệt Huệ Năng để tôn Thần Tú lên ngôi Lục Tổ. Đương nhiên Đại Sư Thần Tú phải biết việc đó, nhưng sử sách không thấy nói Đại Sư Thần Tú ngăn cấm việc đó.

    Bởi vậy, các đại đệ tử của Đại Sư Thần Tú bí mật mướn tên Hạnh Xương đến Tào Khê hành thích Huệ Năng.

    Lục Tổ Huệ Năng có thần thông nên biết rõ việc ấy.

    Đêm ấy, Tổ Sư lấy 10 lượng vàng để sẵn bên chỗ ngồi. Lúc khuya, Hạnh Xương lẽn vào phòng của Lục Tổ, Tổ Sư để Hạnh Xương chém ba lần mà không sao cả. Tổ sư nói:

    - Gươm chánh không dùng vào việc tà, gươm tà không dùng vào việc chánh. Ta chỉ thiếu ngươi vàng chớ không thiếu nợ mạng.

    Hạnh Xương hoảng kinh ngã ra bất tỉnh hồi lâu mới tỉnh lại, cầu khẩn Tổ Sư tha mạng và nguyện xin xuất gia.

    Tổ sư bảo:

    - Ngươi hãy lấy vàng đi đi. Một ngày kia, ngươi thay hình đổi dạng rồi đến đây ta sẽ độ ngươi.

    Một thời gian khá lâu về sau, Hạnh Xương đã đi tu rồi, nhớ lại lời của Tổ Sư, trở lại Tào Khê vái sư, tu hành tinh tấn, được Tổ Sư đặt pháp danh là Chí Triệt.

    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    Tổ Sư cho biết gần đến ngày Tổ Sư nhập diệt. Thượng Tọa Pháp Hải bạch hỏi rằng:

    - Sau khi Tổ Sư nhập diệt thì y pháp truyền lại cho ai?

    Tổ Sư đáp: - Các lời thuyết pháp của ta từ lúc ở chùa Đại Phạm đến nay đều phải biên chép mà lưu hành, đề tên là Pháp Bửu Đàn Kinh. Các ngươi hãy gìn giữ, thay thế nhau mà truyền thọ độ chúng sanh. Hãy y theo lời kinh nầy mà nói, ấy là Chánh pháp. Nay ta nói pháp cho các ngươi nghe mà chẳng giao y pháp là bởi tín căn của các ngươi đã thuần thục, chắc chắn không nghi, có thể kham nổi việc lớn. Lại cứ y theo bài kệ của Đạt Ma Tổ Sư để lại thì y pháp chẳng nên truyền nữa.

    Bài kệ ấy như vầy:

    Huệ Năng ngâm bài kệ rằng:

    Ngô bổn lai tư độ, 吾本來斯土
    Truyền pháp cứu mê tình, 傳法救迷情
    Nhứt hoa khai ngũ diệp, 一花開五葉
    Kết quả tự nhiên thành. 結果自然成

    GIẢI NGHĨA:

    Ngô: ta. Bổn: vốn. Lai: đến. Tư: cái nầy. Độ: Thổ: đất.

    Pháp: giáo lý. Mê tình: chúng sanh mê muội.

    Khai: nở. Ngũ: năm. Diệp: lá, tờ giấy.

    Tự nhiên: Trời làm như thế, không do nơi người.

    C.1: Ngô bổn lai tư độ: Ta vốn tới đất nầy,
    C.2: Truyền pháp cứu mê tình: Truyền pháp cứu người mê
    C.3: Nhứt hoa khai ngũ diệp: Một bông nở năm cánh,
    C.4: Kết quả tự nhiên thành: Kết quả tự nhiên thành.

    Ngày 3-8-Quí Sửu (713) vào đời vua Đường Huyền Tông, tại chùa Quốc Ấn, sau khi thọ trai rồi, Lục Tổ kêu các môn đệ đến bảo rằng: - Các ngươi hãy theo ngôi thứ mà ngồi, ta sắp từ biệt chúng ngươi.

    Tổ Sư nói bài kệ: Tự Tánh Chơn Phật, rồi dặn rằng:

    - Chúng ngươi ở lại, chẳng nên theo thế tình mà buồn khóc ủ ê, hoặc thọ sự điếu vấn của người, hoặc mình mặc hiếu phục. Nếu như thế thì chúng ngươi chẳng phải là đệ tử của ta, vì đó chẳng phải là chánh pháp. Người biết bổn tâm và thấy bổn tánh mình thì tánh không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không ở chỗ nào, cũng không dời đổi. Ta sợ e chúng ngươi còn mê muội, không hiểu ý ta, nên nay ta dặn lại chúng ngươi, đặng cho chúng ngươi thấy tánh.

    Sau khi ta diệt độ, phải y theo pháp ấy mà tu hành như lúc ta còn tại thế. Nếu làm trái lời ta dạy, dầu ta ở tại thế cũng không ích gì.

    Sau đó, Tổ Sư ngồi thiền định, đến canh ba thì diệt hóa, thọ 76 tuổi.

    Các môn nhơn làm tháp cho Lục Tổ ở Tào Khê, làm bia ghi lại đạo hạnh của Tổ Sư để làm kỷ niệm như vầy:

    "Tổ Sư xuân thu bảy mươi sáu. Hai mươi bốn tuổi đã được truyền y, ba mươi chín tuổi xuống tóc, Tổ Sư thuyết pháp 37 năm. Trong các môn nhơn của Ngài có 43 người đạt đặng tôn chỉ và nối truyền chánh pháp, còn những người ngộ đạo siêu phàm chẳng biết bao nhiêu mà kể."

    Còn cái tín y của Đạt Ma Tổ Sư truyền lại, cái áo Bá Nạp và cái bửu bát (của vua Trung Tông tặng), cùng cái chơn tượng của Tổ Sư do Phương Biện nắn, và cả thảy các món đạo cụ, đều giao cho người coi tháp xem sóc và giữ gìn vĩnh viễn nơi đạo tràng tại chùa Bửu Lâm xứ Tào Khê. Các món nầy cất giữ để lưu truyền với quyển Pháp Bảo Đàn Kinh đặng tỏ bày cái tôn chỉ của Tổ Sư cùng mở mang Tam Bảo mà phổ độ quần sanh.

    (Viết theo bản dịch Pháp Bảo Đàn Kinh của Hòa Thượng Thích Minh Trực)

    2. ĐẠI SƯ THẦN TÚ (600-706)

    Ngài Thần Tú, trước khi qui y theo Phật giáo, là một bực thâm Nho, thông hiểu các kinh sách của Tam giáo: Nho, Lão, Thích. Chính cái kiến thức ban đầu nầy làm cho Thần Tú khác hẳn với Huệ Năng là một ông tiều dốt, không biết chữ.

    Cái kiến thức ban đầu ấy giúp cho Ngài Thần Tú đi vào đường Đạo rất nhanh, mau vượt lên trên các tăng chúng, nhưng nó cũng gây trở ngại cho Ngài Thần Tú là nó làm cho Ngài câu chấp về văn tự, tư tưởng bị thu hẹp trong văn tự, nên không thể vượt trội hơn Huệ Năng về sự khoáng đạt trong tư tưởng.

    Thần Tú là đại đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại chùa Đông Thiên huyện Huỳnh Mai. Ngài có tài văn học, thông hiểu các kinh sách Phật giáo, nên được cử lên làm Giáo Thọ, thay mặt Ngũ Tổ dạy tăng chúng trong chùa.

    Trong lúc Đại Sư Thần Tú làm Giáo Thọ nơi chùa Đông Thiên thì Huệ Năng, một cư sĩ từ phương Nam đi lên tìm Ngũ Tổ để xin học đạo, được Ngũ Tổ cho xuống nhà bếp làm phận sự giã gạo cho chùa.

    Đến thời kỳ Ngũ Tổ tuyển chọn người đủ trình độ đạo đức để truyền thọ y bát nối ngôi Tổ Sư, Ngũ Tổ bảo các môn nhơn làm kệ dâng lên, người nào đắc pháp kiến tánh thì Ngũ Tổ sẽ truyền y bát cho.

    Đại Sư Thần Tú có làm một bài kệ dâng lên, nhưng tỏ ra chưa thấy tánh. Sau đó Huệ Năng cũng làm kệ dâng lên, tỏ ra đã thấy tánh. Do đó, Ngũ Tổ truyền y bát cho Huệ Năng và dạy Huệ Năng xuống phương Nam hoằng pháp.

    Ba năm sau, Ngũ Tổ nhập diệt, Đại Sư Thần Tú lên phương Bắc ở chùa Độ Môn, núi Đương Dương, Kinh Châu hoằng pháp nơi đó.

    Thế là Phật giáo Trung Hoa phân làm hai tông phái: Bắc tông và Nam tông.

    Bắc tông do Đại Sư Thần Tú lãnh đạo, chuyên về pháp môn Tiệm giáo, tức là dạy người tu tiến dần từ thấp lên cao, lần lần nhờ công phu tu hành mà tỏ ngộ. Nên còn gọi là Tiệm ngộ. (Tiệm là dần dần, từ từ). Lối Thiền của Bắc tông là phép hành thiền, níu chặt vào hình tướng.

    Nam tông do Lục Tổ Huệ Năng lãnh đạo, sở trường về pháp môn Đốn giáo, dạy người tu bỗng nhiên Đại ngộ, nên cũng gọi là Đốn ngộ. (Đốn là thình lình, lập tức).

    Đại Sư Thần Tú rất nổi tiếng ở phương Bắc, Võ Hậu tức Võ Tắc Thiên nghe tiếng, vời Ngài đến Kinh đô, kính trọng Ngài là bực thầy, cùng sánh vai đi lên Điện, rồi thân qùy xuống xin thọ pháp qui y. Đến đời vua Đường Huyền Tông, vua cũng rất kính trọng Đại Sư Thần Tú và xin qui y. Các quan đại thần trong triều theo đó mà qui y Phật giáo rất đông.

    Đại Sư Thần Tú viên tịch vào năm 706, tức là năm Thần Long thứ hai, mất trước Huệ Năng 7 năm, được vua Đường ban cho thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư.

    Một vị quan Đại phu thời ấy là Chang Shuo (?) viết tiểu sử và tụng văn khắc vào bia kỷ niệm nơi tháp của Đại Sư Thần Tú, trong đó có bài pháp kệ:

    Lời dạy của chư Phật,
    Trong tâm bổn lai đủ,
    Cầu tâm mà bỏ tánh,
    Khác nào lạc mất cha.
    (Theo sách Thiền Luận của Suzuki)

    Đệ tử của Đại Sư Thần Tú không có người nào tài giỏi kế thừa Đại Sư Thần Tú, nên Bắc tông suy tàn và dần dần không còn ai nhắc tới nữa. (Yêu cầu xem tiếp: Nhứt Tổ chí Lục Tổ, vần Nh)

  • Lục trai

    Lục trai

    六齋

    A: The vegetarian died of six days.

    P: Le régime végétarien de six jours.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Trai: ăn chay.

    Lục trai là ăn chay sáu ngày trong một tháng âm lịch.

    Lục trai gồm: mùng1, 8, ngày 14, 15, 23, 30. Nếu tháng thiếu không có ngày 30 thì ăn chay ngày 29 thế vào cho đủ số.

    Người mới nhập môn vào Đạo, ăn chay chưa quen, nên tập ăn chay mỗi tháng 6 ngày, ráng vượt qua hai ngày ăn chay liên tiếp, như 14 và 15; ngày 30 và mùng 1 tháng sau, dần dần rồi sẽ quen đi.

    Khi đã ăn chay quen với 6 ngày rồi thì tiến lên một bước là ăn Thập trai, tức là ăn chay mỗi tháng 10 ngày. Đến đây thì có thể tạm dừng lại, chờ khi lớn tuổi thì sẽ ăn chay trường luôn.

    Giữa hai bực tín đồ: tín đồ ăn chay 6 ngày và tín đồ ăn chay 10 ngày trong một tháng, quyền lợi rất khác nhau, nhứt là khi qui liễu, nghi thức đám tang có nhiều điểm khác biệt rõ rệt.

    ■ Người ăn chay 6 ngày qui liễu thì xem là vong phàm, chỉ làm lễ Bạt tiến.

    ■ Người ăn chay 10 ngày và giữ tròn luật Đạo mới được đứng vào hàng Địa Thần, hưởng đủ kinh kệ, được làm phép xác và phép đoạn căn. (Xem chi tiết nơi chữ: Ăn chay, vần Ă)

  • Lục tự Di-Đà

    Lục tự Di-Đà

    六字彌陀

    A: Six words of Amitabha.

    P: Six mots d"Amitabha.

    Lục: Sáu, thứ sáu. Tự: chữ. Di-Đà: Đức Phật A-Di-Đà.

    Lục tự Di- Đà là sáu chữ:
    Nam mô A-Di-Đà Phật,
    hay
    Nam mô A-Mi-Ta-Ba.

    (A-Mi-Ta-Ba là phiên âm của chữ Phạn, Trung hoa và Việt Nam dịch là: A-Di-Đà Phật).

    Lục tự Di Đà là sáu chữ niệm danh Đức Phật A-Di-Đà mà người tín đồ Phật giáo Tịnh Độ Tông luôn luôn trì niệm, để cầu sự hộ trì của Đức Phật A-Di-Đà ở cõi Cực Lạc Thế Giới.

    Nam mô A-Di-Đà Phật có nghĩa là: đầu cúi lạy Đức Phật A-Di-Đà, hay đầu cúi lạy Vô Lượng Quang Phật.

    Phái tu Pháp Lý Vô Vi do Cụ Đỗ Thuần Hậu sáng lập dạy tu thiền định, cũng niệm Lục tự Di-Đà, để khai mở sáu Luân xa trong cơ thể con người.

    Khi niệm thì niệm trong tâm, chớ không niệm thành tiếng vì hao Khí, niệm một cách sốt sắng, không bị chi phối lo ra, giữ tâm thanh tịnh, thì sáu chữ nầy sẽ làm rung động bản thể, phát ra các luồng sóng điện chạy quanh sáu luân xa, nhờ đó, sáu luân xa từ từ khai mở, sau cùng sẽ giúp hành giả đạt được Lục thông.

    Khi niệm thì phải niệm trong tâm, miệng thì ngậm lại, răng kề răng, lưỡi co lên, để cho hai mạch Nhâm Đốc giao nhau, làm cho luồng điển trong cơ thể chuyển động liên tục, không bị thoát ra ngoài theo cửa miệng.

  • LUNG

    LUNG

    A: Much, many.

    P: Beaucoup.

    Lung: nhiều, dồi dào, quá mức.

    Ca dao:
    Có gió lung mới biết tùng bá cứng,
    Có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng thau.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Đến đỗi trong ý muốn làm có của cho lung.

  • LUỐNG

    LUỐNG

    1. LUỐNG: uổng phí.

    Thí dụ: Luống công.

    2. LUỐNG: nhiều, hoài hoài.

    Thí dụ: Luống tuổi.

  • Luống công

    Luống công

    A: Vain effort.

    P: Peine perdue.

    Luống: uổng phí. Công: sự vất vả làm việc.

    Luống công là uổng công, tốn công sức làm việc mà không thu hoạch được gì.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Nếu các con chẳng ra khỏi vòng trần tục thì các con chẳng là luống công theo Thầy kể đã đầy năm.

  • Luống tuổi

    Luống tuổi

    A: Aged.

    P: Agé.

    Luống: nhiều, hoài hoài.

    Luống tuổi là khá nhiều tuổi, lớn tuổi.

  • Luống ước cầu may

    Luống ước cầu may

    Luống: nhiều, hoài hoài. Ước: mong ước. Cầu may: cầu sự may mắn.

    Luống ước cầu may là mong ước nhiều để cầu xin sự may mắn.

    Kinh Sám Hối: Kẻ không phần luống ước cầu may.

  • Luống ưu sầu

    Luống ưu sầu

    A: Very sad.

    P: Très triste.

    Luống: nhiều, hoài hoài. Ưu: lo lắng. Sầu: buồn rầu.

    Luống ưu sầu là nhiều lo lắng và buồn rầu.

    Kinh Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu: Đòi phen Mẹ luống ưu sầu.

  • Luy tiết

    Luy tiết

    縲絏

    A: To bind closely, Imprisonment.

    P: Entourer de liens, Emprisonnement.

    Luy: sợi dây để trói. Tiết: sợi dây dùng để buộc lại.

    Luy tiết là trói buộc, chỉ sự giam cầm kẻ có tội.

    Tại luy tiết chi trung: ở tại trong tù, người đang bị ở tù.

    Trong sách Minh Tâm Bửu Giám: Hoàn Phạm viết:

    "Hiên miện dĩ trọng quân tử, luy tiết dĩ phạt tiểu nhân."

    (Xe, mũ để trọng người quân tử, tù ngục để phạt kẻ tiểu nhân)

    Kinh Cầu Siêu: Giảm hình phạt, bớt đường luy tiết.

  • Lụy mình

    Lụy mình

    A: To embarrass.

    P: Embarasser.

    Lụy: làm phiền, làm cho rắc rối lôi thôi.

    Lụy mình là làm cho mình bị phiền phức, rắc rối.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Giành giựt mà chi phải lụy mình.

  • Lụy sa

    Lụy sa

    A: The tears fell.

    P: Les larmes tombent.

    Lụy: nước mắt. Sa: rơi.

    Lụy sa là nước mắt rơi, khóc, chỉ sự đau khổ.

    Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị: Rót chung ly biệt đôi hàng lụy sa.

  • Luyến trần

    Luyến trần

    戀塵

    A: To be attached to the world.

    P: Être attaché au monde.

    Luyến: thương mến khắn khít. Trần: cõi trần.

    Luyến trần là thương mến quấn quít cõi trần, không muốn lìa bỏ cõi trần.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ai luyến trần cam chịu khổ.

  • LUYỆN

    LUYỆN

    1. LUYỆN: 煉 Rèn đúc, làm cho đến chỗ tinh túy sắc sảo.

    Thí dụ: Luyện đơn.

    2. LUYỆN: 練 Tập tành nhiều lần cho thuần thục.

    Thí dụ: Luyện đạo, Luyện kỷ tu thân.

  • Luyện đơn

    Luyện đơn

    煉丹

    A: To make an elixir of immortality.

    P: Préparer un élixir d"immortalité.

    Luyện: Rèn đúc, làm cho đến chỗ tinh túy sắc sảo. Đơn: Đan: thuốc.

    Luyện đơn hay Luyện đan là nấu chế thuốc Tiên.

    Đây là từ ngữ đặc biệt của Tiên giáo nói bóng về phép luyện đạo thành Tiên.

    Phép luyện đạo của Tiên giáo là luyện Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, kết thành Kim đơn, tức là Thánh Thai, tạo thành chơn thần huyền diệu, đắc đạo tại thế.

    Tiên giáo ví Tinh, Khí, Thần như là ba vị thuốc, đem lên lò nấu, luyện thuốc cho kỹ để chúng hoà vào nhau, tạo thành Kim đơn (thuốc Tiên), tức là tạo thành chơn thần huyền diệu, đắc đạo thành Tiên tại thế.

  • Luyện đạo

    Luyện đạo

    練道

    A: The spiritual exercises.

    P: Les exercices spirituelles.

    Luyện: Tập tành nhiều lần cho thuần thục. Đạo: tôn giáo.

    Luyện đạo là phép tập luyện trong tôn giáo, theo bí pháp tâm truyền do minh sư truyền dạy để được đắc đạo.

    Việc luyện đạo rất khó, phải có minh sư truyền dạy và hướng dẫn. Minh sư là vị đã luyện đạo và đắc đạo rồi, nay truyền pháp môn luyện đạo cho đệ tử. Nếu luyện đạo sai, hành giả bị những hậu quả rất tai hại, như tê bại toàn thân, điên khùng hay chết.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Trong các con, có nhiều đứa lầm tưởng, hễ vào đạo thì phải phế hết nhơn sự, nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng có một điều rất thấp thỏi là vào một chỗ u nhàn mà ẩn thân luyện đạo.

  • Luyện kỷ tu thân

    Luyện kỷ tu thân

    練己修身

    A: To regenerate oneself body and soul.

    P: Se régénérer corps et âme.

    Luyện: Tập tành nhiều lần cho thuần thục. Kỷ: bản thân. Tu: sửa. Thân: thân mình.

    Luyện kỷ tu thân là luyện tập và sửa đổi tâm tánh và thân mình cho được thanh tịnh, tốt đẹp, chơn chánh.

    Đức Phạm Hộ Pháp dạy về phương Luyện kỷ, trị tâm và luyện thân luyện trí như sau:

    * Phương Luyện Kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo:

    (Con đường thứ ba Đại Đạo là Luyện đạo trong Tịnh Thất)

    Phải biết thân thích cùng cả nhơn vật, tức là tìm nguyên do của Vạn linh cùng Chí Linh.

    Phải ân hậu và khoan hồng.

    Phải thanh nhàn, đừng vị kỷ.

    Phải bình tỉnh, nghĩa là đừng chịu ảnh hưởng của họa phước, buồn vui (tập tánh không không đừng nhiễm, vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc buồn vui thấm vào chơn tánh).

    Phải độ lượng, khoan dung, tha thứ.

    Phải vui vẻ điều hòa, tự chủ và quyết đoán.

    Giữ linh tâm làm căn bổn.

    Hiếu hạnh với Chí Tôn và Phật Mẫu.

    * Phương pháp trị tâm vì tâm là hình ảnh thiên lương.

    Đức tin và khôn ngoan là kho chí bửu, ngoài ra là của bỏ là đồ vô giá.

    Ai đã cố oán kẻ thù của mình thì khó giữ thanh tâm công chánh cho đặng.

    Ai chẳng oán hận mới thắng đặng kẻ thù nghịch cùng mình.

    Sự cừu hận là khối thảm khổ đệ nhứt của nhơn sanh, nên người hiền thì không biết đến hay là từ bỏ cừu hận oán ghét.

    Thắng đặng khí nộ mình thì không chọc ai giận dữ.

    Lấy thiện mà trừ ác.

    Lấy nhơn nghĩa trừ bạo tàn.

    Lấy lòng quảng đại đặng mở tâm lý hẹp hòi.

    Lấy chánh trừ tà.

    Ấy là đường thương huệ kiếm.

    * Luyện thân Luyện trí:

    Ẩm thực tinh khiết,

    Tư tưởng tinh khiết.

    Tín ngưỡng mạnh mẽ nơi Chí Tôn và Phật Mẫu.

    Thương yêu vô tận.

    Ấy là chìa khóa mở cửa Bát Quái Đài tại thế nầy.

    GIẢI VỀ: Luyện Kỷ Tu Thân:

    "Luyện kỷ là lập cái tâm làm cho dứt sự thương yêu tríu mến thê thiếp tử tôn cùng ham muốn mọi sự ở thế gian.

    Hễ tập đặng như thế thì cái nhơn tâm dứt rồi, Đạo tâm mới sanh. Người có chí thành chí kỉnh tầm sư học đạo, một lòng cung kỉnh, chẳng vong mộc bổn thủy nguyên, thực hành Thiên đạo thì sẽ đến bực huờn hư.

    Huờn hư là yên tịnh thân tâm. Tịnh cho thuần thục, tức là luyện cho cái khí Hậu Thiên tiếp Tiên Thiên hiệp với tánh Phật Tiên cùng Hư vô chi khí. Hễ huờn hư là tự nhiên Đạo chuyển (chớ huờn hư rồi còn chi mà luyện).

    Bởi nên có câu: Đạo bất khả tu du lỵ dã.

    Mà tu luyện để cái tâm không mà tưởng Thầy, chẳng nhớ việc qua rồi, không lo sự hiện tại, đừng tưởng sự sắp đến.

    Tai nghe giọng phù trầm lảnh lót thanh tao mà lòng không vọng động. Mắt thấy việc lạ lùng xinh đẹp tốt tươi mà ý chẳng say mê.

    Đối với cảnh, chỉ tâm không, cũng như con hát lên hý trường làm vua, làm quan, trải qua cảnh khổ, hưởng đến hồi vui, lúc phải hỷ nộ, khi thì ái ố, song chẳng động lòng mê đắm, vì vẫn biết rằng: bao nhiêu sự làm ấy toàn là chẳng thiệt, chỉ giả dối pha trò trong một thời gian ngắn ngủi đó thôi.

    Tại sao phải qui Tam bửu Ngũ hành?

    Như con người lo lắng vọng tưởng điều nầy sự nọ thì lao Thần, còn ham muốn mơ mộng phú quí vinh hoa thì tản Khí, bằng say đắm mê sa tình trường dục hải thì tổn Tinh.

    Hễ Tam bửu hao mòn thì khác chi ngọn đèn tàn, dầu hao tim lụn, leo lét canh khuya, khi mờ khi tỏ, tất nhiên một hồi phải tắt ngay. Vả như Tam bửu hư hoại thì tự nhiên Ngũ hành Ngũ tạng cũng phải xiêu bè suy nhược theo nhau.

    Nguyên con người trong bước thiếu thời còn giữ tánh thiên nhiên thì đâu biết lo rầu buồn giận. Mãi đến lớn lên, lần lần nhiễm lấy mùi trần, rồi ham giàu ham sang, mới rấp ranh trù nghĩ kế nọ mưu kia, phương nầy chước khác, báo hại phải hao cái chơn tâm (tâm ấy thuộc hỏa). Đến khi mưu kế định rồi, lại còn phấn đấu tranh đua, để đạt sao cho kỳ được mục đích mới nghe, thì báo hại phải lao can (can ấy thuộc mộc).

    Bây giờ mục đích đạt xong, đã sang đã giàu, thì lại đâm ra muốn vui xác thịt, nên bể dục sóng tình tha hồ đắm đuối ngày đêm, báo hại thêm ra hao thận (thận ấy thuộc thủy).

    Đã vui sắc dục thì phải khoái ngọt bùi, nên lại kiếm tầm hải vị sơn trân, sát mạng thượng cầm hạ thú để làm cho khoái đã sự thèm ngon của miệng lưỡi, mà lắm khi chất độc món khác cũng chẳng hề từ, thành ra bịnh tùng khẩu nhập, mà báo hại phải hao tỳ (tỳ ấy thuộc thổ).

    Lại khi ăn uống no say ngon khoái rồi thì bị những vật thực bằng huyết nhục kia, nó mới phát sanh ra tánh người táo bạo, hung hăng ganh gỗ, độc ác háo thắng, tự phụ, máu nóng ham sân, mà báo hại thêm hao phế (phế thuộc kim).

    Đó là Ngũ hành đã suy mà Ngũ tạng đã nhược.

    Vậy nên người tu phải: không ham giàu, không ham sang, không ham ngon, không ham dục, không không, không hết ráo, thế mới thành công. (Đại Thừa Chơn Giáo)

  • Luyện Tam bửu (Tinh Khí Thần) hiệp nhứt

    Luyện Tam bửu (Tinh Khí Thần) hiệp nhứt

    煉三寶精氣神合一

    Luyện: Rèn đúc, làm cho đến chỗ tinh túy sắc sảo. Tam bửu: ba món quí báu của con người, gồm: Tinh, Khí, Thần. Ở đây, chúng ta chú ý: Tinh Khí Thần trong phép Luyện đạo có nghĩa khác với Tinh Khí Thần khi dâng Tam bửu cúng Đức Chí Tôn trong Đại đàn và Tiểu đàn tại Tòa Thánh hay Thánh Thất. (Khi dâng Tam bửu, Tinh là thể xác, được tượng trưng bằng Hoa; Khí là chơn thần được tượng trưng bằng Rượu, Thần là chơn linh tượng trưng bằng Trà).

    Hiệp nhứt là hợp lại làm một.

    Luyện Tam bửu (Tinh Khí Thần) hiệp nhứt là phép luyện đạo dụng công phu để: Luyện Tinh hóa Khí, Luyện Khí hiệp Thần, Luyện Thần huờn Hư. Luyện được như thế là hợp nhứt Tam bửu, tạo được chơn thần huyền diệu, đắc đạo tại thế.

    Phép luyện đạo nầy chỉ được thực hiện trong Tịnh Thất, có Tịnh chủ truyền cho tâm pháp luyện đạo thực hành.

    1. Luyện Tinh hóa Khí:

    A: To convert the sexual energy into the vital energy.

    P: Convertir l"énergie sexuelle en l"énergie vitale.

    TINH là chất tinh túy nhứt trong cơ thể con người, do một cơ quan lấy chất bổ dưỡng trong máu tạo thành. Nó tích tụ trong cơ quan sinh dục và nhờ nó mà con người tạo thành thai nhi để lưu truyền nòi giống.

    Đối với người Nam, Tinh là các Tinh trùng, đối với người Nữ thì Tinh là noãn châu hay noãn bào tạo thành trong buồng trứng. Các chất Tinh nầy theo đường dâm dục mà thoát ra ngoài. Nếu hai chất Tinh: Tinh trùng và noãn châu kết hợp lại thì tạo thành bào thai. Đó là phàm thai.

    Nhờ có Tinh mà con người có được sức lực mạnh mẽ, sức khỏe dồi dào. Nếu dâm dục quá độ thì bị tổn Tinh, sức khỏe hao mòn, thân thể gầy ốm bạc nhược. Cho nên, Tinh có được gọi là Chơn Tinh.

    KHÍ là chất để tạo thành sức mạnh trong xác thân con người, nên được gọi là Khí chất hay Khí lực. Khí nầy là các chất bổ dưỡng do thức ăn đem vào trong bao tử biến hoá ra. Cho nên khi đói thì cơ thể bải hoải như không còn hơi sức nào hết. Người mà ăn uống không đầy đủ chất bổ dưỡng hay lao động quá sức thì bị tản Khí.

    Luyện Tinh hóa Khí là thay vì để cho Tinh chảy ra ngoài theo đường dâm dục thì phải súc tích nó lại gọi là Bảo tinh, rồi dụng công phu luyện cho nó biến trở lại thành chất khí bổ dưỡng (đó là loại chất bổ cao cấp nhứt) để nó theo máu vận động lên bổ dưỡng não bộ, khiến cho não bộ được tươi nhuận làm cho sự thông minh sáng suốt của con người tăng thêm.

    2. Luyện Khí hiệp Thần:

    A: To convert the vital energy into the mental energy.

    P: Convertir l"énergie vitale en l"énergie mentale.

    Thần là chơn thần. Sự khôn ngoan hiểu biết của con người là do não bộ nhưng thuộc về chơn thần. Não bộ là vật chất, nên khi con người chết đi thì não bộ cũng chết, nhưng sự hiểu biết của con người không mất đi, vì nó thuộc chơn thần.

    Trí não càng được sáng suốt thì chơn thần càng được mẫn huệ, trong sáng. Ngược lại, nếu trí não mờ tối, thể xác bịnh hoạn thì chơn thần cũng yếu đuối tối tăm.

    Luyện Khí hiệp Thần là phải dụng công phu thúc đẩy chất khí bổ dưỡng đem lên nuôi não bộ, nuôi hoài thì đến một lúc nào đó, trí não phát sáng, khiến cho chơn thần được mẫn huệ tinh anh.

    Cái chơn thần ấy tuy đã được mẫn huệ tinh anh rồi, nhưng nó chưa huyền diệu, cần phải đến bước thứ ba là Luyện Thần huờn Hư.

    3. Luyện Thần huờn Hư:

    A: To convert the mental energy into the spiritual force.

    P: Convertir l"énergie mentale en la force spirituelle.

    Hư là trống không, nhưng rất mầu nhiệm thiêng liêng.

    Luyện Thần huờn Hư là luyện cho chơn thần được huyền diệu, dụng công phu thúc đẩy chơn thần khai phá khiếu Huyền quan nơi đỉnh đầu, vì khiếu nầy là cái cửa xuất nhập của chơn thần. Khi khiếu Huyền quan đã được khai thông thì chơn thần có thể xuất ra khỏi thể xác để đi lên giao tiếp với các Đấng thiêng liêng, và sau đó, chơn thần cũng theo cửa nầy mà trở lại nhập vào thể xác.

    Muốn được như vậy thì hành giả luyện đạo phải trường chay để thể xác được tinh khiết thì chơn thần mới được trong sáng nhẹ nhàng. Cái thân được tinh khiết rồi, còn phải định cái Tâm, gìn cái ý. Tâm thì phải thanh tịnh, không không như như, không ham, không muốn, không cầu. Ý thì không vọng động, không mơ tưởng, giữ chặt cái ý trong chỗ cao thượng.

    Còn Thất Tình Lục dục là mối loạn động hằng ngày, cần phải chế ngự chúng nó, điều khiển chúng nó, hướng chúng nó vào đường cao thượng.

    Luyện được như thế thì chơn thần trong sáng nhẹ nhàng, hào quang sáng lòa, trở nên huyền diệu, làm cho khiếu Huyền quan mở ra để chơn thần xuất nhập tùy ý. Hành giả đạt tới mức nầy thì đắc đạo tại thế và có được Thần thông.

    Phép luyện đạo như vừa trình bày sơ lược ở trên, nói thì dễ chớ khi thực hành rất khó, vì đòi hỏi hai phương diện:

    ■ Phải có minh sư truyền cho tâm pháp luyện đạo, và minh sư ấy phải theo dõi đệ tử rất sát trong suốt thời gian luyện đạo, để khi luyện sai thì chỉnh lại liền, nếu không thì rất nguy hiểm cho đệ tử, có thể làm đệ tử điên khùng hay bại liệt.

    ■ Hành giả trước khi luyện đạo phải trải qua một thời kỳ công quả dạn dày, đạt cho đủ Tam lập (Lập đức, Lập công, Lập ngôn), để giảm thiểu các tiền khiên nghiệp chướng, vì những thứ đó là những chướng ngại trên bước đường luyện đạo.

    Nhiều người trí thức nghĩ rằng, họ có bằng cấp cao, trình độ giỏi, hiểu biết rộng, họ có thể tìm mua các quyển sách dạy luyện đạo để nghiên cứu và theo đó thực hành trong vài ba năm thì có thể đắc đạo, thành bực Thánh nhơn, làm hướng đạo đứng đầu thiên hạ. Chính cái tư tưởng hám vọng ấy làm cho họ mê lầm, tối tăm. Chưa tự giác thì làm sao làm người giác ngộ, mong chi làm bực Thánh nhân?

    Tóm lại, việc luyện đạo vô cùng khó khăn, đòi hỏi hành giả phải có nhiều ý chí phấn đấu cương quyết hy sinh, chịu sống khổ hạnh trong một kỷ luật sắt, bền bỉ lâu dài, lại phải có người đã đắc đạo hướng dẫn.

    Cho nên, trong thời kỳ chuyển Nguơn gấp rút nầy, trước khi mở Đại Hội Long Hoa, lập đời Thượng Nguơn Thánh đức, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đại khai ân xá cho nhơn loại, Đức Chí Tôn miễn cho môn Luyện đạo, bằng cách lập ra một Trường Công đức cho nhơn sanh đắc đạo. Người tu ngày nay, chỉ cần ra sức lập công bồi đức, phụng sự nhơn sanh, quyết tâm quyết chí thực hiện công quả trong suốt kiếp sanh của mình, thì khi qui liễu, các Đấng nơi Ngọc Hư Cung sẽ xét nét công quả mà ban thưởng cho những phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tương xứng.

    Chúng ta đã thấy, trong khoảng thời gian vừa qua từ khi Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đến ngày nay, các bậc tiền bối đã đắc đạo là do công quả phụng sự nhơn sanh, chớ đâu phải do công phu luyện đạo.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Một Trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi.

    Người dưới thế nầy muốn giàu thì phải kiếm phương thế mà làm ra của. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc đạo phải có công quả. Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một Trường công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn.

    Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ."

  • Luyện thạch bổ Thiên

    Luyện thạch bổ Thiên

    煉石補天

    Luyện: Rèn đúc, làm cho đến chỗ tinh túy sắc sảo. Thạch: đá. Bổ: vá lại, bù vào. Thiên: Trời.

    Luyện thạch bổ Thiên là rèn đá vá Trời.

    Theo truyện Thần thoại Trung quốc, thuở xưa, Trời có chỗ thiếu lủng, bà Nữ Oa rèn đá năm sắc để vá Trời.

  • Luyện tội

    Luyện tội

    練罪

    A: To punish several times.

    P: Punir plusieurs fois.

    Luyện: Tập tành nhiều lần cho thuần thục. Tội: tội lỗi.

    Luyện tội là hành tội nhiều lần để trừng trị các tội nặng.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Bởi cớ, nơi cõi Âm quang, nữ hồn bị luyện tội nhiều hơn nam phái bội phần.

  • Lư ngọc

    Lư ngọc

    爐玉

    A: Perfume-brazier.

    P: Bruâle-parfum.

    Lư: cái lò để đốt, chỉ cái Lư hương để đốt nhang cắm vào đó, đặt trên bàn thờ. Lư hương để đốt nhang, Lư trầm để đốt trầm. Ngọc: loại đá quí, chỉ sự quí báu.

    Lư ngọc là cái lư hương quí báo.

    Lư ngọc chỉ cái tâm quí báo của mình, cần phải trau giồi luôn luôn cho nó được trong sạch, thơm tho.

    Niệm Hương: Mùi hương lư ngọc bay xa.

  • Lực bất tòng tâm

    Lực bất tòng tâm

    力不從心

    Lực: sức. Bất: không. Tòng: theo. Tâm: lòng dạ.

    Lực bất tòng tâm là sức lực không theo lòng dạ mình.

    Lòng hăng hái mà sức già yếu không làm được việc.

    Ý nói: Người già, sức lực đã suy kém, muốn làm gì cũng không có đủ sức lực để làm cho được việc.

  • Lược khảo

    Lược khảo

    略考

    A: To examine summarily.

    P: Examiner sommairement.

    Lược: qua loa, sơ sài. Khảo: xem xét.

    Lược khảo là khảo sát một cách sơ lược, chỉ nêu ra những điểm chánh mà không đi sâu vào chi tiết.

  • LƯƠNG

    LƯƠNG

    1. LƯƠNG: 糧 Lúa gạo và thức ăn, lương thực.

    Thí dụ: Lương điền, Lương viện.

    2. LƯƠNG: 良 Tốt, lành, hay, khéo, giỏi.

    Thí dụ: Lương sanh, Lương tri.

  • Lương điền - Công nghệ - Thương mãi

    Lương điền - Công nghệ - Thương mãi

    糧田 - 工藝 - 商賣

    A: Agriculture - Industry - Commerce.

    P: Agriculture - Industrie - Commerce.

    Lương: Lúa gạo và thức ăn, lương thực. Điền: ruộng. Công: thợ. Nghệ: kỹ nghệ. Thương: buôn bán. Mãi: bán.

    Lương điền là làm ruộng sản xuất lúa gạo.

    Công nghệ là chỉ chung việc dùng thợ và máy móc sản xuất hàng hóa tiêu dùng.

    Thương mãi là chỉ việc mua bán, trao đổi hàng hóa.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): (Cơ Quan Phước Thiện) Một làng đạo cần phải khai mở nhiều sở lương điền, công nghệ, thương mãi.

  • Lương sanh

    Lương sanh

    良生

    A: Good man.

    P: Bon homme.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Sanh: người, nhơn sanh.

    Lương sanh là người lành và tốt.

    Đó là những chơn linh cao trọng lãnh lịnh Ngọc Hư Cung giáng phàm, để làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo, rồi lập thành Hội Thánh thay thế hình thể của Đức Chí Tôn tại thế. Cho nên Đức Chí Tôn có nói: "Thầy dùng lương sanh để cứu vớt quần sanh."

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đã sai đến trước lại làm một, đặng lập Hội Thánh, mà làm hình thể của Thầy, hầu tránh khỏi hạ trần trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy.

  • Lương tâm

    Lương tâm

    良心

    A: The conscience.

    P: La conscience.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Tâm: cái tâm của mỗi người.

    - Theo Triết lý học, Lương tâm là cái năng lực cá nhân tự giám sát mình về mặt đạo đức, tự đề ra cho mình những yêu cầu về đạo đức, đòi hỏi mình phải hoàn thành những nhu cầu ấy và tự đánh giá hành động của mình.

    - Tôn giáo định nghĩa Lương tâm là cái tâm tốt đẹp sẵn có của con người do Trời ban cho để khuyên bảo con người phải ăn ở hiền lành, hành động cho công bằng và hợp đạo lý.

    Thường khi chúng ta làm điều gì sái quấy thì bị lương tâm cắn rứt hay bị đau khổ vì lương tâm vò xé.

    Đức Chí Tôn dạy về Lương tâm như sau:

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: "Lương tâm của các con là một khiếu thiêng liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức; làm một việc phải tức là do nơi ý Trời, phạm một nét vạy tà là cãi nơi Thiên luật; phải quấy Thần Thánh chỉn chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày chung cuộc. Khá biết lấy!

    Thầy đã nói, nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng: Đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả; lại nữa, các chơn linh ấy tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn: Lương tâm là đó.

    Như các con nói dối, trước chưa dối với người, thì các con đã nói dối với lương tâm, tức là chơn linh."

    Kinh Giải Oan: Mảnh hình hài biếng hiểu lương tâm.

  • Lương tể

    Lương tể

    良宰

    A: Good mandarine.

    P: Bon mandarin.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Tể: chức quan đứng đầu. Tể tướng là chức quan đứng đầu triều đình, như Thủ Tướng ngày nay.

    Lương tể là vị quan đứng đầu tài giỏi.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Xuân Thu định vững ngôi lương tể.

  • Lương thần

    Lương thần

    良辰

    A: The lucky day.

    P: Le jour faste.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Thần: ngày.

    Lương thần là ngày tốt.

    Sớ Văn: Kim vì sóc nhựt lương thần, chư Thiên phong....

  • Lương tri - Lương năng

    Lương tri - Lương năng

    良知 - 良能

    A: Psychological conscience - Instinct.

    P: Conscience psychologique - Instinct.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Tri: sự hiểu biết. Năng: khả năng.

    - Lương tri là sự hiểu biết sẵn có do Trời phú cho, chớ không phải do học tập mới biết được.

    - Lương năng là sự tài giỏi vốn có do Trời phú cho để làm được điều lành điều tốt.

    Con người có lương tâm thì mới biết điều nhân điều nghĩa, lẽ phải lẽ trái. Có lương tâm là có Lương tri, Lương năng, tức là có cái giỏi cái biết tự nhiên, rất mẫn tiệp.

    Sách Nho có câu: "Nhân chi sở bất học nhi năng giả, kỳ lương năng dã; sở bất lự nhi tri giả, kỳ lương tri dã." Nghĩa là: Người không học mà giỏi là lương năng vậy; không suy nghĩ mà biết là lương tri vậy.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri lương năng của các em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ.

  • Lương vật

    Lương vật

    糧物

    A: Food.

    P: Aliment.

    Lương: Lúa gạo và thức ăn, lương thực. Vật: vật, những thứ có hình dạng cụ thể.

    Lương vật là những vật dùng làm lương thực như: Lúa, đậu, khoai, trái cây, rau cải, v.v....

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Mọi lương vật đều có chất sanh.

  • Lương viện

    Lương viện

    糧院

    A: The institute of supply.

    P: Institut de l"intendance.

    Lương: Lúa gạo và thức ăn, lương thực. Viện: tòa sở lớn.

    Lương Viện là một trong Cửu Viện Cửu Trùng Đài, có nhiệm vụ quản lý và phân phối lương thực để nuôi các Chức sắc và các nhơn viên công quả của các cơ quan trung ương tại Tòa Thánh.

    Đứng đầu Lương Viện là một vị Thượng Thống, phẩm Phối Sư, có các vị Phụ Thống, Quản Văn phòng, và nhiều thư ký giúp việc. Lương Viện chịu hệ thống trực tiếp của Thái Chánh Phối Sư. (Thái Chánh Phối Sư trông coi 3 Viện: Hộ Viện, Lương Viện và Công Viện).

    Nữ Phái Cửu Trùng Đài cũng có tổ chức Cửu Viện nên cũng có Lương Viện Nữ phái Cửu Trùng Đài.

    Bên Cơ Quan Phước Thiện cũng có tổ chức Cửu Viện, nên cũng có Lương Viện Nam phái và Nữ phái Phước Thiện.

  • Lương vụ

    Lương vụ

    糧務

    A: Affair of food.

    P: Affaire de vivre.

    Lương: Lúa gạo và thức ăn, lương thực. Vụ: việc.

    Lương Vụ là một trong Tứ Vụ của Thánh Thất, có nhiệm vụ lo về lương thực để nuôi Chức sắc và các nhơn viên công quả phục vụ nơi Thánh Thất.

    Ban Tứ Vụ gồm: Lễ Vụ, Hộ Vụ, Công Vụ, Lương Vụ.

  • Lương vương (Lương Võ Đế)

    Lương vương (Lương Võ Đế)

    梁王

    Lương: nước Lương, nhà Lương bên Tàu. Vương: vua.

    Lương vương là vua nước Lương, hiệu là Võ Đế, nên thường gọi là Lương Võ Đế (502-549).

    Theo Trung quốc sử lược, vua nhà Tề là Phế Đế Bảo Quyên chơi bời vô độ, bỏ bê triều chánh, ngược đãi đại thần. Tôn thất nhà Tề tên Tiêu Diễn đang làm Thứ Sử Ung Châu, hợp binh với em của vua Tề là Bảo Dung, dấy lên ở Giang Lăng, chống lại Phế Đế Bảo Quyên. Bảo Dung tự lập làm vua, hiệu là Hòa Đế. Tiêu Diễn đánh lấy Quách Thành, phá Tầm Dương, vây Kiến Nghiệp, Hòa Đế bị giết. Tiêu Diễn vào kinh đô, buộc vua Tề nhường ngôi cho. Tiêu Diễn lên làm vua, đổi quốc hiệu là Lương, xưng là Lương Võ Đế, năm 502.

    Lương Võ Đế giết hại tôn thất nhà Tề. Tôn thất nhà Tề cầu cứu nước Ngụy. Hai nước Lương và Ngụy đánh nhau, tướng của Ngụy là Hầu Cảnh chạy sang đầu Lương Võ Đế, được Lương Võ Đế trọng dụng, phong làm Hà Nam Vương.

    Lương Võ Đế có tài kiêm văn võ, nên đã làm nước Lương một thời hùng mạnh. Nhưng nhà vua rất hâm mộ Đạo Phật, và qui y Phật pháp vào năm 517.

    Năm 527, Lương Võ Đế vào chùa làm sư tu hành. Các quan yêu cầu dữ lắm, vua mới trở lại ngôi.

    Năm 529, vua lại vào chùa tu hành lần nữa.

    Năm 538, có sứ đưa về nước xá lợi của Phật. Vua Lương Võ Đế dạy lập đền thờ. Trong dịp nầy, vua bố thí cho dân chúng và ra lịnh ân xá các tội nhân bị cầm ngục.

    Nhà vua lấy của kho cho xây dựng rất nhiều chùa chiền ở khắp nơi trong nước, ủng hộ Tam bảo, được các tín đồ Phật giáo tôn nhà vua là Phật Tâm Thiên Tử.

    Năm 547, Lương Võ Đế lại vào chùa tu nữa.

    Lương Võ Đế có người vợ tên là Hy Thị, tánh tình rất ác độc, ghen tương, hành hạ các cung phi. Một hôm bà tức giận quá, đâm đầu xuống giếng chết, bị đọa làm một con rắn mãng xà. Rắn ấy thường vào cung tác quái, có báo mộng cho Lương Võ Đế biết, xin vua làm phép giải cứu. Nhà vua thỉnh một vị Thánh tăng là Thích Bảo Chí làm sám chủ, nhờ Ngài cùng chư tăng soạn ra bộ kinh Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, rồi nhờ chư tăng trì tụng kinh Sám Hối ấy mà cầu siêu cho Bà Hi Thị. Con mãng xà nhờ nghe Kinh Sám Hối ấy mà được siêu thăng, thoát xác hiện hình ra là Bà Hy Thị, mặc Thiên y, bái tạ vua và chư tăng, rồi bay lên Trời. Phép sám hối đó, còn truyền tụng đến ngày nay, gọi tắt là Lương Hoàng Sám.

    Tên Hầu Cảnh, trước đây đầu Lương Võ Đế, được phong làm Hà Nam Vương, thấy Lương Võ Đế mê theo việc tu hành, bỏ bê triều chánh, thế lực suy yếu, nên cất binh làm phản, chiếm Kiến Nghiệp, Đài thành, vây Lương Võ Đế trong cung, tuyệt hết lương thực, khiến Lương Võ Đế phải bị chết đói. Năm đó là 549. Lương Võ Đế làm vua 48 năm, từ năm 502 đến 549, hưởng thọ 86 tuổi.

    Đạt Ma Tổ Sư của Phật giáo Ấn Độ, vâng lịnh Tổ Sư đời trước, đi thuyền từ Ấn Độ qua nước Trung Hoa để hoằng dương Phật pháp tại đây. Ngài đến Quảng Đông nước Trung hoa vào năm 520 dưới thời vua Lương Võ Đế. Thứ Sử tại Quảng Châu là Tiêu Ngang nghinh tiếp Đạt Ma Tổ Sư và làm biểu tâu cho Lương Võ Đế rõ. Nhà vua sai sứ xuống thỉnh Đạt Ma Tổ Sư về Kim Lăng.

    Đạt Ma Tổ Sư vào yết kiến Lương Võ Đế.

    Nhà vua hỏi Tổ Sư: - Từ ngày tức vị đến nay, trẫm cất chùa, đúc tượng, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể, có công đức gì không?

    Đạt Ma Tổ Sư khảng khái đáp:

    - Đều không công đức.

    - Sao không có công đức?

    - Đó chỉ là nhân hữu lậu, chỉ đem đến quả nhỏ trong cõi Trời, Người, như bóng theo hình, tuy có nhưng không thực.

    - Vậy công đức chơn thật là gì?

    - Trí phải thanh tịnh, thể phải lắng không, đó là chân công đức. Công đức ấy không phải lấy việc thế gian mà cầu được.

    - Chân lý cùng tột của Đạo Thánh là gì?

    - Trống rỗng, hồn nhiên, không gì là Thánh.

    - Trước mặt trẫm là ai?

    - Không biết.

    Vua Lương Võ Đế nghe mấy câu trả lời của Đạt Ma Tổ Sư, nhà vua không lãnh ngộ được chỗ huyền diệu của Phật pháp, nên có ý không thích.

    Tổ Sư nhận thấy không độ được nhà vua, nên lén bỏ nước Lương, đi qua nước Ngụy, ẩn vào chùa Thiếu Lâm trong núi Tung sơn, ngồi tu Cửu niên diện bích, chờ người đại căn có duyên phần.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
    Đường tu ví bẳng không lo trước,
    Đền điện Lương Vương phải cháy tiêu.
  • Lương y

    Lương y

    良醫

    A: Good doctor.

    P: Bon médecin.

    Lương: Tốt, lành, hay, khéo, giỏi. Y: thầy thuốc chữa bịnh.

    Lương y là thầy thuốc giỏi, chữa bịnh hay.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đạo hiện giờ cũng chẳng khác chi người bịnh mà lương y coi chưa ra chứng.

  • LƯỠNG

    LƯỠNG

    LƯỠNG: 兩 Hai.

    Thí dụ: Lưỡng long, Lưỡng thiệt.

  • Lưỡng long tranh châu

    Lưỡng long tranh châu

    兩龍爭珠

    Lưỡng: Hai. Long: rồng. Tranh: tranh đấu. Châu: vật sáng hình tròn như viên ngọc.

    Lưỡng long tranh châu là hai con rồng tranh đấu với một hột minh châu huyền diệu.

    Hình ảnh nầy rất đẹp và rất cân xứng, nên được các họa sĩ dùng để trang trí trong các đền, miếu, chùa.

    Điển tích: Trong truyện Phong Kiếm Xuân Thu, Kim Tử Lăng và Vương Tiễn là học trò của ông Hải Triều Thánh Nhân ở động Vân Quang nước Ảo Ly, vâng lịnh Ngọc Hư Cung giáng trần làm tướng phò vua Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc (6 nước). Khi binh Tần kéo đến đánh thành Dịch Châu, thủ đô của nước Yên, bị Liễu Nhứt Chơn Nhơn là Tôn Tẫn đang phò tá nước Yên, đánh cho bại trận thảm não nặng nề.

    Hải Triều Thánh Nhân tức giận, bay xuống tiếp cứu học trò, đánh với Tôn Tẫn.

    Ngày kia, Hải Triều Thánh Nhơn ra binh đánh với Tôn Tẫn, hai bên gặp nhau, Hải Triều múa gươm hai tay xông tới, Tôn Tẫn cử gậy trầm hương rước đánh. Hải Triều dùng gươm không thắng nổi Tôn Tẫn nên liền dùng phép, lấy ra một hột minh châu liệng lên không trung.

    Tôn Tẫn thấy cả Trời hào quang chiếu sáng, hột minh châu biến ra to lớn, bay nhấp nháng nhằm đánh lên đầu Tôn Tẫn. Nguyên hột minh châu nầy, Lão Tổ Hải Triều luyện hồi thuở Trời Đất mới phân, nên nó rất huyền diệu, có đủ năm sắc hào quang, nếu ném ra giữa biển đang có sóng to thì biển lặng, nên còn có tên là Định Hải châu, còn nếu ném lên không rớt xuống đánh người nào thì chẳng khác núi đè, dẫu người tục hay Tiên cũng đều tiêu tan hồn phách.

    Tôn Tẫn thấy minh châu bay tới liền vụt một cây gậy trầm hương lên không. Nguyên cây gậy trầm hương nầy của Tôn Tẫn là con cù long biến thân. Gậy ném lên liền biến thành con rồng, trương nanh múa vút đón đỡ hột minh châu. Nhưng hột minh châu là vật tiên thiên rất huyền diệu nên rồng cự không lại. Tôn Tẫn liền ném thêm cây gậy trần hương thứ hai, liền hóa thành rồng, cả hai rồng cùng kháng cự minh châu thì mới đặng cầm đồng, làm cho minh châu không đánh xuống được, cứ lơ lửng trên không trung, tạo thành một hình ảnh rất đẹp, gọi là Lưỡng long tranh châu.

    Rốt cuộc Hải Triều phải thâu hột minh châu và Tôn Tẫn thâu hai con rồng thành hai gậy trầm hương trở lại.

  • Lưỡng long triều nguyệt

    Lưỡng long triều nguyệt

    兩龍朝月

    Lưỡng: Hai. Long: rồng. Triều: chầu. Nguyệt: mặt trăng.

    Lưỡng long triều nguyệt là hai rồng chầu mặt trăng.

    Đây cũng là một đề tài mà các họa sĩ trang trí rất ưa chuộng. Nhưng dề tài Lưỡng long triều nguyệt có lẽ dựa vào đề tài Lưỡng long tranh châu. Hai rồng ở tư thế tranh đấu thì phải uốn khúc vẫy vùng, giương nanh múa vút; còn hai rồng chầu nguyệt thì ở tư thế phục tùng, nằm thẳng mình.

    Ai thích sự tranh đấu thì trang trí Lưỡng long tranh châu, ai thích sự hòa hảo tốt đẹp thì trang trí Lưỡng long triều nguyệt.

  • Lưỡng nghi

    Lưỡng nghi

    兩儀

    A: Two principles: Yin and Yang.

    P: Deux principles: Yin et Yang.

    Lưỡng: Hai. Nghi: nghi.

    Lưỡng nghi là hai nghi: Nghi Âm và Nghi Dương.

    Nghi Âm được gọi là Âm quang, Nghi Dương là Dương quang. Lưỡng Nghi do Thái Cực phân ra. (Xem: Vũ trụ quan)

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng,...

  • Lưỡng thiệt

    Lưỡng thiệt

    兩舌

    A: Calumny.

    P: Calomnie.

    Lưỡng: Hai. Thiệt: lưỡi.

    Lưỡng thiệt, nghĩa đen là hai lưỡi, ý nói: lời nói đâm thọc, tráo trở, gây chia rẽ và hiềm thù, nên cũng được gọi là: Ly gián ngữ. Đây là một nghiệp ác trong khẩu nghiệp.

  • Lưỡng toàn

    Lưỡng toàn

    兩全

    A: Both perfect.

    P: Parfait sous les deux rapports.

    Lưỡng: Hai. Toàn: hoàn toàn.

    Lưỡng toàn là hai bên đều toàn vẹn cả.

  • LƯU

    LƯU

    1. LƯU: 留 Giữ lại, để lại cho đời sau.

    Thí dụ: Lưu danh, Lưu truyền.

    2. LƯU: 流 Chảy, trôi nổi.

    Thí dụ: Lưu lạc, Lưu sa.

  • Lưu chiếu

    Lưu chiếu

    留照

    A: To conserve the copies.

    P: Conserver les copies.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Chiếu: căn cứ vào đó để so sánh.

    Lưu chiếu là giữ lại để đối chiếu.

    Các thứ giấy tờ trong văn phòng, làm nhiều bổn để gởi đi các cơ quan nhưng phải lưu lại hồ sơ một bổn để theo dõi, kiểm tra công việc và đối chiếu về sau khi cần.

    Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938): Phải lập cho đủ các hồ sơ đặng để lưu chiếu giấy tờ của Đạo.

  • Lưu danh

    Lưu danh

    留名

    A: To hand down a renown.

    P: Laisser un renom.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Danh: tiếng tăm.

    Lưu danh là để lại cái tiếng tăm tốt cho đời sau.

    Lưu danh ư hậu thế: Để lại cái tiếng tăm tốt cho đời sau.

    Lưu danh thiên cổ: Để lại cái tiếng tăm tốt từ ngàn xưa.

    Lưu danh truyền nghiệp: Để lại cái tiếng tăm tốt và trao lại sự nghiệp cho đời sau.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Trông cho nó mau trưởng thành, hầu lưu danh truyền nghiệp cho nó có tên tuổi với đời.

  • Lưu hại

    Lưu hại

    留害

    A: To stay the damage.

    P: Laisser la dommage.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Hại: hao tổn, thiệt hại.

    Lưu hại là để lại cái hại cho người sau hay đời sau.

  • Lưu lạc

    Lưu lạc

    流落

    A: To go at random.

    P: Aller à l"aventure.

    Lưu: Chảy, trôi nổi. Lạc: rơi rụng.

    Lưu lạc là trôi nổi từ nơi nầy đến nơi khác.

  • Lưu luyến

    Lưu luyến

    留戀

    A: To have affection for.

    P: Avoir des attachements.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Luyến: thương mến không rời ra được.

    Lưu luyến là giữ lại sự thương mến không rời ra được.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Đường trần lưu luyến nhọc tranh đua.

  • Lưu nhiệm

    Lưu nhiệm

    留任

    A: To keep in office.

    P: Garder en fonction.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Nhiệm: nhiệm vụ.

    Lưu nhiệm là giữ lại để làm nhiệm vụ một thời gian nữa.

    Đây là nói về trường hợp một Chức sắc được Hội Thánh cử giữ một nhiệm vụ quan trọng, nhưng đã mãn nhiệm rồi, mà chưa có người xứng đáng thay thế, cần phải lưu nhiệm vị Chức sắc ấy một thời gian nữa.

  • Lưu oan

    Lưu oan

    留冤

    A: To detain the animosity.

    P: Laisser l"animosité.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Oan: thù giận, oan nghiệt.

    Lưu oan là để lại cái mối oan nghiệt.

    Phật Mẫu Chơn Kinh: Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan.

  • Lưu phương bách thế

    Lưu phương bách thế

    留芳百世

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Phương: tiếng thơm, đức hạnh. Bách thế: trăm đời. Thế: đời.

    Lưu phương bách thế là để lại tiếng thơm trăm đời sau.

  • Lưu sa tây độ

    Lưu sa tây độ

    流沙西度

    Lưu: Chảy, trôi nổi. Sa: cát. Tây: hướng Tây. Độ: cứu giúp. Lưu sa: Cát chảy, chỉ vùng sa mạc rộng lớn ở phía tây nước Tàu, vì nơi đó gió thổi mạnh đùa cát chạy thành dòng giống như nước chảy (Sa lưu như thủy).

    Lưu sa Tây độ là cứu độ chúng sanh nơi vùng sa mạc phía Tây nước Tàu.

    Đây là một câu trong kinh Tiên giáo, nói về Đức Lão Tử đi qua sa mạc hướng Tây nước Tàu cứu độ nhơn sanh nơi đó.

  • Lưu tồn vạn đại

    Lưu tồn vạn đại

    留存萬代

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Tồn: còn. Vạn đại: muôn đời. Đại: đời.

    Lưu tồn vạn đại là lưu lại cho còn mãi muôn đời.

  • Lưu truyền

    Lưu truyền

    留傳

    A: To hand down.

    P: Transmettre.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Truyền: trao lại.

    Lưu truyền là lưu lại truyền cho đời sau.

    Kinh Cầu Tổ Phụ Ðã Qui Liễu: Giọt máu mủ lưu truyền tại thế.

  • Lưu trữ

    Lưu trữ

    留貯

    A: To conserve.

    P: Conserver.

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Trữ: cất chứa.

    Lưu trữ là giữ lại và cất chứa.

    Lưu trữ công văn: Cất chứa các văn kiện giấy tờ của Đạo để làm tài liệu đối chiếu về sau.

  • Lưu vong

    Lưu vong

    流亡

    A: In exile.

    P: En exil.

    Lưu: Chảy, trôi nổi. Vong: trốn.

    Lưu vong là chạy trốn tới vùng đất xa xôi, không còn nguy hiểm nữa. Lưu vong thường có ý nghĩa là trốn ra ngoại quốc để xin tỵ nạn.

  • Lưu xú vạn niên

    Lưu xú vạn niên

    留臭萬年

    Lưu: Giữ lại, để lại cho đời sau. Xú: hôi thúi, tiếng xấu. Vạn niên: muôn năm.

    Lưu xú vạn niên là để lại tiếng xấu muôn năm.

  • LY

    LY

    LY: 離 Chia lìa, lìa tan.

    Thí dụ: Ly bôi, Ly trần.

  • Ly bôi

    Ly bôi

    離杯

    A: The parting cup.

    P: La coupe de départ.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Bôi: cái chung để uống rượu.

    Ly bôi là cái chung rượu để uống tiễn nhau khi ly biệt.

  • Ly cung

    Ly cung

    離宮

    A: To leave the royal palace.

    P: Quitter le palais royal.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Cung: cung điện của vua.

    Ly cung là rời bỏ cung điện.

    Đây là nói về Thái Tử Sĩ Đạt Ta rời hoàng cung, đi vào rừng núi yên tĩnh để tầm Đạo tu hành.

    Kinh Khi Về: Ra thành Phật Tổ gặp kỳ ly cung.

  • Ly gia cắt ái

    Ly gia cắt ái

    離家

    A: To leave the house and to cut the familiar love.

    P: Quitter la maison et couper l"amour familial.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Gia: nhà. Cắt: chặt đứt. Ái: thương yêu.

    Ly gia cắt ái là rời khỏi gia đình, cắt đứt tình thương yêu.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Vào nơi đạo đức rồi, dầu cho phải cắt ái ly gia, chia tình xẻ nghĩa, máu thịt đọan ly, mà làm cho tròn trách nhậm xứng đáng của mình,....

  • Ly hận

    Ly hận

    離恨

    A: Separation and regret.

    P: Séparation et regret.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Hận: oán giận vì thương tiếc.

    Ly hận là biệt ly và thương tiếc.

    Kinh Tụng Khi Thầy Qui Vị: Rót chung ly hận gật mình đưa thương.

  • Ly hương

    Ly hương

    離鄉

    A: To leave one"s country.

    P: Quitter son pays.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Hương: quê hương.

    Ly hương là xa lìa quê hương xứ sở.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Kẻ phàm dầu ly hương thuở ấu xuân đi nữa, lòng hằng hoài vọng.

  • Ly kinh phản đạo

    Ly kinh phản đạo

    離經反道

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Kinh: đạo thường, những phép tắc qui định cần phải gìn giữ và tuân theo. Phản: làm trái lại. Đạo: đạo lý.

    Ly kinh phản đạo là lìa xa đạo thường, làm trái đạo lý.

  • Ly loạn

    Ly loạn

    離亂

    A: Separated by trouble.

    P: Séparé par trouble.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Loạn: rối loạn, giặc giã.

    Ly loạn là chia lìa vì loạn lạc xảy ra.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Còn trong luân lý chẳng hòa thì dân cư bất mục, nước chẳng hòa thì sanh ly loạn.

  • Ly tán

    Ly tán

    離散

    A: To disperse.

    P: Se disperser.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Tán: tan ra.

    Ly tán là lìa tan, chia lìa tan vỡ.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Còn gia đình chẳng hòa thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán.

  • Ly tiết

    Ly tiết

    嫠節

    A: The chastity of a widow.

    P: La chasteté d"une veuve.

    Ly: đàn bà góa chồng. Tiết: tiết tháo, lòng cứng cỏi không chịu khuất.

    Ly tiết là tiết hạnh của người đàn bà góa.

  • Ly tình

    Ly tình

    離情

    A: The separation of love.

    P: La séparation de l"amour.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Tình: tình yêu.

    Ly tình là sự chia ly tình yêu giữa vợ chồng.

    Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu: Chén ly tình là lệ ái ân.

  • Ly trần

    Ly trần

    離塵

    A: To leave the world.

    P: Quitter le monde.

    Ly: Chia lìa, lìa tan. Trần: cõi trần, cõi của nhơn loại đang sống.

    Ly trần là lìa trần, lìa đời, ý nói chết, linh hồn rời bỏ cõi trần để trở về cõi thiêng liêng.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Ly trần tuổi đã quá năm mươi.

  • 1. LÝ: 理 Đường lối, lý lẽ.

    Thí dụ: Lý đoán, Lý học.

    2. LÝ: 李 Cây lý, họ Lý.

    Thí dụ: Lý hạ bất chỉnh quan.

  • Lý - Khí

    Lý - Khí

    理 - 氣

    A: The eternal reason and vital fluid.

    P: La raison éternelle et fluide vitale.

    Lý và Khí là hai quan niệm triết học cơ bản của các Nho gia thời nhà Tống, khởi đầu là Chu Đôn Di, sau được Chu Hi phát huy và hệ thống lại.

    Chu Hi (Chu Hối Am) nói về thuyết Lý và Khí như sau:

    "Trong khoảng Trời Đất có Lý có Khí. Lý là cái đạo thuộc về hình nhi thượng, cái gốc sự sinh ra vật. Khí là cái khí cụ thuộc về hình nhi hạ, cái đồ để sinh ra vật. Bởi thế, người với vật sinh ra, ắt là bẩm cái Lý ấy rồi mới có Tính; ắt là bẩm cái Khí ấy rồi mới có hình.

    Trong thiên hạ chưa có Khí nào không có Lý, cũng chưa có Lý nào không có Khí."

    Vậy Lý là phần thuộc về hình nhi thượng, mà Khí là phần thuộc về hình nhi hạ, nghĩa là: Lý thì vô hình, mà Khí thì có hình, nhưng cái nọ lẫn cái kia, chứ không bao giờ có cái nọ mà không có cái kia được.

    Bởi vậy ông nói thêm rằng:

    "Lý với Khí vốn không nói được có cái trước cái sau. Song Lý không phải là một vật đứng riêng một mình, tức là ở trong Khí."

    Lý với Khí lúc nào cũng đi với nhau, nhưng xem câu vấn đáp sau đây thì ông vẫn cho Lý là gốc.

    Hỏi rằng: - Trước khi chưa có Trời Đất, hết thảy chỉ có Lý, có phải không?

    Rằng: - Trước khi chưa có Trời Đất, hết thảy chỉ có Lý. Có Lý ấy mới có Trời Đất ấy. Nếu không có Lý ấy thì cũng không có Trời Đất, không có nhân vật gì cả. Có Lý là có Khí, hai cái cùng lưu hành và phát dục vạn vật.

    - Thái cực không phải là cái đã có trước khi có Trời Đất, không phải là cái vật hỗn thành ra, chỉ là cái tổng danh để gọi cái Lý của Trời Đất và vạn vật, có phải không?

    Rằng: - Thái cực chỉ là cái Lý của Trời Đất và vạn vật. Nói ở Trời Đất thì trong Trời Đất có cái Thái cực; nói ở vạn vật thì trong vạn vật, mỗi vật có một cái Thái cực.

    Thái cực là Lý. Trong vạn vật, mỗi vật có một Thái cực, nhưng tóm cả lại là chỉ có một Thái cực, cũng như là nói trong vạn vật, mỗi vật có một Lý, nhưng tóm cả lại chỉ có một Lý mà thôi. Cái thuyết ấy cũng tương tự cái thuyết của Trương Tái (Trương Hoành Cừ) nói về Thái Hư.

    Lý thì không phân biệt ra khác nhau được, dẫu có chia ra làm nghìn làm vạn mối cũng chỉ là một gốc mà thôi. Khí thì chia ra làm nhiều loài, mà mỗi loài một khác. Sự khác nhau ấy bởi tại Khí có thanh, trược, hậu, bạc, cho nên mới thành ra có sai biệt. (Trích trong sách Nho Giáo của Trần Trọng Kim)

    Quan niệm Lý và Khí của các Nho gia đời Tống chỉ là giải thích thêm thuyết Âm Dương đã có từ trước. Lý học đã thánh hóa đạo đức của Khổng học, đưa Khổng học lên thành một tôn giáo gọi là Khổng giáo hay Nho giáo, đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo, mà Đức KhổngTử là Giáo chủ.

    Quan niệm về Lý và Khí của Đạo Cao Đài:

    "Trời sanh ra loài người thì đã phú cho một cái Tánh thiện lương để người nương đó mà trau giồi cho sáng tỏ thêm lên, hầu tấn hóa lần lần cho đến bực cao siêu thuần túy.

    Nào dè người bị nhiễm thói đời vật chất, cứ mãi dấn thân vào vòng tục lụy mà Thiên Tánh biến dời, đến phải dang xa nẻo Đạo.

    Tánh ấy là gì? Tánh là nguyên lý sở dĩ sanh ra nhơn loại. Thế nên cái bản nguyên về tinh thần của con người là Lý.

    Lý ấy linh diệu thiêng liêng của Trời đã phân ra mà ban cấp cho mỗi người, nên Lý ấy tức là Tánh vậy.

    Của Trời là Lý, về người là Tánh. Lý Tánh khác nhau, nhưng đồng bản chất, vì thế Trời với người mới có thể ứng tiếp liên lạc nhau rất là mật thiết. Bởi vậy, người, hễ muốn tính sự gì, tuy chưa làm ra mà Trời đã biết trước.

    Trời với người cũng đồng một Lý, một Khí mà ra, thì không cảm ứng nhau sao được?

    Vậy, người nếu biết trau giồi Linh tánh cho thật sáng suốt anh minh thì tự nhiên giao tiếp với Trời thiệt là chẳng khó. Thế mà người đã linh hơn vạn vật, đã có cái bổn Tánh thiêng liêng rất quí báu vô giá như vậy, cớ sao người chẳng trau giồi, mà cứ để lu lờ nhơ bẩn ngày một chồng lấp thêm lên mãi mãi." (Trích Đại Thừa Chơn Giáo)

  • Lý Đại Tiên Trưởng - Lý Giáo Tông

    Lý Đại Tiên Trưởng - Lý Giáo Tông

    李大仙長 - 李敎宗

    A: Spiritual Pope Li-Tai-Pei.

    P: Pape Spirituel Li-Tai-Pei.

    Lý: Cây lý, họ Lý. Đại: lớn. Tiên Trưởng: vị Tiên đứng đầu các Tiên.

    Lý Đại Tiên Trưởng là Đức Lý Thái Bạch, một vị Đại Tiên đứng đầu các vị Tiên trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    Ngài còn được Đức Chí Tôn giao cho kiêm nhiệm chức Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nên gọi Ngài là Lý Giáo Tông.

    Do đó, khi chúng ta cúng, niệm: "Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ."

    Ngài là Nhứt Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Thái Thượng Đạo Tổ cầm quyền Tiên giáo trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.

    Ngài có một kiếp giáng trần là Lý Thái Bạch, một đại thi hào đời nhà Đường. (Xem Tiểu sử nơi chữ: Lý Thái Bạch)

  • Lý đoan

    Lý đoan

    履端

    A: New year day.

    P: Premier jour de l"an.

    Lý đoan là mùng một Tết, tức là mùng 1 tháng Giêng.

    SỚ VĂN: Rước chư Thánh: Lòng sớ có câu:

    Kim vì Tân Xuân Nguơn đán, phong khí ôn hòa, Thiên Địa giao thừa, lý đoan du thỉ, vạn vật giai đắc hữu sanh.

  • Lý đoán

    Lý đoán

    理斷

    A: Conclusions for.

    P: Conclusions pour.

    Lý: Đường lối, lý lẽ. Đoán: phán đoán, căn cứ vào những điều đã biết để suy xét và đánh giá trị.

    Lý đoán là căn cứ vào những lý lẽ để phán đoán binh vực một người nào.

    Chú Giải Pháp Chánh Truyền: Bảo Đạo phải gìn giữ bí mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ lý đoán binh vực chiếu y luật Đạo, rồi dâng lên cho Thượng Phẩm.

  • Lý giải

    Lý giải

    理解

    A: To interpret.

    P: Interpréter.

    Lý: Đường lối, lý lẽ. Giải: giải thích ra cho rõ.

    Lý giải là suy lường sự lý mà giải dịch ra.

  • Lý hạ bất chỉnh quan

    Lý hạ bất chỉnh quan

    李下不整冠

    Lý: Cây lý, họ Lý. Hạ: dưới. Lý hạ: dưới cây lý. Bất: không. Chỉnh: sửa. Quan: cái nón.

    Lý hạ bất chỉnh quan là đứng dưới cây lý thì không nên sửa nón, vì người ta có thể nghi ngờ mình hái trộm trái cây lý.

    Cũng như khi đi ngang qua ruộng dưa, không nên cúi xuống sửa dép.

    Đó là ý của cổ nhân dặn dò người quân tử phải cẩn thận giữ mình, đừng để người ta ngờ vực mình làm điều sái quấy.

    Thành ngữ trên bắt nguồn từ bài cổ nhạc phủ Quân tử hành. Thơ viết:

    Quân tử phòng vị nhiên,
    Bất xử hiềm nghi gian.
    Qua điền bất nạp lý,
    Lý hạ bất chỉnh quan.
    Thúc tẩu bất thân thọ,
    Trưởng ấu bất tỷ kiên.

    Nghĩa là:

    Người quân tử phòng khi chưa xảy ra,
    Không ở trong khoảng hiềm nghi.
    Ở ruộng dưa không cúi sửa giày,
    Ở dưới cây lý không sửa nón.
    Em trai của chồng và chị dâu không thân cận,
    Già trẻ không sánh vai đi.
  • Lý học

    Lý học

    理學

    Lý: (giải trong chữ Lý - Khí). Học: môn học.

    Lý học là một ngành của Nho giáo, nghiên cứu về cái lẽ biến hóa của Trời Đất, để có thể đoán biết vận mệnh tương lai.

    "Nho giáo đời Tống sở dĩ đột nhiên vượt lên đến chỗ cao siêu, ấy là bởi có cái ảnh hưởng Lão học và Phật học, mới lập ra phái Lý học để cùng nhau tương đối mà sinh tồn. Vả những người sáng lập phái Lý học là những người đã học qua Lão học và Phật học.

    Đại cương về đường học vấn, Tống Nho thật đã đạt tới cái phần uyên thâm của Nho giáo, và đã có công làm cho sáng rõ phần ấy ra. Như thế thì nói rằng Tống Nho nối được đạo thống của Khổng Mạnh, tưởng cũng không phải lầm vậy.

    Phái Lý học đời nhà Tống theo cái tôn chỉ của Nho giáo, lấy cái tính bản nhiên của Trời Đất làm cái thể của vạn vật, tức là theo thuyết "Thiên Địa vạn vật đồng nhứt thể" làm cái đạo nhứt quán. Phái ấy đem Lý Thái Cực vào trong lòng người ta mà mở rộng ra, để bao quát được cả vũ trụ.

    Cái thuyết ấy, tuy Dương Hùng trước đã nói ở sách Thái Huyền, nhưng đến Tống Nho mới phát minh ra rõ ràng, và lại giải thích được cái ý nghĩa "dữ Thiên Địa tham" nói ở sách Trung Dung.

    Người là một giống nhỏ mọn, nhưng vì cùng bẩm thụ một cái Lý Thái Cực như Trời Đất, hễ ai biết lấy sự thành (thật) mà theo cái đạo trung hòa của Trời Đất thì có thể ngang với Trời Đất được. Đó là phần trọng yếu trong học thuyết của phái Lý học mà thật không sai với tôn chỉ của Nho giáo.

    Đã nói rằng phái Lý học có chịu ảnh hưởng của Lão học, mà thật thế, người gây thành cái tiên thanh cho phái ấy chính là một nhà Lão học trứ danh về thuật số học, người ấy là Trần Đoàn tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di, ở vào lúc Tống sơ, khoảng thế kỷ thứ 10. Trần Đoàn rất tinh thâm Dịch Lý, thường lấy cái học ấy mà xét vận mệnh của Trời Đất. Từ đó có nhiều người chú ý về Dịch học. Đến thế kỷ 11, đời vua Nhân Tông nhà Tống mới có Thiệu Ung và Chu Đôn Di theo lý thuyết trong Kinh Dịch mà xướng lên thuyết Lý học.

    Thoạt kỳ thủy, phái Lý học có hai thuyết:

    1. Một thuyết thì lấy Tượng Số học mà xét vận mệnh của Trời Đất, rồi suy diễn ra sự hành động của vạn vật.

    2. Một thuyết thì lấy thuần túy triết học mà bàn về Đạo lý và tâm linh.

    Thuyết nầy sau lại phân ra thành một thuyết nữa, lấy Tâm học làm yếu lĩnh.

    Gồm cả lại mà nói, phái Lý học đời nhà Tống có tất cả ba thuyết, cùng một gốc mà khác ngọn.

    * Thuyết thứ nhứt (Tượng Số học) có Thiệu Ung làm đại biểu, nhưng về sau không thịnh hành được là vì học theo thuyết ấy cần phải là người tinh thâm thuật số học mới được.

    * Thuyết thứ hai (Đạo học) có Chu Đôn Di làm đại biểu, rồi có Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di, mở rộng thêm ra. Sau đến đời Nam Tống có Chu Hi tập đại thành mà lập ra học thuyết nói về sự học vấn. Cái học của Chu Hi chuyên trị về mặt công truyền, rất thịnh hành ở đời Minh và đời Thanh.

    * Thuyết thứ ba (Tâm học) có Lục Cửu Uyên, đồng thời với Chu Hi, theo cái Tâm học của Mạnh Tử, chuyên trị về sự tôn đức tính. Thuyết nầy đến đời nhà Minh có Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh) mở rộng thêm ra và lập thành một phái Tâm học có tinh thần rất mạnh." (Nho giáo -Trần Trọng Kim)

    Như đã nói ở trên, phái Lý học chia làm ba nhóm là: Tượng Số học, Đạo học và Tâm học, nhưng thông thường, khi nói đến Lý học người ta cho rằng đó là Tượng Số Học.

    Tượng Số học bắt đầu từ Dương Hùng, đời Tây Hán, với quyển sách của ông tên là Thái Huyền, diễn ra cái hình nhi thượng học của Nho giáo. Nhưng cách lập ngôn của ông rất cầu kỳ khó hiểu, nên ít người hiểu nổi, nhưng sách ấy rất uyên thâm, trong thời nhà Hán không có sách nào hơn.

    Kinh Dịch thì lấy Âm Dương làm gốc, còn sách Thái Huyền thì lấy ba số: 1, 2, 3 làm gốc, do ảnh hưởng của Đạo Đức Kinh của Lão Tử: "Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật."

    Kinh Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, tất cả 384 hào.

    Thái Huyền có 81 thủ, mỗi thủ có 9 tán, tất cả 729 tán.

    Cái học về Tượng Số sau đó đến Ông Trần Đoàn thời Tống sơ, rồi đến Thiệu Ung tức là Thiệu Khang Tiết (1011-1077). Thiệu Khang Tiết là người có đức hậu tài cao, học rất rộng, hiểu rõ cái bí quyết của Hà đồ và Tiên Thiên Tượng Số, làm ra sách Hoàng Cực Kinh Thế.

    Hoàng Cực Kinh Thế làm theo lý thuyết của Kinh Dịch và sách Thái Huyền của Dương Hùng, gồm 60 thiên nói về Tượng Số của Trời Đất, sự biến hóa của Lý Thái Cực và Đạo của Thánh Hiền. Ông lấy những quẻ của vua Phục Hy vạch ra mà định tượng số, lập thành học thuyết.

    Cái học của Thiệu Khang Tiết rất cao siêu, người theo được phải có thiên tư đặc biệt, cho nên về sau, không có người mở rộng học thuyết nầy.

    Ở Việt Nam, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được thầy học là Cụ Lương Đắc Bằng truyền cho cuốn sách Thái Ất Thần Kinh tức là sách Thái Huyền của Dương Hùng.

    Nguyễn Bỉnh Khiêm là bực Thánh nên có thiên tư đặc biệt, học sách Thái Ất Thần Kinh, lãnh hội được những điều cao siêu về lẽ biến hóa của Trời Đất. Nhờ vậy, Trạng Trình viết ra một cuốn Sấm Ký gọi là Sấm Trạng Trình, nói về vận mệnh của nước Việt Nam từ thời đó trở về sau.

    Người Tàu lúc đó nói rằng: "An Nam lý học hữu Trình Tuyền." Nghĩa là: nước Việt Nam về Lý học thì có Ông Trình Tuyền. Trình Tuyền tức là Trình Tuyền Hầu, là tước phong của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

  • Lý Lão Quân

    Lý Lão Quân

    李老君

    Lý: Cây lý, họ Lý. Lão Quân: Đức Lão Tử.

    Lý Lão Quân là Đức Lão Tử họ Lý, là một hóa thân của Đức Thái Thượng Đạo Tổ hay Thái Thượng Đạo Quân, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Lão Quân.

    Kinh Khi Về:
    Dẩy xe trâu Côn Lôn trổi bánh,
    Lý Lão Quân mong lánh phong trần.
  • Lý sâu

    Lý sâu

    A: Profound reason.

    P: Raison profonde.

    Lý: Đường lối, lý lẽ. Sâu: sâu xa, huyền diệu.

    Lý sâu là cái lẽ sâu xa huyền diệu của Trời Đất (Đạo).

    Khai Kinh:
    Làm người rõ thấu lý sâu,
    Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh.
  • Lý tài

    Lý tài

    理財

    A: To administer the finances.

    P: Gérer les finances.

    Lý: Đường lối, lý lẽ; còn có nghĩa là sắp đặt, sửa trị. Tài: tiền bạc.

    Lý tài là tài chánh, là sắp đặt và quản trị tiền bạc.

    Kinh tế Lý tài là ngành hoạt động kinh tế và tài chánh.

    Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Nền kinh tế của mỗi nước có tương liên với quốc tế. Nền Kinh tế Lý tài vững thì quốc gia mới vững.

  • Lý Thái Bạch

    Lý Thái Bạch

    李太白

    A: Li-Tai-Pei.

    P: Li-Tai-Pei.

    Đức Lý Thái Bạch là một vị Đại Tiên Trưởng (Phật vị), thọ lịnh Đức Chí Tôn làm Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tiên giáo thời Tam Kỳ Phổ Độ, kiêm nhiệm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Giáo Tông của Đạo Cao Đài.

    Trong một kiếp giáng trần ở nước Trung Hoa, Ngài sanh năm 701 đời vua Võ Tắc Thiên (Võ Hoàng Hậu của vua Đường Cao Tông), tại huyện Xương Minh đất Tây Thục. Bà mẹ của Ngài nằm mộng thấy sao Thái Bạch (tức sao Trường Canh hay Kim Tinh) rơi vào lòng Bà mà sanh ra Lý, nên đặt tên là Lý Thái Bạch, gọi tắt là Lý Bạch.

    Lý Bạch có dung nhan đẹp đẽ, cốt cách thanh kỳ,10 tuổi đọc được sách của Bách gia chư tử, nhiều người khen là kỳ tài.

    Năm 15 tuổi, vừa học kiếm thuật vừa luyện văn chương, mở miệng thành thơ, ai nấy đều cho là Tiên tại thế, nên gọi là Lý Trích Tiên.

    Ngài thường đến Trúc Khê cùng với 5 vị là: Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Trương thúc Minh, Đào Miện, tối ngày uống rượu ngâm thơ, gọi là nhóm Trúc Khê Lục Dật.

    Lý Thái Bạch lấy hiệu là Thanh Liên Cư sĩ.

    Bản tánh thích thơ và rượu, chẳng thiết tha đến danh lợi quyền, chỉ mong du ngoạn khắp danh lam thắng cảnh.

    Năm 30 tuổi thành gia thất nhưng vẫn ôm mộng hải hồ. Nghe đồn quận Ô Trình đất Hồ Châu có thứ rượu tuyệt ngon, Ngài chẳng quản đường xa ngàn dặm, lần đến nơi, lên lầu gọi rượu uống tràn.

    Khi đó, Tư Mã Hồ Châu là Giả Diệp đi qua, nghe tiếng Lý Bạch ngâm thơ vang trên lầu, sai người hỏi xem ai?

    Lý Bạch liền đáp bằng bốn câu thơ:

    Thanh Liên Cư sĩ, Tiên trần giới,
    Quán rượu ba mươi tuổi chẳng cầu.
    Tư Mã Hồ Châu sao khéo hỏi,
    Như Lai Kim túc ấy thân sau.

    Giả Diệp nghe, giật mình hỏi:

    - Có phải Lý Trích Tiên ở đất Thục đó chăng?

    Rồi Giả Diệp ân cần mời Lý Bạch về tư dinh đàm đạo, thơ rượu suốt 10 ngày và thành thật khuyên:

    - Lấy tài cao của túc hạ thì đoạt bào tía đai xanh dễ như nhặt cọng cỏ, tại sao không đến Trường An dự khoathi sắp tới?

    Nét mặt chán chường, Lý Bạch đáp:

    - Triều chánh thối nát, kẻ khéo nịnh thì được chức lớn, người đút lót nhiều thì được đậu cao. Vì vậy, Bạch nầy lang thang bầu rượu túi thơ, tránh bực mình trước bọn khảo quan dốt nát mà cứ làm ra ta đây là Thần Thánh, nhai đi nhai lại mấy chữ sáo của cổ nhân, đóng khung tư tưởng và tình cảm, trong đáy giếng nông cạn mà cứ tưởng là mênh mông biển cả.

    Tiếc cho một tài năng quán thế mà chưa có chỗ dùng, Giả Diệp cũng rán khuyên:

    - Tuy thế, cái danh chói lọi của túc hạ ai mà không biết, cứ đến Trường An, lo gì không có người biết mình mà tiến cử.

    Lý Bạch rất cảm động với tấm chơn tình của Giả Diệp, bèn từ giã đi Trường An, Lý Bạch đến Cung Tử Cực du ngoạn thì gặp Hạ Tri Chương, quan Hàn Lâm Học Sĩ trong triều. Khi xưng tên họ thì cả hai đều mộ danh nhau. Hạ Tri Chương rước Lý Bạch về nhà kết làm anh em, thù tạc tương đắc.

    Khoa thi sắp mở, Hạ Tri Chương bảo Lý Bạch:

    - Mùa Xuân năm nay mở khoa thi, quan Chủ Khảo Nam Tỉnh là Thái Sư Dương Quốc Trung, anh ruột của Dương Quí Phi, Giám Sát là quan Thái Úy Cao Lực Sĩ. Đó là một bọn tham ô điển hình của thời đại. Hiền đệ không có vàng bạc đút lót, lại không chịu cúi lòn bọn tiểu nhân thì làm thế nào đạt được mục đích, mặc dầu văn tài của Hiền đệ xuất chúng. Tôi có quen biết hai người ấy, để tôi viết một bức thơ tiến cử Hiền đệ, may ra họ nể tình tôi mà để cho Hiền đệ có dịp thi thố sở học bình sanh của mình.

    Dương Quốc Trung xem thơ của Hạ Tri Chương liền nói với Cao Lực Sĩ:

    - Không biết Hạ Tri Chương nợ Lý Bạch bao nhiêu vàng bạc mà lại viết thơ suông cho bọn mình. Thực cái bọn thi nhân mơ mộng ấy không hiểu gì về nhơn tình thế sự. Đến ngày nhập trường thi, cứ thấy quyển nào đề tên Lý Bạch là đánh hỏng, chẳng cần biết văn hay văn dở.

    Đến ngày thi, quan Chủ Khảo ra đề. Lý Bạch xem qua, liền vẩy bút là xong bài, đem lên nộp. Dương Quốc Trung tiếp lấy xem, thấy đề tên là Lý Thái Bạch, liền loạn bút son ngang dọc, đánh rớt ngay không thương tiếc, lại còn bỉ mặt Lý Bạch:

    - Hạng thí sinh nầy chỉ đáng mài mực hầu người.

    Cao Lực Sĩ lại a dua thêm:

    - Thứ văn chương bã mía ấy chỉ đáng tháo giày xỏ tất cho người.

    Hai người nói xong truyền lính tống cổ Lý Bạch ra khỏi trường thi.

    Lý Bạch rất phẫn uất, về nhà phàn nàn với Hạ Tri Chương và thề rằng: Nếu sau nầy đắc chí sẽ bắt Thái Sư Dương Quốc Trung mài mực, Thái Úy Cao Lực Sĩ tháo giày mới hả dạ.

    Hạ Tri Chương rất ân hận, vì chẳng những không giúp được Lý Bạch mà còn làm cho hai tên tham quan nghi ngờ mà xử nhục Lý Bạch, nên hết lời an ủi khuyên lơn.

    Từ đó, Hạ Tri Chương không đá động gì tới việc thi cử, sợ khơi dậy nỗi phẫn uất của Lý Bạch. Hai người cứ uống rượu ngâm thi làm vui.

    Thời gian thấm thoát trôi qua, bỗng một hôm có Sứ Thần Phiên quốc đưa thư đến triều đình. Vua Đường Huyền Tôn (thường gọi là Đường Minh Hoàng) sai Hạ Tri Chương nhận quốc thư và tiếp đãi sứ giả. Khi mở quốc thư ra đọc thì không một ai biết đọc một chữ nào cả. Vua Đường triệu tập toàn thể các Đại Học Sĩ và triều thần để xem ai biết được thứ chữ Phiên đó. Cả triều thần đều nín lặng.

    Vua Đường Huyền Tôn nổi giận phán:

    - Trong triều có bao nhiêu người bảng vàng bia đá, mang lộc nước ơn vua, mà không ai biết tỏ lòng trung khi lâm đại sự. Chẳng lẽ bằng nầy cẩm bào hoa hốt mà không có một người học rộng biết nhiều để gánh vác việc khó cùng Trẫm hay sao? Lá thơ nầy không đọc được thì biết phúc đáp ra sao? Đến nỗi bị Phiên bang chê cười sỉ nhục thì Trẫm còn dùng các khanh làm gì! Hạn cho 6 ngày, nếu không tìm người nào đọc được Phiên thư thì Trẫm sẽ cách chức tất cả, đuổi tuốt về vườn.

    Thánh chỉ ban ra, các quan đứng lặng như phỗng đá, mặt mày tái mét, nhìn nhau ngơ ngác.

    Hạ Tri Chương làm quan Hàn Lâm Học Sĩ trở về dinh, mặt mày buồn bã, kể lại cho Lý Bạch nghe mọi việc vừa mới xảy ra ở triều đình. Lý Bạch nghe xong, thủng thỉnh nói:

    - Nếu khoa thi trước, Bạch nầy không bị bọn Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ làm nhục đánh hỏng thì triều đình hôm nay đâu bị cái nhục nầy.

    Nghe vậy, Hạ Tri Chương mừng quýnh hỏi lại:

    - Hiền đệ đọc được chữ Phiên đó hả?

    Lý Bạch hững hờ đáp:

    - Đâu có gì khó, đệ đã biết thứ chữ Phiên ấy từ nhỏ.

    Hôm sau, Hạ Tri Chương đi chầu thật sớm, đợi ba hồi chuông Cảnh Dương và trống Long Phung xong, Đường Minh Hoàng ra ngự điện, Hàn Lâm Học Sĩ Hạ Tri Chương liền tâu:

    - Muôn tâu Thánh Thượng, hiện ở nhà thần có một người bạn tên là Lý Thái Bạch, học rộng biết nhiều, có thể đọc được Phiên thư, xin Bệ hạ triệu đến.

    Minh Hoàng chuẩn tấu, sai sứ đến phủ triệu Lý Bạch.

    Lý Bạch gởi lời sứ giả về tâu: Thần là kẻ áo vải phương xa, kém tài kém đức, đâu dám phụng chiếu.

    Sứ về triều tâu lại, nhà vua hỏi Hạ Tri Chương:

    - Lý Bạch không phụng chiếu, không hiểu ý tứ ra sao?

    Hạ Tri Chương tâu bày:

    - Tâu Bệ hạ, chắc Lý Bạch nhớ cái nhục năm trước trong trường thi, bị khảo quan không xem bài mà đánh hỏng, đuổi ra khỏi trường. Nay áo vải vào triều, cái hận năm xưa vẫn còn đè nặng trong lòng con người tài hoa tuyệt thế ấy, xin Bệ hạ rộng ban cho y tất y sẽ phụng chiếu.

    Đường Minh Hoàng liền khâm tứ cho Lý Thái Bạch là Tiến Sĩ Cập Đệ, ban cho bào tía đai vàng, hốt ngà, mão gấm để Lý Bạch vào chầu cho vẻ vang, rồi sai Hạ Tri Chương mang chiếu chỉ và đồ gia ban về cho Lý Bạch. Lý Bạch vâng lời, mặc triều phục vào, đi cùng Hạ Tri Chương vào chầu vua Đường và tạ ơn Thiên tử.

    Minh Hoàng thấy Lý Bạch có phong độ khác phàm, như Thần Tiên giáng thế, nên có lòng yêu trọng, dụ rằng:

    - Nay có thư nước Phiên gởi đến, quần thần không ai hiểu được nên đặc biệt triệu khanh vào để đọc thư và trả lời cùng Phiên quốc.

    Nói rồi sai Thị thần đem thư giao cho Lý Bạch. Lý Bạch mở thư ra, cao giọng đọc trước triều đình thật lưu loát. Đại ý vua Bột Hải đòi vua Đường cống nạp cho nước Cao Ly, nếu không thì chúng khởi binh đánh chiếm.

    Minh Hoàng nghe xong cả sợ, hỏi văn võ triều thần:

    - Các quan có kế chi để chế ngự Phiên quốc?

    Hạ Tri Chương liền tâu, xin hỏi Lý Bạch, may ra có diệu kế đối phó với Phiên bang.

    Lý Bạch liền tâu:

    - Việc nầy có đáng gì để Thánh Thượng lo âu. Ngày mai, xin triệu sứ Phiên vào triều, thần sẽ đối Phiên sứ mà viết thơ phúc đáp theo tự tích của người Phiên, trong thư tỏ rõ sức mạnh của Thiên triều, đồng thời sỉ nhục chúng, rồi phủ dụ chúng, để bắt chúng phải phục tùng.

    Đường Minh Hoàng nghe vậy rất hài lòng, thấy rõ tài năng của Lý Bạch, liền phong Lý Bạch làm Hàn Lâm Học Sĩ, lại ban yến tại điện Kim Loan, truyền Lý Bạch được tự do chè chén, không cần bó buộc lễ nghi.

    Lý Bạch vui say thả cửa, say túy lúy, nhà vua phải bảo nội thị đỡ Lý Bạch vào nằm ở Thiên điện.

    Đầu canh năm hôm sau, Lý Bạch vẫn còn say, ngủ li bì. Minh Hoàng thăng điện, truyền nội thị bắt ngự trù nấu canh cá chua dã rượu, đem đến để ban cho Lý Bạch. Minh Hoàng chính tay trao đến cho Lý Bạch dùng. Bạch tạ ơn vua, dùng xong cảm thấy hết say, tinh thần sảng khoái.

    Lát sau, Sứ Thần vào chầu. Lý Bạch tay cầm Phiên thư, đứng cạnh ngự tọa, cao giọng đọc hết lá thư, không nhầm một chữ. Phiên sứ thất kinh. Lý Bạch thay lời vua, dụ rằng:

    - Nhà ngươi là sứ của một nước nhỏ, dám vô lễ với Thiên triều, Thánh Thượng lượng bể bao dung, không nỡ hỏi tội, sẽ có chiếu xuống phúc đáp cho vua nước ngươi biết đâu là phải, biết đâu là quấy, nhà ngươi cứ ở đó mà đợi lịnh.

    Minh Hoàng truyền đặt văn kỷ thất bảo cạnh ngự tọa, ban cho Lý Bạch cẩm đôn ngồi cạnh vua để thảo chiếu.

    Lý Bạch tâu:

    - Thần có một lời tâu, xin Bê hạ xá tội cuồng vọng.

    Đường Minh Hoàng liền chuẩn hứa:

    - Khanh cứ tâu bày, dù có lầm lỗi, Trẫm cũng không bắt tội.

    Lý Bạch phấn khởi tâu xin:

    - Trước thần vào thi bị Thái Sư Dương Quốc Trung và Thái Úy Cao Lực Sĩ xua đuổi. Nay thấy hai người ấy tại triều, văn khí của thần bị bế tắc. Vậy cúi xin Bệ hạ sai Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy tháo giày để thần được hùng tâm phấn khởi mà thảo chiếu thư làm cho Phiên vương phải bội phục mà triều cống.

    Minh Hoàng đã lỡ hứa, không làm sao được, đành phải chiều ý Lý Bạch. Thế là Lý Bạch trả được cái hận năm xưa, trong lòng rất hả hê khoái chí nhứt đời, ngạo nghễ ngồi trên cẩm đôn, nhìn Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy cởi giày, vểnh mặt múa bút, loáng một chốc đã xong tờ chiếu, dâng lên long án.

    Minh Hoàng thấy chữ viết trong tờ chiếu không khác chi Phiên thư, tuy không nói ra, nhưng bụng rất bằng lòng nghĩ rằng: Con người tài hoa uyên bác đến bực nầy, dù bắt Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy tháo giày, cũng không trách Trẫm được, rồi truyền Lý Bạch đọc chiếu cho Phiên sứ nghe.

    Minh Hoàng nghe đọc, văn chương trác tuyệt, ý tứ tân kỳ, tô điểm Thiên triều, hạ thị Phiên quốc, hùng tâm đởm lược, lấy làm vui sướng, truyền nội thị giao chiếu cho Phiên sứ. Phiên sứ nhận chiếu rất kinh sợ, không dám hó hé một lời, cúi đầu lạy tạ, lặng lẽ rút lui.

    Hàn Lâm Hạ Tri Chương đưa tiễn sứ Phiên ra khỏi triều. Phiên sứ hỏi:

    - Quan thảo chiếu là hạng người nào mà khiến Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy tháo giày?

    Hạ Tri Chương liền đáp:

    - Người ấy họ Lý, tên là Thái Bạch, làm quan Hàn Lâm Đại Học Sĩ, là một vị Tiên Thượng giới giáng trần để giúp Thánh triều. Thái Sư và Thái Úy bất quá chỉ là kẻ hiền ở thế gian, tất phải phụng sự bậc Thần Tiên ở Thượng giới.

    Phiên sứ ghi nhớ mọi điều, trở về Phiên bang mà tâu trình các việc.

    Phiên Vương nghe sứ trở về tâu rõ các việc, rồi mở thư ra xem thì càng thêm sợ hãi. Thiên triều có Thần Tiên xuống giúp thì bao nhiêu vọng tưởng đều tiêu tan hết, bèn truyền viết biểu xưng thần, năm năm xin triều cống.

    Nhờ đó mà Minh Hoàng rất quí trọng Lý Bạch, ban cho Lý Bạch nhiều bạc vàng châu báu, nhưng Lý Bạch đều dửng dưng từ chối.

    - Bạc vàng châu báu không phải là sở nguyện của hạ thần, xin Thánh Thượng cho làm Vô Ưu Học Sĩ, du ngoạn, thi tửu một bầu, nghênh ngang vui thú.

    Đường Minh Hoàng biết Lý Bạch là người thanh cao, không dám cưỡng ép. Từ đó, vua thường ban yến, giữ Lý Bạch ngủ lại Long điện để bàn việc chính sự trong nước.

    Một ngày kia, Lý Bạch cỡi ngựa dạo chơi nơi đường phố Trường An, bỗng thấy một bọn đao phủ dẫn chiếc tù xa, hỏi ra mới biết viên tướng chịu tội là Quách Tử Nghi ở Tinh Châu. Lý Bạch biết họ Quách là một vị tướng tài ba, cần phải cứu nạn, liền chạy đến dặn bọn đao phủ tạm dừng xử quyết, chờ Lý Bạch vào triều trần tấu.

    Lý Bạch liền bay ngựa vào triều, yết kiến Minh Hoàng, cầu xin một đạo chỉ ân xá, rồi lại bay ngựa trở lại pháp trường, tuyên đọc chiếu ân xá Quách Tử Nghi và khuyến nhủ nên ráng sức đái công chuộc tội.

    Quách Tử Nghi lạy tạ ơn cứu mạng, rồi hỏi họ tên, được biết người vừa cứu mình là Lý Bạch.

    Dương Quí Phi là em ruột của Dương Thái Sư, thấy Minh Hoàng quá yêu Lý Bạch, thì đem lòng ghen ghét, thường tâu chê bai Lý Bạch kiêu ngạo, không giữ đúng lễ quân thần.

    Nghe Dương Quí Phi nói vậy, Đường Minh Hoàng không triệu Lý Bạch vào cung yến tiệc, mà cũng không giữ lại trong cung để bàn việc nước. Lý Bạch thấy vậy biết ngay rằng bọn Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ hiệp cùng Dương Quí Phi gièm pha với vua để tìm cách báo thù Lý Bạch.

    Mấy lần Lý Bạch tâu vua xin đi du ngoạn, nhưng vua Đường vẫn giữ lại không cho đi. Lý Bạch chỉ biết cùng bảy người bạn thân cùng nhau thơ rượu, chén tạc chén thù, ngâm thơ đàn hát, vui thú tháng ngày, nổi danh là ẨM TRUNG BÁT TIÊN, gồm: Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Lý Thích Chi, Nhữ Vương Dương Tiến, Thôi Tông Chi, Tô Tấn, Trương Húc, và Tiêu Toại.

    Một ngày kia, Đường Minh Hoàng triệu Lý Bạch vào cung để phóng thích con phượng hoàng về nơi cỏ nội mây ngàn, non xanh nước biếc.

    - Trẫm thấy khanh tánh tình cao khiết, không thích ràng buộc chốn quan trường, nên Trẫm tạm cho khanh về quê vui thú, khanh có cần thứ gì, Trẫm sẽ ban cấp.

    Lý Bạch liền quì tâu:

    - Tâu Bệ hạ, thần cảm đội ơn đức của Bệhạ, thần không cần gì ngoài một ít tiền để mua rượu, thơ rượu là nguyện vọng.

    Đường Minh Hoàng liền ban cho Lý Bạch một tấm Kim Bài, trên đó khắc chữ ngự phê vào một mặt: "Lý Bạch là Thiên hạ Vô Ưu Học Sĩ, đến đâu uống rượu thì công khố phải chi tiền, Phủ cấp ngàn quan, Huyện cấp năm trăm. Văn Võ quân dân ai thất kính sẽ bị khép tội không tuân chiếu."

    Nhà vua lại ban cho ngàn lạng vàng, bào gấm đai ngọc, yên vàng ngựa quí, và 12 người tùy tùng theo hầu Lý Bạch. Lý Bạch tạ ơn ông vua tri kỷ, rồi từ tạ. Minh Hoàng thân cắm hai đóa hoa vàng lên mũ của Lý Bạch, thân tiễn ba chung ngự tửu, truyền nội thị đỡ Lý Bạch lên ngựa ngay trước ngai vàng để đi ra khỏi triều môn. Đó là một ân huệ chưa từng có của thời phong kiến. Đường Minh Hoàng bùi ngùi trông theo bóng của Lý Bạch đến khuất mới lui vào trong nội điện.

    Trăm quan đưa rượu tiễn hành đến ngoài mười dặm. Hạ Tri Chương và sáu bạn nữa đưa tiễn rượu thơ đến ngoài trăm dặm, viết mấy trăm bài thi, đưa tiễn suốt ba ngày mà vẫn chưa nỡ dứt tình tri kỷ. Hạ Tri Chương là người buồn nhứt vì yêu Lý Bạch nhứt.

    Lý Bạch về đến đất Thục, bạn bè quan viên hay tin đều đến thăm, thơ rượu xướng họa vui say. Hứa Phu nhân đón Lý Bạch, hân hoan nối lại khúc cầm đài của giai nhân và danh sĩ.

    Sau nửa năm sống ở quê nhà, Lý Bạch lại động lòng bốn phương, liền nói với vợ là muốn đi du ngoạn sơn thủy. Hứa Phu nhân rất buồn thảm, đau đớn nỗi chia ly, nhưng phải cố làm vui để tiễn chàng thi sĩ.

    Lần nầy, Lý Bạch không xênh xang trào phục, mà giả trang theo hàng Nho sĩ nghèo, dắt theo một đứa tiểu đồng, cỡi một con lừa tai vểnh để nghe thơ rượu ngâm vịnh dọc đường.

    Ngày kia đi đến huyện Hoa Âm, dân chúng than thở quan Huyện hà khắc nhũng lạm thối nát. Lý Bạch có ý cảnh tỉnh quan Huyện, liền cho lừa nghênh ngang thẳng vào Huyện đường, vói tay đánh 3 hồi trống, làm như không biết có Huyện quan đang xét việc trên công đường. Huyện quan nghe trống, nhìn ra thấy một người đang cỡi lừa thì giận lắm, sai lính lệ ra lôi cổ tống giam vào ngục và bắt khai cung. Ngục quan sai quăng giấy bút vào cho Lý Bạch khai, nếu không khai sẽ đánh cho một trận.

    Lý Bạch cười, lượm giấy bút viết luôn: "Người khai cung là Lý Bạch, quê ở Cẩm Châu, Hàn Lâm Học Sĩ, say rượu thảo hồi thơ, sứ Phiên sợ thất phách, Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy cổi giày, Kim Loan làm điện ngủ, thanh danh khét bốn phương, trước sân rồng lên ngựa, giữa huyện Hoa Âm, các ngươi là thứ gì mà không cho ta cỡi lừa?"

    Ngục quan xem xong, hồn bay phách rụng, khấu đầu lạy Lý Bạch như tế sao, cầu xin tha tội. Lý Bạch cười bảo:

    - Việc nầy không can hệ gì đến ngươi, hãy gọi quan Huyện tới đây nói rằng ta phụng chỉ tra xét tội tham nhũng của bọn ngươi.

    Ngục quan vội vàng mang tờ cung lên quan Huyện, thuật lại lời Lý Bạch. Tri Huyện hoảng sợ hết vía, chạy bay vào ngục, lạy van Lý Bạch, thỉnh Lý Bạch lên công đường để được nghe lời giáo huấn.

    Chờ các quan hành lễ xong, Lý Bạch móc Kim Bài của vua ban, đặt lên bàn, cho các quan trong huyện xem rồi phủ dụ:

    - Lũ các ngươi ăn lộc nước, chịu ơn vua, tại sao còn vơ vét tài sản của dân, nếu không hối cải, ta theo Kim Bài mà xử đoán, các ngươi sẽ bị xử trảm cả lũ.

    Quan Huyện lạy như tế sao, nhận tội và xin khoan dung, hứa trở thành một vị quan thanh liêm gương mẫu.

    Tin nầy đồn đại ra khắp nơi, các quan địa phương khác đều tin là vua Huyền Tôn sai Lý Bạch đi các nơi tuần sát các quan, thăm hỏi dân tình, nên đều lo sợ, không dám làm điều bạo ngược với dân chúng.

    Nói về giặc An Lộc Sơn nổi lên đánh vào kinh đô làm vua Đường Huyền Tôn phải bỏ chạy vào đất Thục; còn Thái Tử Lý Hanh được quần thần thuyết phục ở lại chiêu tập binh mã đánh lại An Lộc Sơn.

    Thái Tử đến Linh Vũ rồi đưa hịch đi khắp nơi, thu thập những người trung nghĩa, tích thảo đồn lương, chuẩn bị phản công An Lộc Sơn. Các quan đồng tâu xin Thái Tử lên ngôi Hoàng Đế. Thái Tử bằng lòng, lên ngôi tại Linh Vũ, lấy hiệu là Túc Tôn, niên hiệu Chí Đức, tôn vua Huyền Tôn làm Thái Thượng Hoàng, tất cả các quan đều được thăng trật.

    Túc Tôn định dâng biểu cho Huyền Tôn thì chiếu của vua Huyền Tôn vừa tới, phong Thái Tử làm Đại Nguyên Soái, cầm binh đánh dẹp giặc An Lộc Sơn.

    Cuộc lên ngôi của Túc Tôn khi chưa có chiếu chỉ của vua cha bị nhiều người cho là bất hợp pháp, có nhà Nho lại nói: Nhân lúc khốn đốn, con cướp ngôi cha.

    Lúc đó, Vĩnh Vương Lý Lân (em của Thái tử Lý Hanh) đang trấn ở Giang Lăng thấy vậy không phục, nói rằng: Thái Tử tự ý lên ngôi khi chưa có chiếu chỉ của Phụ Hoàng, thì ta đây cũng có quyền lên ngôi. Cả vùng Giang Lăng rộng lớn và trù phú thế nầy, sao ta không mưu lấy nghiệp riêng?

    Nói rồi, Lý Lân lên ngôi làm vua ở Giang Lăng, lập triều đình riêng, mở cửa chiêu hiền đãi sĩ.

    Nghe tin Lý Bạch là danh sĩ đang ẩn cư tại Lư Sơn, Lý Lân cho sứ giả đến mời. Lý Bạch nói:

    - Ta đã được vua Huyền Tôn phong làm Hàn Lâm Học Sĩ, Dương Thái Sư mài mực, Cao Thái Úy cổi giày cho ta, say rượu ngủ tại Kim Loan điện, lên ngựa trước ngai vàng, đi uống rượu thì quan Phủ , Huyện phải trả tiền, danh vọng đến thế mà ta còn không màng, huống chi ra làm mưu thần cho một tên phản loạn triều đình.

    Nói xong, Lý Bạch đuổi sứ giả về.

    Lý Lân liền cho quân lính đến bắt cóc Lý Bạch đưa về Giang Lăng, chiêu dụ nhiều lần nhưng Lý Bạch nhứt định thà chịu chết chớ không nhận làm quan cho Lý Lân. Lý Lân tức giận, đem Lý Bạch giam vào ngục Tần Dương.

    Vua Túc Tôn, dẹp yên được giặc An Lộc Sơn, liền sai Hoài Nam Tiết Độ Sứ Cao Thích và Phó Sứ Lý Thành Vũ kéo quân đi hỏi tội Lý Lân ở Giang Lăng. Vĩnh Vương Lý Lân đại bại nên phải tự tử, còn Lý Bạch ở trong nhà ngục Tần Dương bị bắt giải về triều. Vua Túc Tôn định xử tội Lý Bạch, thì Phó soái Quách Tử Nghi vội viết biểu tâu rằng:

    "Lý Bạch là đại tài tử, lại là người có phẩm cách tuyệt vời. Xưa Thượng Hoàng từng ban yến mời Lý Học Sĩ ra làm quan, mấy lần Lý Bạch đều từ chối. Nay Lý Lân tiếm xưng, cho người đi bắt Lý Học Sĩ ép buộc làm quan, nhưng Lý Học Sĩ cương quyết từ chối, nên bị Lý Lân bắt giam tại ngục Tần Dương. Thần nguyện đem tánh mạng của dòng họ nhà thần trên 100 người ra để bảo đảm việc nầy. Xin Bệ hạ đừng giết oan một người tài giỏi và trung hậu như Lý Học Sĩ."

    Vua Túc Tôn cho pháp ty tra xét thì quả đúng như lời tâu của Quách Tử Nghi, nên Túc Tôn tha cho Lý Bạch.

    Sau đó, vua Túc Tôn đi rước Thái Thượng Hoàng Đường Huyền Tôn nơi đất Thục trở về kinh đô Tràng An.

    Thượng Hoàng nói với Túc Tôn:

    - Hai tướng Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật đều có công lớn, nhưng công của Quách thì lớn hơn Lý nhiều. Việc thất bại vừa rồi không phải lỗi của Quách Tử Nghi mà bởi Quách Tử Nghi không được trọn quyền quyết định.

    Túc Tôn vâng mệnh, nên về sau phong thưởng cho Lý Quang Bật làm Thái Úy Trung Thư Lệnh, còn Quách Tử Nghi làm Phàn Dương Vương. Nhân đó, Thượng Hoàng nói:

    - Bây giờ, mới biết Lý Bạch có con mắt tinh đời: Chỉ có anh hùng mới biết anh hùng! Nếu Lý Bạch không cứu Quách Tử Nghi lúc đó thì ai cứu được nhà Đường buổi nay? Nói đúng hơn là Lý Bạch đã cứu nhà Đường ta đó.

    Vua Túc Tôn nghe Thượng Hoàng nói thế thì lấy làm ân hận vì đã đối xử không tốt với Lý Bạch.

    Sau vụ Lý Lân, Lý Bạch càng chán nãn sự đời. Từ đó, Lý Bạch thả một lá thuyền cùng bầu rượu túi thơ, du ngoạn Động Đình Hồ.

    Một đêm trăng sáng tuyệt vời, thuyền đến ven sông Thái Trạch, khung cảnh huyền ảo, Lý Bạch ngồi lặng đầu thuyền, nhấp chén men say, hồn lâng lâng như bay bổng. Từ không trung có tiếng nhạc đưa đến, một con cá kình lớn nổi lên, Tiên đồng hiện ra giữa Trời, cầm phướn đến trước Lý Bạch, thưa: "Phụng lịnh Thượng Đế, xin rước Tinh Quân trở về ngôi cũ."

    Quan địa phương dâng biểu về triều, báo cáo sự việc Lý Thái Bạch thoát trần về Tiên.

    Năm đó là năm 762, Lý Thái Bạch thọ 61 tuổi. Vua Đường Túc Tôn dạy lập đền thờ tại bờ sông đề là "Lý Trích Tiên Từ", ghi ngày kỷ niệm thoát trần, hằng năm cúng tế.

    Đức Lý Thái Bạch có giáng cơ cho một bài thi tóm tắt cuộc đời của Ngài như sau:

    LÝ BẠCH (Noel 1925)
    Đường trào hạ thế hưởng Tam quan,
    Chẳng vị công danh, chỉ hưởng nhàn.
    Ly rượu trăm thi, lời vẫn nhắc,
    Tánh Tiên muôn kiếp, vốn chưa tàn.
    Một bầu phong nguyệt say ngơ ngáo,
    Đầy túi thi văn đổ chứa chan.
    Bồng đảo còn mơ khi bút múa,
    Tả lòng thế sự vẽ giang san.
    (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)

    Đức Lý Thái Bạch giáng cơ cho biết quyền hành của Ngài mà Đức Chí Tôn đã giao trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ qua bài thơ sau đây:

    Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch,
    Hiện Kim Tinh trọng trách Linh Tiêu.
    Quyền năng vưng thuở Thiên triều,
    Càn Khôn Thế giới dắt dìu Tinh Quân.
    Tinh Quân thọ sắc thuở Phong Thần,
    Cho đến Đường triều mới biến thân.
    Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế,
    Trường Canh Trích Tử đến thăm trần.
    Động Đình thi rượu đong muôn đấu,
    Bồng Đảo câu Tiên nắm một cần.
    Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế,
    Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân.
    LÝ THÁI BẠCH